Doanh nghiệp chưa chủ động tận dụng lợi ích từ cơ chế doanh nghiệp ưu tiên
Đề xuất kéo dài thời gian công nhận doanh nghiệp ưu tiên từ 3 lên 5 năm | |
Tổng cục Hải quan lắng nghe ý kiến về chương trình "Doanh nghiệp ưu tiên" |
Ông Bùi Ngọc Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Dịch vụ Tư vấn Thuế và Hải quan. |
Xin ông cho biết những lợi ích cơ bản của cơ chế doanh nghiệp ưu tiên hiện nay?
Theo khung tiêu chuẩn SAFE về đảm bảo và tạo thuận lợi thương mại toàn cầu của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), những lợi ích của cơ chế DN ưu tiên được chia thành 2 nhóm. Thứ nhất là nhóm các lợi ích chung bao gồm các chính sách giảm thiểu thủ tục hành chính, giảm thời gian giao nhận, lưu kho hàng hóa, ưu tiên trong tiếp cận thông tin và trao đổi với chính phủ và các cơ quan… Thứ hai là nhóm các lợi ích cụ thể cho từng bên trong giao dịch XNK bao gồm người XK, người NK, đơn vị cung cấp dịch vụ kho bãi, đơn vị cung cấp dịch vụ logistics...
Quy định về DN ưu tiên hiện hành đã đưa ra một số lợi ích chung như miễn kiểm tra chứng từ, miễn kiểm tra thực tế hàng hoá trong quá trình làm thủ tục hải quan, thông quan bằng tờ khai chưa hoàn chỉnh, các lợi ích về thời hạn nộp hồ sơ hải quan, xử lý nộp thuế...
Đánh giá của ông về cơ chế DN ưu tiên đang được áp dụng tại Việt Nam, những tác động tích cực cụ thể của cơ chế này tới hoạt động của DN?
Theo đánh giá của Deloitte, dù còn nhiều không gian chính sách được yêu cầu để bổ sung lợi ích cho DN ưu tiên trong thời gian tới, nhưng cơ chế hiện nay đã giúp đơn giản hóa quy trình, tiết kiệm thời gian làm thủ tục hải quan, mang lại lợi ích không nhỏ về quản lý dòng tiền, cắt giảm đáng kể chi phí logistics, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động kinh doanh, XNK hàng hoá của các DN.
Cơ chế ưu tiên có thể xem là một trong những phương án khả thi để cắt giảm chi phí, tăng cường hiệu quả chuỗi cung ứng, đặc biệt đối với các DN trung bình và lớn trước tình hình Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Ở thời điểm hiện tại, các điều kiện quy định áp dụng cho DN ưu tiên vẫn còn tương đối mở, các DN nếu thỏa mãn điều kiện về kim ngạch XNK sẽ có cơ hội rất lớn để áp dụng được cơ chế này.
Ngoài ra, khi được công nhận là DN ưu tiên, DN sẽ được tham gia vào cộng đồng DN ưu tiên. Đây là tập hợp của những DN, tổ chức có quy mô hàng đầu tại Việt Nam, và có ảnh hưởng lớn tới tình hình kinh tế - xã hội tại nhiều địa phương. Tham gia vào cộng đồng này sẽ giúp các DN có cơ hội hợp tác kinh doanh, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn về quản lý DN và hoạt động XNK, đóng góp vào quá trình xây dựng và điều chỉnh chính sách quản lý, trong đó có chính sách về thuế XNK và thủ tục hải quan.
Về thương mại quốc tế, cơ chế DN ưu tiên có thể coi như một chứng chỉ đảm bảo về độ tin cậy, năng lực kinh tế, và tính tuân thủ pháp luật của DN. Trong thời gian tới khi Việt Nam áp dụng Thỏa thuận Công nhận Lẫn nhau (MRA) với các nước như Hàn Quốc, ASEAN, DN ưu tiên của Việt Nam có thể tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế khi được tiếp cận gần hơn, nhanh hơn với nhiều khách hàng mới và tiềm năng tại các nước đối tác.
Là cơ chế rất ưu việt, tuy nhiên, theo đánh giá, số lượng DN ưu tiên tại Việt Nam vẫn khá khiêm tốn, theo ông lí do vì sao?
Không thể phủ nhận những lợi ích do cơ chế này đem lại, nhưng số lượng DN ưu tiên ở Việt Nam vẫn chỉ khiêm tốn dừng ở mức 2 chữ số (hơn 70 DN) sau hơn 10 năm triển khai. Phần lớn trong số đó là các DN FDI có kim ngạch XNK cao. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các DN chưa nắm rõ quy định, chưa có cơ hội kiểm chứng những lợi ích.
Bên cạnh đó, điều kiện áp dụng DN ưu tiên được quy định tại Thông tư 72/2015/TT-BTC (Thông tư 72) và Thông tư 07/2020/TT-BTC vẫn còn nhiều điểm cần cụ thể hơn, tạo điều kiện cho DN trong việc đánh giá khả năng đáp ứng các điều kiện. Ví dụ, Thông tư 72 quy định cụ thể về kim ngạch XNK, nhưng lại chưa có hướng dẫn chi tiết về phương pháp tính. Điều này khiến một số DN với kim ngạch XNK ước tính xấp xỉ ở ngưỡng quy định có quan ngại về việc thỏa mãn điều kiện. Trải qua 6 năm thực thi, Thông tư 72 dần bộc lộ những điểm thiếu và chưa đạt được mục tiêu hỗ trợ cũng như tạo thuận lợi thương mại của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan. Dù phần nào phản ánh được các nội dung trọng yếu theo Khung tiêu chuẩn SAFE của WCO về tạo thuận lợi thương mại quốc tế, nhưng vẫn tồn tại chênh lệch giữa những quy định về lợi ích đối với cơ chế DN ưu tiên tại Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Ông có khuyến nghị gì để số DN được hưởng cơ chế DN ưu tiên tại Việt Nam sẽ đông đảo hơn trong thời gian tới?
Hiện nay, Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan xem xét sửa đổi Nghị định 08/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hải quan cho phù hợp với thực tiễn các giao dịch và hoạt động của DN, trong đó có những nội dung liên quan tới DN ưu tiên.
Có thể thấy hiện nay nhiều DN đủ điều kiện nhưng chưa chủ động tìm hiểu, tận dụng các lợi ích từ cơ chế DN ưu tiên, thậm chí một số DN có tâm lý chờ đợi sự thay đổi của hành lang pháp lý. Trong tương lai gần, lợi ích từ cơ chế DN ưu tiên có thể sẽ rõ ràng và phổ cập hơn, nhưng đồng thời, điều kiện áp dụng cũng có thể sẽ tiệm cận hơn với thông lệ quốc tế. Nói cách khác số lượng tiêu chí sẽ tăng lên cùng với mức độ “khó” của tiêu chí. Bằng chứng là cơ quan Hải quan đã đình chỉ thực hiện chế độ ưu tiên của một số DN ưu tiên trong 2-3 năm gần đây, sau khi xác định DN không đáp ứng được các điều kiện quy định.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
11:27 | 08/11/2024 An ninh XNK
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
11:28 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thích ứng chính sách và tăng tốc chuyển đổi số trong quản lý thuế, hải quan
20:39 | 07/11/2024 Tài chính
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
18:43 | 08/11/2024 Hải quan
Tổng cục Hải quan ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của Hiệp hội Logistics Việt Nam
18:16 | 08/11/2024 Hải quan
Cần đưa quy định xuất nhập khẩu tại chỗ về đúng bản chất của thực tiễn
16:35 | 08/11/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Trị: Thu từ than đá nhập khẩu giảm mạnh
08:29 | 08/11/2024 Hải quan
Hải quan Hải Phòng giải quyết thủ tục hơn 250 nghìn tờ khai trong tháng 10
20:56 | 07/11/2024 Hải quan
Tổng cục Hải quan lấy ý kiến về Đề án Cửa khẩu số
21:47 | 06/11/2024 Hải quan
Hàng hóa xuất nhập khẩu qua Hải quan Hải Phòng tăng mạnh
14:10 | 06/11/2024 Hải quan
Hải quan Hòn Gai về đích sớm nhiều chỉ tiêu năm 2024
09:15 | 06/11/2024 Hải quan
Nỗ lực thu thuế xuất nhập khẩu trước tác động từ FTA
08:21 | 06/11/2024 Hải quan
Hải quan Nghệ An: Thu ngân sách vượt thách thức sớm về đích
14:15 | 05/11/2024 Hải quan
Ngành Hải quan đặt mục tiêu chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2015
14:00 | 05/11/2024 Hải quan
Ngành Hải quan triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2024
16:10 | 04/11/2024 Hải quan
Chấm dứt Đề án thí điểm nhập khẩu dược liệu qua cửa khẩu Chi Ma
15:24 | 04/11/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK