Doanh nghiệp cần cập nhật và tuân thủ đầy đủ quy định về phòng vệ thương mại
Kiện phòng vệ thương mại tăng nhanh, hàng Việt đối mặt 207 vụ việc | |
Gia tăng rào cản phòng vệ thương mại | |
Lần đầu tiên mật ong Việt có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại |
Bà Phạm Châu Giang, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) |
Thời gian qua, không ít thị trường đã khởi xướng điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại với hàng hoá Việt Nam. Điều này gây ra những khó khăn như thế nào với các DN XK của Việt Nam, thưa bà?
Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam): DN cần chủ động nâng cao năng lực ứng phó với kiện phòng vệ thương mại Thời gian gần đây, các vụ kiện phòng vệ thương mại không chỉ xuất hiện ở các thị trường XK lớn mà cả thị trường XK không lớn lắm; không chỉ mặt hàng Việt Nam có thế mạnh mà ngay cả những mặt hàng mới tìm được con đường XK, thấy tiềm năng XK đã bắt đầu là đối tượng của những vụ kiện phòng vệ thương mại. Những ngành hàng trước đây chưa từng bị kiện giờ cũng bị kiện. Đó là thách thức không nhỏ. Trong khi đó, nhận thức, sự chuẩn bị của DN để ứng phó với kiện phòng vệ thương mại ở nhiều lĩnh vực, trong nhiều trường hợp là chưa đủ. Để đối phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại, DN cần có sự chuẩn bị tốt về mặt kỹ thuật. Những sự chuẩn bị này thường diễn ra từ trước chứ không phải khi vụ kiện xảy ra. DN cần chủ động tìm hiểu nâng cao năng lực của chính mình khi nguy cơ luôn thường trực xảy ra ở các thị trường nước ngoài. Uyển Như (ghi) |
Khi có các nước điều tra hàng hoá Việt Nam có khả năng gian lận xuất xứ để lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại sẽ gây ảnh hưởng tới uy tín chung của hàng hoá XK, không chỉ trong một ngành mà trong nhiều ngành, không chỉ XK sang một thị trường mà nhiều thị trường khác nhau. Ví dụ như, Cục Phòng vệ thương mại đã thấy có vụ việc Hoa Kỳ nghi ngờ hàng hoá Việt Nam lẩn tránh biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng này, ngay lập tức nhiều quốc gia khác đã liên hệ với Việt Nam, theo dõi có khả năng điều tra với mặt hàng tương tự.
Điểm thứ hai ảnh hưởng tới DN là ngay khi nước ngoài khởi xướng điều tra, dù chưa kết luận gì thì DN cũng hầu như bị mất thị trường XK. Đó là bởi, các nước lo sợ việc bị áp thuế ở bất kỳ thời điểm nào hoặc áp thuế hồi tố lại từ thời điểm điều tra.
Với rất nhiều DN Việt Nam, Cục Phòng vệ thương mại đã đi xem xét, khảo sát, làm việc kỹ và thấy rằng DN không phải lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài. Tuy nhiên, DN lại không đủ nguồn lực cả về nhân lực, tài chính, thời gian để hợp tác với cơ quan điều tra nước ngoài chứng minh được mình không lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.
Trên thực tế, có nhiều hành vi của DN là hành vi thương mại thông thường. Trước đây DN đã làm như vậy và sau này vẫn làm như vậy. Tuy nhiên, trong pháp luật của một số quốc gia như Hoa Kỳ, EU, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil…, họ định nghĩa đó là hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại dù chủ đích của DN không phải là lẩn tránh.
Khó khăn nữa cho DN là đến thời điểm hiện tại, Trung tâm Thương mại thế giới (WTO) chưa có quy định cụ thể nào về các biện pháp lẩn tránh phòng vệ thương mại, dẫn tới các nước hơi tuỳ tiện trong việc đưa ra quy định riêng của mình, thông qua các quy định đó để tăng cường, lạm dụng bảo hộ sản xuất trong nước. Đó cũng là thiệt thòi cho những nước hướng về XK như Việt Nam.
Suốt thời gian qua, việc các DN nước ngoài là nguyên đơn yêu cầu cơ quan chức năng khởi xướng điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với hàng hoá NK từ Việt Nam diễn ra khá phổ biến. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, DN Việt dường như có phần e dè. Xin bà phân tích kỹ hơn ở góc độ này?
Để áp dụng được biện pháp phòng vệ thương mại với hàng hoá NK vào Việt Nam không đơn giản, cần có những điều kiện nhất định. Ví dụ, phải chứng minh hàng NK đang gia tăng ồ ạt, chứng minh hàng NK có bán giá phá, có được trợ cấp. Trường hợp ngược lại, nếu không có lý do gì mà Việt Nam vẫn áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thì sẽ phải trả giá rất đắt.
Thực tế, phòng vệ thương mại là một biện pháp kỹ thuật được áp dụng với những điều kiện rất nghiêm khắc của WTO. Tôi nghĩ đó là lý do mà nhiều DN né tránh hay ngại áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Nguyên nhân lớn nhất là do năng lực pháp lý của DN Việt Nam. Ở nước ngoài, đa số DN có bộ phận pháp lý riêng, thậm chí có những hãng luật riêng để chuyên tư vấn vấn đề phòng vệ thương mại. Trong khi đó tại Việt Nam, để giảm chi phí trong kinh doanh, đa số DN không quan tâm đến biện pháp này cho đến khi va vấp thực tế. Đôi khi đến khi DN va vấp thực tế, cần tìm hiểu thông tin thì đã là hơi muộn.
Cục Phòng vệ thương mại gặp rất nhiều trường hợp DN tìm đến Cục đề nghị áp dụng ngay biện pháp phòng vệ thương mại vì DN trong nước không cạnh tranh được với hàng NK. Tuy nhiên, sau khi phân tích thì Cục cho DN thấy rằng, với ngành sản xuất này không đủ để áp dụng phòng vệ thương mại.
Ngược lai, Cục cũng chứng kiến một số ngành sản xuất có đầy đủ cơ sở về kỹ thuật để có thể áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Tuy nhiên, các DN đến cuối cùng lại không nộp được bộ hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại hoàn chỉnh. Tôi nghĩ rằng, năng lực pháp lý và sự đồng lòng của DN là 2 yếu tố then chốt, đến thời điểm này đó có thể coi là điểm yếu của các DN Việt Nam.
Theo bà, thời gian tới, các DN sản xuất, XK của Việt Nam cần tăng cường tính chủ động như thế nào để có thể ứng phó tốt nhất với các vụ kiện phòng vệ thương mại cũng như gia tăng tính cạnh tranh tại thị trường nội địa?
Với DN XK, việc đầu tiên là DN phải đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật của Việt Nam cũng như thị trường mà DN XK. Quy định đó đôi khi thay đổi liên tục, DN cần chú ý cập nhật. Trên góc độ của cơ quan phòng vệ thương mại, khi có bất kỳ nước nào thay đổi quy định về phòng vệ thương mại, thậm chí kể cả thay đổi nhỏ, Cục Phòng vệ thương mại luôn luôn đăng tải thông tin, gửi thông báo cho các hiệp hội để hiệp hội khuyến cáo cho DN khi XK sang thị trường cụ thể với mặt hàng cụ thể cần lưu ý gì với các biện pháp phòng vệ thương mại.
Ngoài ra, điều thứ hai là DN phải xem xét giá cả của mình. DN không nên trạnh tranh mạnh về giá, tăng XK bằng mọi cách. Vì mọi sự cạnh tranh về giá lớn, tăng XK “nóng” trong thời gian ngắn đều dẫn đến hậu quả là bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
Điều thứ ba DN phải lưu ý là, khi bị nước ngoài điều tra phòng vệ thương mại, cần xác định rõ việc phòng vệ thương mại chỉ là một biện pháp kỹ thuật chứ không phải là rào cản mà DN không thể vượt qua; luôn giữ liên hệ với Cục Phòng vệ thương mại. Có nhiều vụ việc, Cục nhận thấy DN không để ý đến biện pháp phòng vệ thương mại cho đến khi có lệnh áp thuế.
Ở chiều ngược lại, với các DN sản xuất trong nước cũng cần theo dõi thị trường khi gặp khó khăn cạnh tranh với hàng hoá NK trong yếu tố giá của hàng NK rất thấp, có thể đến trao đổi với Cục Phòng vệ thương mại. Bộ Công Thương có hệ thống thương vụ ở khắp nơi trên thế giới, có thể tìm hiểu thông tin xem việc giá thấp đó là do hàng hoá bán phá giá vào thị trường Việt Nam khi giá của họ tại thị trường nội địa vẫn cao hay mặt hàng đó ở nước XK có chính sách hỗ trợ đặc biệt. Khi phát hiện dấu hiệu như vậy, Cục Phòng vệ thương mại luôn sẵn sàng tư vấn cho ngành sản xuất trong nước trong việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước, bảo vệ công ăn việc làm của người lao động.
Xin cảm ơn bà!
Tin liên quan
Giá xăng đồng loạt tăng từ 15 giờ ngày 7/11
15:25 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan cần chuyển mình theo thương mại điện tử xuyên biên giới
08:15 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Nắm bắt cơ hội để "chen chân" thay thế nhà cung cấp hàng hoá cho EU
17:49 | 01/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
13:58 | 08/11/2024 Kinh tế
Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước
08:27 | 08/11/2024 Kinh tế
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
TP Hồ Chí Minh “tiếp sức” doanh nghiệp công nghiệp và logistics
40 doanh nghiệp Việt mang hàng sang Thái Lan tìm đối tác
Cần đưa quy định xuất nhập khẩu tại chỗ về đúng bản chất của thực tiễn
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK