Doanh nghiệp bảo vệ sản xuất trong khi chờ vắc xin
Công ty TNHH Bao bì Phúc Thịnh (Nhà Bè) thực hiện việc chia ca, giãn cách để phòng chống dịch, duy trì ổn định sản xuất. Ảnh: Trọng Hoàng |
Nhu cầu cấp bách về vắc xin
Làn sóng Covid-19 lần thứ 4, tiếp tục ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Tính đến ngày 16/6, trên địa bàn TPHCM đã có 6 nhà máy với gần 3.000 công nhân thuộc các khu công nghiệp ở quận Bình Tân, huyện Bình Chánh và Củ Chi, bị phong tỏa do ghi nhận nhiều ca Covid-19. Hiện một số nhà máy lớn tại TPHCM cho công nhân nghỉ việc, tạm ngừng sản xuất một phần do lao động nhiễm Covid-19 như Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam (56.000 lao động), quận Bình Tân và Công ty TNHH Việt Nam Samho (10.000 lao động) ở huyện Củ Chi.
TPHCM hiện có 1,6 triệu công nhân và lao động, trong đó riêng 17 khu công nghiệp, khu chế xuất và một khu công nghệ cao hơn 320.000 người. Môi trường làm việc ở nhà máy được đánh giá là khép kín, đông người... dịch khi xuất hiện dễ bùng phát, khó kiểm soát, ảnh hưởng lớn tới sản xuất và người lao động.
Ông Nguyễn Đặng Hiến, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực thực phẩm TPHCM cho biết, chi phí vệ sinh an toàn phòng dịch của doanh nghiệp tăng rất mạnh. Nhưng dù có nhiều biện pháp an toàn, DN vẫn lo lắng, làm sao bảo toàn lực lượng lao động, nên các giải pháp duy nhất hiện nay là tiêm vắc xin cho người lao động.
Tương tự, ông Đỗ Phước Tống, Chủ tịch Hội Cơ khí - Điện TPHCM cũng cho rằng, chỉ có giải pháp vắc xin mới giải quyết được các vấn đề sản xuất hiện nay. Bởi tất cả giải pháp khác về hỗ trợ vốn vay, giảm thuế... vẫn không thể cứu được doanh nghiệp, vì hoạt động sản xuất sẽ ngưng trệ sản xuất nếu xưởng sản xuất xuất hiện các ca F lây nhiễm.
Mặt khác, theo Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM, hiện nhiều quốc gia phát triển, những thị trường quan trọng như Mỹ, châu Âu… đang dần đạt miễn dịch xã hội, kinh tế đang mở cửa, thị trường có nhiều cơ hội cho DN Việt Nam và TPHCM, nhưng hiện DN Việt Nam vẫn chưa tiếp cận được vắc xin tiêm phòng cho công nhân, người lao động. Đây có thể sẽ làm ảnh hưởng tới cơ hội gia nhập thị trường, sức cạnh tranh của DN do bị chậm chân trên các thị trường nước ngoài, quan hệ làm ăn với các đối tác. Theo đó, để doanh nghiệp duy trì ổn định sản xuất cũng như tận dụng được những cơ hội, đối tượng các doanh nhân, công nhân, người lao động cần được ưu tiên tiếp cận vắc xin.
Không để đứt gãy chuỗi sản xuất
Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng hiện một số DN dù đã phát hiện công nhân dương tính với Covid-19 cũng chỉ tạm thời ngưng hoạt động trong ít giờ nhằm tổ chức, sắp xếp lại trên tinh thần thu hẹp phạm vi, khoanh vùng cách ly, hạn chế thấp nhất việc ảnh hưởng đến sản xuất. Đặc biệt, không để đứt gãy chuỗi sản xuất khi các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam nhờ đòn bẩy của vắc xin đang phục hồi, mở cửa trở lại.
Ghi nhận tại Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam, hiện việc sản xuất vẫn đang được duy trì. Để đảm bảo phòng chống dịch, công ty đã trang bị một hệ thống đo nhiệt độ hồng ngoại được lắp đặt ở các cổng ra vào với khoảng 30 máy để có thể đo nhiệt độ cho tất cả công nhân đang làm việc tại đây mỗi ngày. Không sản xuất mặt hàng khẩu trang nhưng kể từ khi dịch bùng phát, PouYuen đã lắp đặt một dây chuyền sản xuất khẩu trang để cấp liên tục cho toàn bộ công nhân.
Tại khu vực nhà ăn của công ty, công nhân xếp hàng để hai nhân viên xịt nước rửa tay trước khi vào ăn; một loa thông báo được bật liên tục nhắc nhở công nhân giữ khoảng cách, sát khuẩn tay trước khi ăn. Bàn ăn đều đã được chia thành nhiều ngăn để mỗi công nhân ngồi ở một chỗ riêng biệt. Tại một xưởng sản xuất giày, mỗi công nhân nhà máy đều được bảo hộ kỹ càng với khẩu trang và nón chắn giọt bắn. Hiện nay, công ty có hơn 600 xe buýt đưa đón công nhân không chỉ ở trên địa bàn thành phố mà còn đi/về nhiều tỉnh lân cận như Tiền Giang, Long An... Công nhân lên xuống xe đều phải khai báo y tế với thông tin về họ tên, số điện thoại và nơi ở.
Ăn, ở và sản xuất tại chỗ - đó là phương án "3 tại chỗ" đã được Công ty TNHH Juki Việt Nam (Khu chế xuất Tân Thuận, quận 7) xây dựng cụ thể. Ông Đào Quốc Cường, Giám đốc thường trực Công ty Juki Việt Nam cho biết công ty đã lên danh sách cụ thể các đơn hàng nào bắt buộc phải xuất, tương ứng với đó là cần bao nhiêu nhân lực. Đồng thời, chuẩn bị cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu ăn, ở, sinh hoạt cho số công nhân tương ứng trong trường hợp phải kích hoạt "3 tại chỗ".
Ông Hứa Quốc Hưng, Trưởng ban Quản lý Hepza, cho biết đơn vị đã rà soát nhà xưởng dư thừa, nhà kho của các đơn vị để chuẩn bị quỹ đất triển khai cách ly khi cần thiết. Trong trường hợp cần cách ly số lượng lớn, các F0, F1 sẽ được bố trí vào nơi này. Ban quản lý cũng triển khai Chỉ thị 09 của UBND TPHCM nhằm rà soát các DN để chọn một số đơn vị lên phương án vừa cách ly, vừa sản xuất, kinh doanh.
Đối với các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong đợt bùng phát mới, ông Hưng cho biết các DN đã được yêu cầu áp dụng khai báo y tế bằng phần mềm. Ngoài ra, các công ty đã chuẩn bị triển khai camera tầm soát, kiểm tra thân nhiệt ở cổng các KCN-KCX và nơi vào khu vực làm việc.
Tin liên quan
Đột kích kiểm tra cơ sở có dấu hiệu sản xuất thực phẩm "dởm"
10:39 | 13/11/2024 An ninh XNK
Hải quan cửa khẩu Lào Cai thu hút thêm hơn 100 doanh nghiệp làm thủ tục
10:36 | 13/11/2024 Hải quan
Doanh nghiệp cần "tiếp sức" từ các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài
23:44 | 12/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Gần 100 triệu cổ phiếu Công ty cổ phần Miza chính thức giao dịch trên UPCoM
19:34 | 12/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chuyển đổi số để ngăn rao hàng thật nhưng giao hàng giả, hàng nhái
15:26 | 12/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cơ hội xuất khẩu và hợp tác kinh doanh mới từ "chuyển đổi kép"
15:14 | 12/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân Hiệp Phát 13 năm tiếp lửa đam mê cho các tài năng đạt giải Quả Cầu Vàng
15:05 | 12/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bão số 3 “cuốn trôi” lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm
10:10 | 12/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3A Logistics và sứ mệnh đồng hành cùng thương hiệu Việt trên thị trường quốc tế
09:00 | 12/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024: Khẳng định bản lĩnh vượt “gió ngược”
07:34 | 11/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Củng cố “sức khoẻ” tài chính cho doanh nghiệp nhà nước
21:47 | 10/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thích ứng với môi trường đa văn hoá khi kinh doanh toàn cầu
21:42 | 10/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cơ hội cho nhân lực bán dẫn vi mạch từ làn sóng mở rộng đầu tư
08:21 | 10/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Áp dụng bảng giá đất mới làm gia tăng chi phí thuê đất của doanh nghiệp
17:08 | 09/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
CEO IPPG: Nữ lãnh đạo là nhân tố quan trọng trong kỷ nguyên chuyển đổi kép
17:04 | 09/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn nhận "Giải thưởng Trinity 2024 vì những đóng góp xuất sắc cho ngành hàng không"
13:21 | 09/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Đột kích kiểm tra cơ sở có dấu hiệu sản xuất thực phẩm "dởm"
Hải quan cửa khẩu Lào Cai thu hút thêm hơn 100 doanh nghiệp làm thủ tục
Hải quan Móng Cái “lập kỷ lục” thu ngân sách
Thương mại Việt Nam - Trung Quốc có thể lập kỷ lục 200 tỷ USD trong năm nay
Khởi tố vụ vận chuyển ma tuý giấu trong máy nén khí từ Pháp về Việt Nam
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan