Facebook Twitter youtube Tiktok

Định hình chiến lược kinh tế Việt Nam trong bối cảnh mới

(HQ Online) - Nhìn nhận về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2021, nhiều chuyên gia cho rằng còn có một số rủi ro. Đó là khả năng tiếp cận vaccine Covid-19; phục hồi kinh tế không đều ở các thị trường đối tác; xu hướng nới lỏng tiền tệ và giảm giá đồng nội tệ ở nhiều nước châu Á; gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại ở các nước nhập khẩu… Chính vì vậy, việc tiếp tục tập trung vào cải thiện nền tảng kinh tế vĩ mô và đổi mới hệ thống thể chế kinh tế theo hướng thân thiện hơn với sáng tạo và môi trường, gắn với xử lý hiệu quả những rủi ro, đặc biệt gắn với Covid-19, trong bối cảnh “bình thường mới” sẽ là “kim chỉ nam” đúng hướng.
Gói kích thích kinh tế: Bối cảnh đặc biệt cần chính sách đặc biệt
Thúc đẩy mối quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam-Hàn Quốc
Việt Nam tiếp tục trong nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới
Định hình chiến lược kinh tế Việt Nam trong bối cảnh mới
Sẽ có nhiều cơ hội phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian tới Ảnh: S.T

2 Kịch bản cho kinh tế Việt Nam 2021

Theo Báo cáo "Kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển vọng 2021: Đổi mới để thích ứng" của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), kinh tế toàn cầu trong nửa cuối năm 2020 tiếp tục bị ảnh hưởng bởi diễn biến phức tạp, khó lường của đại dịch Covid-19. Các tổ chức quốc tế đã cập nhật triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2020 và 2021 với đánh giá lạc quan hơn so với hồi giữa năm 2020, dù còn giữ sự thận trọng. Dù vậy, một rủi ro hiện hữu là các nền kinh tế chủ chốt có thể phục hồi không đồng thời, do thời điểm ra khỏi dịch Covid-19 có thể khác nhau.

Chuyên gia kinh tế
TS. Lê Đăng Doanh:

Định hình chiến lược kinh tế Việt Nam trong bối cảnh mới

Những cơ hội đang ngày càng rõ nét đối với phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Việc kiểm soát tốt dịch Covid-19, ký kết hàng loạt FTA với các nền kinh tế hàng đầu thế giới... sẽ là cơ hội để Việt Nam có được bước phát triển mới. Tuy nhiên, để trở thành quốc gia phát triển chắc chắn là nhiệm vụ không hề dễ dàng với Việt Nam. Hiện tại, GDP bình quân đầu người của Việt Nam mới đạt gần 2.800 USD/năm, trong khi muốn trở thành quốc gia phát triển thì con số này phải đạt từ 10.000 - 12.000 USD. Điều đó có nghĩa, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phải đạt từ 7 - 8%/năm trong 20 năm tới.

Ngay từ nội địa, các thị trường trong nước cần phải kết nối với các thị trường. Trong khi thị trường thế giới gặp khó khăn, xuất khẩu tăng trưởng chậm và chưa thể phục hồi nhanh ở các thị trường lớn, như: Mỹ, EU… thì việc khai thác thị trường trong nước là rất quan trọng. Đồng thời, cần đẩy nhanh việc đầu tư công, khai thác khu vực kinh tế tư nhân, liên kết doanh nghiệp nhỏ và vừa vào các chuỗi giá trị để đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường. Ngoài ra, cần chú trọng phát triển nông nghiệp và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0…

Bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM cho rằng, hiện nay, số ca nhiễm Covid-19 cũng như các biến thể của Covid-19 vẫn diễn biến rất phức tạp. Đây sẽ là trở lực lớn đối với tăng trưởng kinh tế năm 2021. Chính vì vậy, dù lạc quan nhưng Chính phủ vẫn cần hết sức thận trọng khi đề ra những mục tiêu tăng trưởng cho năm 2021 và giai đoạn tiếp theo.

Nhận định về tăng trưởng kinh tế trong năm 2021, CIEM dự báo 2 kịch bản. Theo đó, tăng trưởng kinh tế năm 2021 có thể đạt mức 5,98% theo kịch bản 1 và 6,46% trong kịch bản 2. Xuất khẩu cả năm dự báo tăng 4,23% trong kịch bản 1 và tăng 5,06% trong kịch bản 2.

Trong kịch bản 1, GDP của thế giới tăng 4% trong năm 2021. Giá hàng nông sản xuất khẩu tăng 12,6%. Giá dầu thô thế giới tăng 11,4%. Về phía Việt Nam, tỉ giá VND/USD của ngân hàng thương mại giảm 0,5%. Tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 13%. Tín dụng tăng 12%. Giá nhập khẩu hàng hóa giảm 0,5%. Dân số tăng 1,08%/năm và việc làm tăng 0,86%. Lượng dầu thô xuất khẩu giả thiết giữ nguyên so với năm 2020. Tỉ giá hữu hiệu thực giả thiết giảm 1%. Trên cán cân thanh toán, chuyển giao của Chính phủ và khu vực tư nhân (ròng) đều giảm 5% và giảm 5%. Vốn thực hiện của khu vực FDI (bao gồm cả phía nước ngoài và phía Việt Nam) tăng 2% so với năm 2020. Giải ngân đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước ở mức 420.000 tỷ đồng.

Kịch bản 2 giữ nguyên hầu hết giả thiết như trong kịch bản 1, chỉ điều chỉnh giá hàng nông sản xuất khẩu tăng 15%; giá dầu thô thế giới tăng 20%; tổng phương tiện thanh toán tăng 14%; tín dụng tăng 13%; vốn thực hiện của khu vực FDI (bao gồm cả phía nước ngoài và phía Việt Nam) tăng 5% và giải ngân đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước ở mức 477.300 tỷ đồng.

Phân tích kĩ hơn về 2 kịch bản trên, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Ban Nghiên cứu tổng hợp (CIEM) cho biết, các kịch bản này chịu ảnh hưởng của một số yếu tố như: kinh tế thế giới còn bất định, rủi ro; dịch Covid-19 và các biến thể diễn biến phức tạp, khó lường; nhiều nền kinh tế thực hiện các gói hỗ trợ quy mô lớn, trong khi thiếu điều phối ở cấp độ toàn cầu, có thể gây ra những rủi ro không nhỏ đối với thị trường tài chính thế giới và tình trạng nợ toàn cầu; cách mạng công nghệ 4.0 và chuyển đổi số tiếp tục chuyển biến nhanh, ảnh hưởng đến sự phát triển của cả doanh nghiệp và thị trường trong nước. Bên cạnh đó, xu hướng nới lỏng tiền tệ và giảm giá đồng nội tệ ở nhiều nước khác trong khu vực châu Á trong bối cảnh Covid-19, cùng với việc gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại ở các nước nhập khẩu cũng là những rủi ro được đưa ra.

“Ở trong nước, khả năng duy trì các cải cách thực chất đối với môi trường đầu tư - kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến quyết định mở rộng đầu tư của nhiều doanh nghiệp nước ngoài; nhu cầu tiêu dùng trong nước có thể gia tăng nhanh hơn, và doanh nghiệp có thể tập trung hơn đến khai thác thị trường trong nước… Và dù kỳ vọng nhiều vào tác động tích cực của EVFTA, Việt Nam có thể phải đối mặt với nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại, điều tra chống lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ... không chỉ ở thị trường Mỹ”, ông Nguyễn Anh Dương nhấn mạnh.

Rà soát lại các trụ cột

Theo Viện trưởng Viện CIEM, đại dịch Covid-19 là "một lời cảnh tỉnh" quan trọng để Việt Nam lưu tâm hơn tới các cải cách đủ chất lượng cho phát triển bền vững. Diễn biến phức tạp và kéo dài của đại dịch Covid-19 buộc chúng ta phải nhìn nhận các yêu cầu cải cách đủ sâu rộng trong thời gian tới, thay vì tư duy "chờ qua dịch rồi mọi thứ sẽ bình thường trở lại”. Bên cạnh đó, để đạt được mục tiêu tăng trưởng từ 6-6,5% cho năm 2021, Chính phủ cần tiếp tục duy trì tốc độ giải ngân vốn đầu tư công như quý 4/2020 bởi đây là động lực tăng trưởng rất lớn cho nền kinh tế. Cũng theo bà Trần Thị Hồng Minh, để đón được làn sóng đầu tư nước ngoài, nắm bắt được các cơ hội hiện hữu từ xu hướng dịch chuyển sản xuất trên toàn cầu, Chính phủ cũng cần sớm đưa ra những giải pháp căn cơ như: thúc đẩy cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là tiếp tục cải cách thể chế chính sách, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh.

Tuy nhiên, PGS.TS Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam lại cho rằng, chúng ta đang hơi chủ quan và quá lạc quan. Bởi cần nhìn nhận xem nền kinh tế thực sự có đổi mới so với năm trước không, bởi lẽ, chủ yếu chúng ta mới làm rào chắn tốt, nên nền kinh tế chịu tác động ít hơn so với các nền kinh tế khác, còn về cơ bản thì cấu trúc kinh tế, năng lực cạnh tranh chưa có thay đổi căn bản về chất. Nếu như chúng ta không kiểm soát được dịch Covid-19 thì sẽ rơi vào khủng hoảng như năm 2020. Vì vậy phải xác định năm 2021 vẫn là giai đoạn khủng hoảng khi vaccine nhập về Việt Nam chưa đủ. Chúng ta vẫn phải đối mặt với Covid-19. Vì vậy, vừa phải có giải pháp đặc biệt đối mặt với khủng hoảng, vừa phải có giải pháp chiều sâu dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong chiến lược phát triển kinh tế. Chính phủ không nên chủ quan, thỏa mãn với việc Việt Nam đã lọt vào nhóm nước tăng trưởng cao nhất thế giới. Phải rất thận trọng, nếu không sẽ rơi vào tình trạng không muốn xem xét khiếm khuyết, hạn chế đẩy mạnh cải cách.

Thừa nhận năm 2021 còn nhiều rủi ro, khó đoán định, Viện trưởng Bùi Quang Tuấn cho rằng, phải rà soát lại các trụ cột giúp chúng ta thành công trong năm 2020 xem yếu tố nào đóng vai trò quyết định, liệu có tiếp tục phát huy trong năm 2021, nếu có cần duy trì, đẩy mạnh thêm. “Chỉ trong hoàn cảnh của dịch bệnh, khủng hoảng mới thấy sự quyết liệt của cả hệ thống chính trị, từ kiểm soát dịch bệnh đến cải thiện môi trường kinh doanh, xây dựng Chính phủ điện tử, cải cách hành chính… Đây là yếu tố quan trọng, cần đẩy mạnh trong giai đoạn tới”, ông nói.

Mặt khác, Việt Nam có nhiều cơ hội về chuyển đổi số. Tuy vậy, cần có giải pháp cụ thể, bởi chuyển đổi số hiện nay mới chỉ mang tính chất kêu gọi, khơi gợi, chỉ có 2% startup sống sót. Ông Tuấn đề xuất phải có giải pháp cụ thể, chính sách đặc biệt để thu hút đầu tư của khu vực ngoài nhà nước vào lĩnh vực này. Đặc biệt, “do chưa có vaccine nên trong năm 2021 cùng với giải pháp phải đối mặt với khủng hoảng thì cần có giải pháp mang tính chiều sâu ở tầm nhìn 10 năm và lâu hơn, dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo - tạo trụ cột mới cho cả giai đoạn tới”, ông Tuấn nói.

Trong bối cảnh khủng hoảng thì tăng đầu tư công để duy trì mục tiêu tăng trưởng qua việc ồ ạt giải ngân đầu tư công cũng là điều tốt, nhưng đó là giải pháp mang tính thời điểm. Về lâu dài, không phải dựa vào giải pháp căn cơ, mà dựa vào nguồn lực tư nhân, khu vực ngoài nhà nước.

Ông Nguyễn Xuân Thành, chuyên gia kinh tế cấp cao, thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng: Để đạt mục tiêu tăng trưởng đầu tư tư nhân phải phục hồi

Định hình chiến lược kinh tế Việt Nam trong bối cảnh mới

Để đảm bảo kịch bản kinh tế lạc quan tăng trưởng 6,5% - 6,7% trong năm 2021, Việt Nam cần phục hồi lại sức mua của thị trường trong nước, phục hồi đầu tư doanh nghiệp tư nhân và tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng. Song song đó, Việt Nam phải giữ được chính sách tiền tệ, tài khoá cùng đồng hành cùng bổ trợ cho nhau ở trạng thái hỗ trợ tăng trưởng, nhưng không làm mất đi các cân đối lớn vĩ mô.

Năm 2021, để có được tăng trưởng 6,7-7% đầu tư tư nhân phải phục hồi. Duy trì mặt bằng lãi suất thấp sẽ là động lực chính thúc đẩy đầu tư doanh nghiệp tư nhân năm 2021 và những năm sau. Năm 2021 là năm đầu của nhiệm kỳ mới, vẫn trong bối cảnh phục hồi từ năm 2020, đầu tư tư nhân có thể phục hồi nhưng để đảm bảo tăng trưởng chúng ta vẫn phải tăng đầu tư cơ sở hạ tầng trong năm 2021.

Việt Nam đã từng có những lo ngại dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ suy giảm trong năm 2020. Kết quả cho thấy vốn đầu tư nước ngoài đăng ký năm 2020 có giảm về tăng trưởng, nhưng số tuyệt đối vẫn lớn. Đây là tín hiệu tích cực cho năm 2021. Tuy nhiên, dòng vốn nước ngoài phục hồi và thách thức cho cơ quan điều hành chính sách đó là đảm bảo nền kinh tế Việt Nam vẫn hấp thu được dòng vốn nước ngoài vào mạnh vẫn giữ được ổn định vĩ mô.

Ông Lê Xuân Bá, nguyên Viện trưởng CIEM: Tiếp tục “xây tổ để cho đại bàng về”

Định hình chiến lược kinh tế Việt Nam trong bối cảnh mới

Tôi cho rằng, những thành tựu đạt được trong năm 2020 là không thể phủ nhận, nhưng cũng đừng quá chủ quan, thỏa mãn, nếu không nền kinh tế sẽ phải trả giá đắt. Chỉ cần một chính sách sai khiến dịch bệnh bùng phát trở lại, kinh tế có thể phải đánh đổi nhiều lần để khắc phục hậu quả, do vậy, không nên “tham bát bỏ mâm”.

Về các biện pháp cho năm nay, tôi cho rằng, vẫn phải thực hiện “mục tiêu kép” như Thủ tướng Chính phủ đã phát động, đó là vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa tập trung phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội. Trong bối cảnh hiện nay, rất nhiều biện pháp đã được các chuyên gia kinh tế đưa ra để phục hồi và phát triển kinh tế như đẩy mạnh xuất khẩu, tiêu dùng, du lịch, đầu tư công, thu hút đầu tư nước ngoài, đầu tư tư nhân… Tuy nhiên, tôi cho rằng giải pháp căn cơ nhất vẫn là cải cách thể chế với việc ban hành luật pháp, chính sách kịp thời, phù hợp; tinh gọn bộ máy Nhà nước và đơn giản hóa thủ tục hành chính; tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch. Thực hiện được điều này sẽ góp phần thực hiện tốt tất cả các biện pháp trên.

Một điểm đáng chú ý nữa đó là khu vực FDI đóng góp rất lớn vào kinh tế Việt Nam, do đó, cần tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài “xây tổ để cho đại bàng về”. Tuy nhiên, cũng cần tạo điều kiện thuận lợi nhất để cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển, hình thành những “đại bàng” của Việt Nam. Đồng thời, bên cạnh chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cần phải tạo điều kiện hình thành phát triển doanh nghiệp lớn.

Ngoài ra, Việt Nam nên tìm cách để duy trì và mở rộng thị trường truyền thống, tránh để thu hẹp lại, tránh để bị mất, cùng với đó là phát triển thị trường mới. Song song với đó, Chính phủ cũng cần chú trọng phát triển nông nghiệp, vì đây là lĩnh vực căn cơ trong khi giai đoạn hiện nay và tới đây khi tình hình thế giới vẫn bất định.

Ông Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê: Đầu tư công vẫn là trụ cột của nền kinh tế

Định hình chiến lược kinh tế Việt Nam trong bối cảnh mới

Sự nỗ lực bền bỉ của các doanh nghiệp Việt và chính sách đầu tư công của Chính phủ cùng với những giải pháp của Chính phủ ứng phó với dịch Covid-19 là những yếu tố quan trọng đã tác động tích cực tới sự phát triển của nền kinh tế.

Đặc biệt, vai trò của đầu tư công vô cùng quan trọng bởi đó chính là trụ cột của nền kinh tế, đầu tư công kích thích nền kinh tế trong ngắn hạn và cả dài hạn. Theo Tổng cục Thống kê, 1 đồng đầu tư công có tác động và lan tỏa đến 4,2 đồng đầu tư tư nhân. Nếu cứ tăng giải ngân 1% đầu tư công thì GDP tăng thêm 0,06%. Trong năm 2020 vừa qua, tiến độ giải ngân đầu tư công nhanh đã tác động rất tốt đến sự phát triển của nền kinh tế. Một ví dụ cụ thể hơn là nếu giao thông phát triển sẽ giảm chi phí logistics cho nền kinh tế, giảm thời gian luân chuyển hàng hóa, từ đó tạo sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam.

TS Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc trường Chính sách công và Quản lý Fulbright: Nhìn nhận đúng các xu thế trong tương lai cho giai đoạn 5, 10, 20 năm tới

Định hình chiến lược kinh tế Việt Nam trong bối cảnh mới

Tăng trưởng dương năm 2020 sẽ là thành công đối với sự phát triển của kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, đây là vấn đề ngắn hạn và không nên được xem là mục tiêu chính. Việc phục hồi, phát triển dài hạn hậu dịch Covid-19 mới là quan trọng. Muốn làm tốt, chúng ta cần nhìn nhận đúng các xu thế trong tương lai cho giai đoạn 5, 10, 20 năm tới.

Đối với vấn đề tăng trưởng năm 2021, sự tăng trưởng trong thay đổi, trong cải cách; tăng trưởng phải thích ứng với xu thế mới, lối sống và cách tiêu dùng xanh, bền vững; tăng trưởng gắn với quản trị rủi ro bất định trong một thế giới còn nhiều điều khó lường. Tăng trưởng về lượng đi kèm với sự chuyển biến rõ rệt về chất là điều đang được nhiều chuyên gia kỳ vọng. 2021 được dự báo sẽ là một năm phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế. Đó sẽ là sự phục hồi gắn với thương mại, đầu tư, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, tăng trưởng xanh, sẽ là sự phục hồi trong thay đổi, phục hồi trong bất định, phục hồi trong thích ứng…

Xuân Thảo (ghi)

Xuân Thảo

Tin liên quan

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Theo báo cáo mới của LHQ, kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ tăng trưởng 2,7% trong năm 2024 và 2,8% trong năm 2025, tăng nhẹ so với dự báo hồi đầu năm là 2,4% cho năm 2024 và 2,7% đối với năm 2025.
Thị trường tín chỉ carbon mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp

Thị trường tín chỉ carbon mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp

(HQ Online) - Việt Nam đang có tiềm năng lớn về nguồn cung ứng tín chỉ carbon. Nhiều doanh nghiệp đã chủ động đầu tư đổi mới công nghệ để tham gia vào thị trường này.
Chất lượng điều hành kinh tế cấp tỉnh tiếp tục xu hướng cải thiện

Chất lượng điều hành kinh tế cấp tỉnh tiếp tục xu hướng cải thiện

(HQ Online) - Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương đóng vai trò rất quan trọng. Điều đáng mừng là trong bối cảnh kinh tế chịu nhiều áp lực, các doanh nghiệp đã đánh giá cao những nỗ lực tích cực của chính quyền các tỉnh, thành phố trong cải thiện môi trường kinh doanh so với trước đây.
Khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu rà soát thép không gỉ sang Hàn Quốc

Khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu rà soát thép không gỉ sang Hàn Quốc

(HQ Online) - Hàn Quốc tiếp nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.
24/28 địa phương khu vực phía Bắc có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng dương

24/28 địa phương khu vực phía Bắc có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng dương

(HQ Online) - Tổng kim ngạch xuất khẩu của khu vực phía Bắc trong 6 tháng 2024 ước đạt 120,7 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ, trong đó, 24/28 địa phương trong vùng có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng dương.
Tăng nguồn lực, hoàn thiện pháp lý cho tài chính vi mô

Tăng nguồn lực, hoàn thiện pháp lý cho tài chính vi mô

(HQ Online) - Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), hiện có 4 tổ chức tài chính vi mô và 79 chương trình, dự án tài chính vi mô đã được NHNN cấp Giấy phép đăng ký, đạt 500.000 khách hàng.
Ngân hàng Nhà nước quyết định thanh tra hoạt động kinh doanh vàng

Ngân hàng Nhà nước quyết định thanh tra hoạt động kinh doanh vàng

(HQ Online) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh vàng như về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn, thực hiện nghĩa vụ thuế...
Mở đường xuất khẩu sâm và sản phẩm sâm của Việt Nam

Mở đường xuất khẩu sâm và sản phẩm sâm của Việt Nam

(HQ Online) - Sâm và sản phẩm sâm của Việt Nam được đánh giá là có chất lượng vượt trội so với nhiều nước nhưng sản lượng xuất khẩu vẫn rất nhỏ lẻ. Do đó, cần có sự chung tay của nhiều cơ quan, đơn vị để nâng cao kim ngạch xuất khẩu sâm, xây dựng thương hiệu sâm Việt Nam trên thị trường quốc tế.
(Infographics) 2 thị trường xuất khẩu chục tỷ đô

(Infographics) 2 thị trường xuất khẩu chục tỷ đô

(HQ Online) - Hết tháng 4, có 2 thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên là Hoa Kỳ và Trung Quốc, theo thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Xuất nhập khẩu biến động thế nào trong 15 ngày gần đây?

Xuất nhập khẩu biến động thế nào trong 15 ngày gần đây?

(HQ Online) - Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ 2 tháng 4/2024 (16-30/4) đạt 29,61 tỷ USD, giảm 4,9% (tương ứng giảm 1,52 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong kỳ 1 tháng 4/2024.
Gỡ nút thắt hạ tầng biên giới tạo sức bật xuất khẩu hàng hóa

Gỡ nút thắt hạ tầng biên giới tạo sức bật xuất khẩu hàng hóa

(HQ Online) - Để phát triển thương mại biên giới, không chỉ vị trí địa lý chiến lược mà còn cần có sự đồng bộ phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, các chính sách thương mại mở cửa, quy trình thủ tục, sức hấp dẫn từ nguồn lao động… qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại được triển khai có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả.
Điểm danh top 10 địa phương có kim ngạch xuất khẩu cao nhất cả nước

Điểm danh top 10 địa phương có kim ngạch xuất khẩu cao nhất cả nước

(HQ Online) - Với kim ngạch xuất khẩu hơn 42,46 tỷ USD, TP Hồ Chí Minh đứng đầu trong nhóm 10 địa phương có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước năm 2023.
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng hơn 6 tỷ USD

Xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng hơn 6 tỷ USD

(HQ Online) - Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam và đạt được mức tăng trưởng khả quan.
Thủy sản xuất khẩu có nhiều thuận lợi nếu Mỹ công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường

Thủy sản xuất khẩu có nhiều thuận lợi nếu Mỹ công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường

(HQ Online) - Nếu Việt Nam được công nhận có nền kinh tế thị trường sẽ là lợi thế cho các doanh nghiệp Việt Nam trong các đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá tôm, cá tra và điều tra chống trợ cấp trong thời gian tới.
14.900 lượng vàng SJC đã được cung ứng ra thị trường qua đấu thầu

14.900 lượng vàng SJC đã được cung ứng ra thị trường qua đấu thầu

(HQ Online) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, 3 phiên đấu thầu thành công đã cung ứng ra thị trường 14.900 lượng vàng miếng SJC, trong đó Công ty SJC đều trúng thầu 2.000 lượng mỗi phiên.
Trái cây, thủy sản… Việt Nam có lợi thế lớn tại thị trường Anh

Trái cây, thủy sản… Việt Nam có lợi thế lớn tại thị trường Anh

(HQ Online) - Nhờ UKVFTA (Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len ), thủy sản Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn tại thị trường Anh so với sản phẩm của Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines và Ấn Độ, trong khi thủy sản được hưởng lợi từ yêu cầu thủ tục nhập khẩu ít phức tạp hơn so với nhiều nước khác.
Xem thêm
peugeot-viet-nam
cty-toan-phat
cong-ty-tan-cang-sg-vpdd

Vấn đề Bạn quan tâm

Tin mới

Doanh nghiệp chịu lỗ từ chênh lệch tỷ giá

Doanh nghiệp chịu lỗ từ chênh lệch tỷ giá

Những tháng đầu năm 2024, tỷ giá trong nước có biến động mạnh đã tác động đến kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp vay nợ bằng ngoại tệ hay nhập khẩu lớn.
Khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu rà soát thép không gỉ sang Hàn Quốc

Khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu rà soát thép không gỉ sang Hàn Quốc

Hàn Quốc tiếp nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.
Ra mắt hệ thống thanh toán EMV Open-loop trên xe buýt tại TPHCM

Ra mắt hệ thống thanh toán EMV Open-loop trên xe buýt tại TPHCM

OneFin cùng với Mastercard chính thức công bố sự kiện ra mắt hệ thống thanh toán EMV Open-loop trên xe buýt tại Việt Nam.
24/28 địa phương khu vực phía Bắc có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng dương

24/28 địa phương khu vực phía Bắc có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng dương

Tổng kim ngạch xuất khẩu của khu vực phía Bắc trong 6 tháng 2024 ước đạt 120,7 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ, trong đó, 24/28 địa phương trong vùng có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng dương.
Hải quan - Cảnh sát biển bắt giữ tàu vận chuyển 90.000 lít dầu DO trái phép

Hải quan - Cảnh sát biển bắt giữ tàu vận chuyển 90.000 lít dầu DO trái phép

Lực lượng Hải quan - Cảnh sát biển vừa phát hiện và bắt giữ tàu vận chuyển 90.000 lít dầu DO trái phép.
LONGFORM: Hệ sinh thái Tài chính số- Lấy dữ liệu làm tài nguyên, lấy giải pháp đột phá làm nền tảng

LONGFORM: Hệ sinh thái Tài chính số- Lấy dữ liệu làm tài nguyên, lấy giải pháp đột phá làm nền tảng

Đến nay, hầu hết lĩnh vực trong ngành Tài chính đều đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong chuyển đổi số, đặc biệt là các lĩnh vực trọng tâm thuế, hải quan, kho bạc…
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Khánh Hòa Nguyễn Văn Cường

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Khánh Hòa Nguyễn Văn Cường

Ngày 26/3/2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ký Quyết định số 779/QĐ-TCHQ bổ nhiệm có thời hạn ông Nguyễn Văn Cường, Đội trưởng Đội Kiểm soát Hải quan thuộc Cục Hải quan Khánh Hòa giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Hải quan Khánh Hòa kể từ ngày 5/4/20
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Sáng ngày 27/3/2024, Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị công bố và trao Quyết định bổ nhiệm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đối với ông Đinh Ngọc Thắng.
Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Ngày 31/1/2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn đã ký Quyết định số 299/QĐ-TCHQ điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Dương Xuân Sinh, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lào Cai giữ chức vụ Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam từ ngày 1/3/2024.
Ngành Hải quan: Thu ngân sách tháng 4 tăng 4,5% so với tháng 3

Ngành Hải quan: Thu ngân sách tháng 4 tăng 4,5% so với tháng 3

Theo thống kê, công tác thu NSNN tháng 4 của ngành Hải quan đạt kết quả khả quan với con số 34.992 tỷ đồng, tăng 4,5% so với tháng 3.
TP Hồ Chí Minh: Tạm giữ trên 700 sản phẩm vàng vi phạm

TP Hồ Chí Minh: Tạm giữ trên 700 sản phẩm vàng vi phạm

Cục Quản lý thị trường TPHCM đã phát hiện, kiểm tra đối với 35 cơ sở kinh doanh vàng trên ...
Quyền thi vào lớp 10

Quyền thi vào lớp 10

Việc đăng ký dự thi vào lớp 10 công lập là quyền của học sinh, không ai có quyền tước ...
Cảnh báo tình trạng mạo danh Bảo hiểm xã hội  yêu cầu đồng bộ dữ liệu căn cước công dân

Cảnh báo tình trạng mạo danh Bảo hiểm xã hội yêu cầu đồng bộ dữ liệu căn cước công dân

Trong thời gian qua xuất hiện nhiều đối tượng mạo danh là cán bộ BHXH Việt Nam gọi điện, nhắn ...
Ngày làm việc thứ nhất Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII

Ngày làm việc thứ nhất Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII

Sáng 16/5, tại Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Trung ương cho ý ...
Kỳ điều hành ngày 16/5, giá xăng tiếp tục giảm

Kỳ điều hành ngày 16/5, giá xăng tiếp tục giảm

Tại kỳ điều hành ngày 16/5, giá các loại xăng tiếp tục giảm lần lượt là 409 đồng/lít và 508 ...
Được thụ hưởng nhiều tiện ích từ chuyển đổi số lĩnh vực BHXH, BHYT

Được thụ hưởng nhiều tiện ích từ chuyển đổi số lĩnh vực BHXH, BHYT

Việc triển khai khám chữa bệnh bảo hiểm xã hội bằng căn cước công dân đã giúp người bệnh và ...
Nhiều doanh nghiệp mong muốn tham gia Chương trình tự nguyện tuân thủ

Nhiều doanh nghiệp mong muốn tham gia Chương trình tự nguyện tuân thủ

Qua triển khai, mức độ tuân thủ của nhiều doanh nghiệp thành viên có sự cải thiện so với thời ...
Hải quan Việt Nam – Hoa Kỳ nâng tầm quan hệ hợp tác trong giai đoạn mới

Hải quan Việt Nam – Hoa Kỳ nâng tầm quan hệ hợp tác trong giai đoạn mới

Từ ngày 11 đến 19/5/2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn đã thăm và làm việc ...
Cần phát triển phần mềm riêng về Chương trình doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan

Cần phát triển phần mềm riêng về Chương trình doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan

Với trên 50.000 doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu qua các cảng TPHCM, Cục Hải quan TPHCM đã ...
Hải quan Hà Nội đối thoại với doanh nghiệp về chính sách hàng gia công, sản xuất xuất khẩu

Hải quan Hà Nội đối thoại với doanh nghiệp về chính sách hàng gia công, sản xuất xuất khẩu

Theo Cục Hải quan Hà Nội, hàng năm đơn vị làm thủ tục thường xuyên cho hơn 20.000 doanh nghiệp, ...
Hải quan Quảng Trị: Nỗ lực giảm thời gian, chi phí thông quan hàng hóa

Hải quan Quảng Trị: Nỗ lực giảm thời gian, chi phí thông quan hàng hóa

Tích cực triển khai các giải pháp cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp, ...
Hải quan Hải Phòng ký kết hơn 25.000 bản thỏa thuận với doanh nghiệp

Hải quan Hải Phòng ký kết hơn 25.000 bản thỏa thuận với doanh nghiệp

Toàn Cục Hải quan Hải Phòng đã ký kết được hơn 25.000 bản thỏa thuận và ký kết Bản Quy ...
Hải quan - Cảnh sát biển bắt giữ tàu vận chuyển 90.000 lít dầu DO trái phép

Hải quan - Cảnh sát biển bắt giữ tàu vận chuyển 90.000 lít dầu DO trái phép

Lực lượng Hải quan - Cảnh sát biển vừa phát hiện và bắt giữ tàu vận chuyển 90.000 lít dầu ...
Tạm giữ 3 xe ô tô tải chở nhiều hàng hóa nghi nhập lậu

Tạm giữ 3 xe ô tô tải chở nhiều hàng hóa nghi nhập lậu

Lực lượng kiểm tra liên ngành của tỉnh An Giang đã phát hiện và tạm giữ 3 xe ô tô ...
Hải quan Cao Bằng phối hợp bắt vụ vận chuyển 2 bánh heroin

Hải quan Cao Bằng phối hợp bắt vụ vận chuyển 2 bánh heroin

Đội Kiểm soát hải quan (Cục Hải quan Cao Bằng) vừa phối hợp với Phòng CSĐT tội phạm về ma ...
Quảng Ninh: Tội phạm ma túy tiềm ẩn nhiều nguy cơ phức tạp

Quảng Ninh: Tội phạm ma túy tiềm ẩn nhiều nguy cơ phức tạp

6 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đã Quảng Ninh đã phát hiện, xử lý 242 vụ/602 đối tượng phạm ...
Hải quan – Biên phòng Cầu Treo bắt giữ 4 kg vàng vận chuyển trái phép qua cửa khẩu

Hải quan – Biên phòng Cầu Treo bắt giữ 4 kg vàng vận chuyển trái phép qua cửa khẩu

Lực lượng Hải quan – Biên phòng vừa phát hiện và bắt giữ 4 đối tượng có hành vi vận ...
Ngăn chặn tội phạm “đội lốt” doanh nghiệp

Ngăn chặn tội phạm “đội lốt” doanh nghiệp

Để thực hiện việc chuyển tiền trái phép ra nước ngoài, xuất khống hóa đơn, nhập khẩu hàng hóa trốn ...
Doanh nghiệp chịu lỗ từ chênh lệch tỷ giá

Doanh nghiệp chịu lỗ từ chênh lệch tỷ giá

Những tháng đầu năm 2024, tỷ giá trong nước có biến động mạnh đã tác động đến kết quả kinh ...
Ra mắt hệ thống thanh toán EMV Open-loop trên xe buýt tại TPHCM

Ra mắt hệ thống thanh toán EMV Open-loop trên xe buýt tại TPHCM

OneFin cùng với Mastercard chính thức công bố sự kiện ra mắt hệ thống thanh toán EMV Open-loop trên xe ...
Các Hãng hàng không đang đối diện với nhiều thách thức

Các Hãng hàng không đang đối diện với nhiều thách thức

Thời gian qua, giá vé máy bay tuy có điều chỉnh tăng nhưng điều này không giúp các Hãng hàng ...
Gần 200 lãnh đạo doanh nghiệp xuất nhập khẩu hội tụ tại sự kiện của VietinBank

Gần 200 lãnh đạo doanh nghiệp xuất nhập khẩu hội tụ tại sự kiện của VietinBank

Sáng ngày 15/5/2024, sự kiện chuyên đề Triển vọng Thị trường xuất nhập khẩu do VietinBank tổ chức đã diễn ...
Doanh nghiệp “đau đầu” vì hàng xuất khẩu bị tuồn ra thị trường

Doanh nghiệp “đau đầu” vì hàng xuất khẩu bị tuồn ra thị trường

Tình trạng một số doanh nghiệp, nhà máy trên địa bàn TPHCM bị mất hàng hóa xuất khẩu, bị làm ...
Viettel tung loạt ưu đãi viễn thông nhân dịp kỷ niệm 35 năm thành lập

Viettel tung loạt ưu đãi viễn thông nhân dịp kỷ niệm 35 năm thành lập

Tặng 35% tiền gói cước, khuyến mại 35% giá trị thẻ nạp, tặng 35.000 điểm Viettel++ cùng hàng ngàn món ...
Đề xuất gia hạn Thông tư 02 về cơ cấu nợ đến hết năm 2024

Đề xuất gia hạn Thông tư 02 về cơ cấu nợ đến hết năm 2024

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề xuất gia hạn thời gian cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông ...
Thuốc màu chế phẩm từ Dioxyt Titan có thuộc đối tượng giảm thuế GTGT?

Thuốc màu chế phẩm từ Dioxyt Titan có thuộc đối tượng giảm thuế GTGT?

Đó là thắc mắc của Công ty CP thương mại và hóa chất HD liên quan đến chính sách giảm ...
Thức ăn chăn nuôi chứa tiền chất Axit Formic có bị “bơ vơ” trong quản lý?

Thức ăn chăn nuôi chứa tiền chất Axit Formic có bị “bơ vơ” trong quản lý?

Hiện có những mặt hàng chứa tiền chất có đang bất cập về quản lý, không rõ ràng thuộc trách ...
Doanh nghiệp quản lý hạ tầng đường sắt được giữ lại 80% khoản thu từ dịch vụ

Doanh nghiệp quản lý hạ tầng đường sắt được giữ lại 80% khoản thu từ dịch vụ

Qua 5 năm triển khai thực hiện, quy định tại Nghị định số 46/2018/NĐ-CP và công tác quản lý, sử ...
Chính sách thuế và mã số HS đối với mặt hàng đại táo

Chính sách thuế và mã số HS đối với mặt hàng đại táo

Tổng cục Hải quan vừa có văn bản trả lời và hướng dẫn vướng mắc liên quan đến chính sách ...
Dược liệu nhập khẩu có mức thuế GTGT 5%

Dược liệu nhập khẩu có mức thuế GTGT 5%

Sản phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh được quy định ...
Haval Việt Nam ưu đãi lớn cho Haval H6 Hybrid

Haval Việt Nam ưu đãi lớn cho Haval H6 Hybrid

Khách hàng mua xe Haval H6 Hybrid sẽ được nhận khuyến mãi đặc biệt về giá và thuế trước bạ.
(Infographics) Kết quả nổi bật nhập khẩu ô tô 4 tháng đầu năm

(Infographics) Kết quả nổi bật nhập khẩu ô tô 4 tháng đầu năm

Hết tháng 4 cả nước nhập khẩu 43.805 ô tô nguyên chiếc các loại giảm 19,4%, tổng kim ngạch đạt ...
Các hãng ôtô nước ngoài ráo riết săn lùng công nghệ Trung Quốc

Các hãng ôtô nước ngoài ráo riết săn lùng công nghệ Trung Quốc

Hàng loạt nhà sản xuất ôtô nước ngoài đang đẩy mạnh hợp tác với các công ty công nghệ Trung ...
20.000 xe VF 3 sẽ tới tay khách hàng ngay năm nay với chi phí cực rẻ

20.000 xe VF 3 sẽ tới tay khách hàng ngay năm nay với chi phí cực rẻ

Với giá bán ưu đãi từ 235 triệu đồng áp dụng cho giai đoạn cọc sớm từ 13-15/5, khách hàng ...
Ford Việt Nam ưu đãi lớn trong tháng 5

Ford Việt Nam ưu đãi lớn trong tháng 5

Tháng 5/2024, Ford Việt Nam triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt dành cho khách hàng mua các dòng ...
Vinfast chính thức nhận đặt cọc VF 3 với nhiều đặc quyền hấp dẫn

Vinfast chính thức nhận đặt cọc VF 3 với nhiều đặc quyền hấp dẫn

Từ ngày 13/5/2024, VinFast chính thức nhận đặt cọc cho mẫu xe điện thông minh VF 3 với mức giá ...
Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Theo báo cáo mới của LHQ, kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ tăng trưởng 2,7% trong năm 2024 ...
Triển vọng ổn định tài chính của Eurozone đã cải thiện nhưng vẫn mong manh

Triển vọng ổn định tài chính của Eurozone đã cải thiện nhưng vẫn mong manh

Trong báo cáo Đánh giá ổn định tài chính 6 tháng một lần, ECB cho rằng các điều kiện kinh ...
Cầu nối vững chắc góp phần ổn định trật tự thế giới

Cầu nối vững chắc góp phần ổn định trật tự thế giới

Ngày 16/5, tại Đại lễ đường Nhân dân ở Thủ đô Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ...
WCO thúc đẩy hiện đại hoá các chương trình AEO

WCO thúc đẩy hiện đại hoá các chương trình AEO

Hội nghị Doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt (AEO) toàn cầu lần thứ 6 của Tổ chức Hải quan thế ...
Iran kết nối hệ thống hải quan quốc gia với Hệ thống eTIR quốc tế

Iran kết nối hệ thống hải quan quốc gia với Hệ thống eTIR quốc tế

(HQ Online) - Iran đã trở thành quốc gia thứ 6 tham gia Công ước TIR (Công ước về vận ...
Cuba sẵn sàng đối thoại bình đẳng với Mỹ

Cuba sẵn sàng đối thoại bình đẳng với Mỹ

Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Cane chỉ rõ việc dỡ bỏ các biện pháp bao vây cấm vận đơn giản là ...
Phiên bản di động