Dịch tả lợn châu Phi: Nguy cơ lây lan ra diện rộng
Phát hiện 3 ổ Dịch tả lợn châu Phi tại Hưng Yên và Thái Bình | |
Dịch tả lợn châu Phi sát sườn, ứng phó ra sao? | |
Chủ động kiểm tra, ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi trên tuyến biên giới |
Khi đã mắc bệnh DTLCP, lợn chắc chắn sẽ chết và phải tiêu hủy. Nguồn: Internet |
Khó phát hiện nhưng đã mắc là chết
Mới đây, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) đã chính thức họp báo công bố phát hiện các ổ bệnh DTLCP tại hai tỉnh là Hưng Yên và Thái Bình.
Thông tin sâu hơn về vấn đề này, ông Phạm Văn Đông-Cục trưởng Cục Thú y cho biết: Thông tin về DTLCP đã được phát hiện từ ngày 1/2. Ngay sau đó, Cục Thú y đã báo cáo Bộ NN&PTNT và Bộ đã báo cáo Thủ tướng xin ý kiến chỉ đạo.
Tổng đàn lợn mắc bệnh DTLCP hiện là 257 con. Trong đó, ổ dịch ở xã Trung Nghĩa (TP. Hưng Yên) có 33 con; ổ dịch ở xã Yên Hòa (Yên Mỹ, Hưng Yên) là 101 con; ở xã Đông Đô (Hưng Hà, Thái Bình) là 123 con. Số lợn mắc bệnh này đã được tiêu hủy. Các ổ dịch bị phát hiện cũng đã qua 18 ngày và chưa phát hiện ở dịch mới nào.
Ông Đông nhấn mạnh: "DTLCP là một bệnh mới trong khu vực nên hết sức thận trọng. Chúng tôi phải lấy mẫu xét nghiệm tại nhiều phòng thí nghiệm, tham vấn quốc tế sau đó mới khẳng định đây là mầm bệnh mới. Khi xảy ra các ổ dịch, ngay lập tức chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn đã vào cuộc quyết liệt, trước hết là ngăn chặn ngay việc bán chạy lợn”.
Theo ông Nguyễn Văn Long-Trưởng phòng dịch tễ, Cục Thú y: Lợn mắc bệnh DTLCP rất khó phát hiện. Người chăn nuôi cần đặc biệt chú ý tới những triệu chứng cụ thể như: Lợn sốt cao từ 40-42 độ C; sờ vào lợn thấy mát bình thường nhưng kẹp nhiệt độ thì lợn lại bị sốt cao. Tất cả lợn mắc bệnh DTLCP đều chết, nhưng chết từ từ vài con một chứ không chết cả đàn như dịch lở mồm long móng.
“DTLCP không lây lan sang người và các loài động vật khác. Tuy nhiên, đến nay bệnh này vẫn chưa có thuốc chữa, cũng chưa có vắc xin phòng bệnh. 100% lợn mắc bệnh DTLCP sẽ chết, bắt buộc phải tiêu hủy", ông Long nói.
Tuyệt đối không bán chạy lợn
Phân tích rõ hơn tình trạng lây lan bệnh DTLCP tại Hưng Yên và Thái Bình, ông Đông cho hay, nguyên nhân có thể do chim di cư tiếp xúc với lợn nuôi bị bệnh hoặc lợn rừng đã chết vì DTLCP. Khi chim đến ăn thịt lợn chết có mầm bệnh sẽ đem theo mầm bệnh từ nơi này đến nơi khác, khiến bệnh lây lan nhanh.
Bên cạnh đó, cư dân biên giới giữa Việt Nam và các nước có nhiều hoạt động giao thương, qua lại giữa Việt Nam và các nước (đặc biệt tại một số địa phương như Quảng Ninh, có ngày có trên 10.000 lượt người qua lại ở biên giới hai nước); lượng xe cộ, phương tiện vận chuyển cũng được người dân Việt Nam và các nước sử dụng nhiều nên rất có thể mang theo mầm bệnh DTLCP vào Việt Nam.
Phát hiện 3 ổ Dịch tả lợn châu Phi tại Hưng Yên và Thái Bình (HQ Online)- Việt Nam hiện đã ghi nhận 3 ổ bệnh Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại Hưng Yên và Thái Bình. |
Ngoài ra, lượng khách đi du lịch từ các nước qua đường bộ, đường hàng không và đường biển vào Việt Nam rất lớn, nhất là khách từ các nước châu Á thường có thói quen mang theo thực phẩm có chứa thịt lợn nên có thể đưa mầm bệnh DTLCP vào Việt Nam (tương tự như đã phát hiện tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan,...)...
Cục Thú y khuyến cáo, người chăn nuôi thực hiện thường xuyên vệ sinh, phun thuốc sát trùng tiêu diệt các loại mầm bệnh; có biện pháp ngăn chặn các loại côn trùng; không tham gia mua bán, vận chuyển, tiêu thụ bất kỳ lợn bệnh, lợn nghi bị bệnh, các sản phẩm thịt lợn bệnh; mua con giống rõ nguồn gốc; không sử dụng thức ăn thừa; thức ăn tận dụng chưa qua xử lý nhiệt chín.
Khi phát hiện lợn bệnh, tuyệt đối không bán chạy lợn bệnh; không giết mổ, không bán chạy lợn bệnh; không vứt xác lợn chết ra ngoài môi trường vì bệnh này không điều trị được, chưa có vắc xin điều trị.
Đối với các trang trại quy mô lớn, khuyến cáo Cục Thú y đưa ra là tăng cường các biện pháp an toàn sinh học; yêu cầu tất cả các cán bộ, công nhân kỹ thuật phải thực hiện nghiêm; có biện pháp xử lý, sát trùng mọi phương tiện, dụng cụ ra vào trang trại; có biện pháp ngăn chặn côn trùng; thường xuyên tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng khu vực nuôi, khu vực xung quanh, trên các tuyến đường trong và từ ngoài đi vào trại.
Theo các chuyên gia thế giới về bệnh lợn, DTLCP bắt đầu xuất hiện vào năm 1921 tại châu Phi, năm 1957 lan sang châu Âu và châu Mỹ. May mắn một số nước đã thanh toán được dịch bệnh này. Tuy nhiên, như trường hợp của Tây Ban Nha phải mất 30 năm và biện pháp quan trọng nhất chính là tiêu huỷ đàn lợn. Đến năm 2007, dịch bệnh DTLCP lại xuất hiện tại châu Âu và giờ là Tây Âu. Việc lây lan chủ yếu là do vận chuyển sản phẩm thịt lợn bị nhiễm mầm bệnh. Hiện nay, bệnh này đang bùng phát tại các nước châu Á. Bản thân chủng virus bệnh DTLCP lây lan rất chậm trong đàn lợn nhiễm bệnh, song lợn mắc bệnh lại có tỷ lệ chết 100%. Đặc biệt, sau gần một thế kỷ phát hiện ra, đến nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh DTLCP. |
Tin liên quan
Để xuất khẩu khỉ sang Trung Quốc, doanh nghiệp phải đáp ứng những điều kiện gì?
15:21 | 07/08/2024 Kinh tế
Nâng cấp phần mềm 2 thủ tục của Bộ Nông nghiệp trên Cổng thông tin một cửa quốc gia
08:57 | 21/04/2023 Hải quan
Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thương mại vắc xin dịch tả lợn châu Phi
17:01 | 01/06/2022 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK