Dịch chuyển chuỗi cung ứng: Cơ hội vàng cho Việt Nam?
Doanh nghiệp Việt đang nỗ lực để có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Nâng vai trò trong chuỗi cung ứng
Gần đây, báo chí thế giới thông tin, việc Mỹ đang lên kế hoạch thành lập "Mạng lưới kinh tế thịnh vượng" bằng cuộc đối thoại nhóm "Bộ tứ kim cương" (nhóm Quad), gồm Mỹ, Australia, Nhật Bản, Ấn Độ và mời thêm 3 quốc gia khác là Việt Nam, Hàn Quốc và New Zealand. Nhóm mới này được gọi là "Bộ tứ mở rộng" (Quad Plus). Mục đích hình thành “Mạng lưới kinh tế thịnh vượng”, được cho là sẽ chuyển dịch một phần chuỗi cung ứng rời khỏi Trung Quốc và đa dạng hoá để giảm rủi ro.
Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) đánh giá: Chuỗi cung ứng toàn cầu, nền sản xuất toàn cầu hiện phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. Việc dịch chuyển chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc là điều có thể hình dung. Dịch Covid-19 càng cho thấy thế giới bị lệ thuộc vào nguồn cung của Trung Quốc và đó có thể xem là “giọt nước tràn ly”.
Nhấn mạnh rằng, sự bất ổn định của Trung Quốc ảnh hưởng không chỉ đến Mỹ mà nhiều nước khác, đặc biệt là Nhật Bản, ông Nguyễn Văn Toàn chia sẻ thêm, thậm chí Nhật Bản đã có ý định khuyến khích các doanh nghiệp rời khỏi Trung Quốc. Bằng chứng là, Nhật Bản bỏ ra 2,2 tỷ USD để kéo các doanh nghiệp trở về nước hoặc tới các nước khác, trong đó Đông Nam Á là mục tiêu số 1. Trong bối cảnh như trên, động thái thành lập "Mạng lưới kinh tế thịnh vượng" do Mỹ khởi xướng là cơ hội rất lớn để chuỗi cung ứng toàn cầu nói chung, của Việt Nam nói riêng bớt phụ thuộc vào Trung Quốc.
“Hiện nay, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung nguyên vật liệu cũng như bán thành phẩm từ Trung Quốc, kể cả các ngành lớn như dệt may, da giày... Đây là thời cơ để Việt Nam có thể bứt lên. Thông qua việc giải quyết dịch Covid-19 uy tín của Việt Nam đã được nâng cao. Có thể thấy ở chỗ tại sao Mỹ không chọn Thái Lan, Malaysia-những nước có hạ tầng công nghệ tốt hơn Việt Nam mà họ lại chọn Việt Nam? Đây là cơ hội rất lớn vì nếu tham gia vào chuỗi cung ứng, Việt Nam sẽ được hỗ trợ mạnh mẽ về mặt kỹ thuật, về chuyên môn, vật lý và đặc biệt về nguồn vốn”, ông Nguyễn Văn Toàn nhấn mạnh.
Xung quanh câu chuyện dịch chuyển chuỗi cung ứng, PGS.TS Đỗ Đức Định, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông cho rằng: Việc Trung Quốc kiểm soát các chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay khiến các nước bắt đầu lo ngại. Việt Nam hay các nước khác sẽ khó có thể thay ngay được Trung Quốc để đóng vai trò cốt yếu trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, đây là cơ hội để nâng dần vai trò Việt Nam trong chuỗi cung ứng.
Thúc cải thiện môi trường đầu tư
Cơ hội dần hé mở, Việt Nam liệu có thể nắm lấy? Trả lời cho câu hỏi này, TS Đỗ Đức Định phân tích: Việt Nam đã có những cải thiện rất tốt về mặt y tế, kinh tế và về mặt lực lượng lao động. Trước đây, nhiều công ty đầu tư vào Việt Nam rất lo ngại thiếu lao động Việt Nam tay nghề cao. Tuy nhiên hiện nay, lực lượng lao động liên quan tới công nghệ của Việt Nam đã bước đầu đáp ứng được. “Tuy Việt Nam đang ở giai đoạn cuối của lực lượng lao động vàng, nhưng nếu duy trì được lực lượng lao động tốt trong 10-20 năm nữa, Việt Nam hoàn toàn có thể làm được việc đóng góp sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu”, TS Đỗ Đức Định nói.
Trên thực tế, muốn nắm bắt cơ hội Việt Nam cũng còn rất nhiều việc phải làm ở cả góc độ cơ quan quản lý nhà nước lẫn doanh nghiệp. Theo ông Nguyễn Văn Toàn, về phía Chính phủ, cần phải có những động thái mới trong cải thiện môi trường đầu tư, trước hết là các luật và văn bản dưới luật. Gần đây, Việt Nam bàn nhiều về Luật Đầu tư sửa đổi, Luật này phải được sửa đổi trên 2 quan điểm, góc nhìn mới.
Thứ nhất là phải căn cứ vào Nghị quyết số 50-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030. Thứ hai, việc sửa Luật Đầu tư phải dựa trên cơ sở mới là chọn luồng đầu tư mới. Trong đó, luồng đầu tư rất quan trọng là từ EU và Mỹ, nơi có công nghệ cao, có công nghệ quản lý tốt-tác nhân quan trọng để phát triển nguồn nhân lực cũng như tạo thuận lợi để hợp tác với các DN trong nước.
“Các nước Mỹ, EU không có quá nhiều nhân lực, mọi thứ để có thể tham gia làm ở Việt Nam. Họ sẽ phải dùng nguồn nhân lực Việt Nam, phải kết hợp với các doanh nghiệp Việt Nam để tham gia vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị của họ. Nếu Việt Nam nhận luồng đầu tư của Trung Quốc không cẩn thận họ muốn làm hết. Máy móc thiết bị không tiên tiến, nếu tiên tiến Trung Quốc có nhưng ít đầu tư ở Việt Nam. Bản thân chuỗi cung ứng họ cũng làm từ A đến Z, ít khi hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam để tham gia chuỗi của họ”, ông Nguyễn Văn Toàn nói.
Về phía doanh nghiệp, Phó Chủ tịch VAFIE cho rằng, phải chủ động, sáng tạo và phấn đấu để có thể đứng trên đôi chân của mình và bắt tay bình đẳng với doanh nghiệp nước ngoài. “Trước đây, chúng ta xuất khẩu sang thị trường dễ tính như Trung Quốc thì bản thân ta không phát triển được chất lượng. Các thị trường Mỹ, Nhật Bản... họ yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng, an toàn thực phẩm. Doanh nghiệp phải tự nâng mình lên để có thể tìm đối tác mới, thị trường mới. Doanh nghiệp cũng phải tìm ra nguồn cung ứng đa dạng hơn, bỏ trứng vào nhiều giỏ. Điều này giúp cho khi những chuỗi cung ứng từ Trung Quốc đứt gãy hoặc ảnh hưởng thì doanh nghiệp cũng không bị chao đảo”, ông Nguyễn Văn Toàn bày tỏ quan điểm.
Đưa ra cái nhìn tổng thể, TS Đỗ Đức Định nhấn mạnh: “Việt Nam cũng cần nhìn nhận thoáng hơn về kinh tế thị trường, trong đó có kinh tế tư nhân. Khi đó, doanh nghiệp sẽ có động lực để phát triển, đóng góp sâu hơn vào nền kinh tế, tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn, mạnh dạn tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu hơn”.
Tin liên quan
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024
15:29 | 28/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước
08:27 | 08/11/2024 Kinh tế
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Chanh leo Việt Nam “rộng đường” sang Australia
08:00 | 06/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hé lộ hình ảnh lô xe Omoda C5 đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam
Viettel nâng băng thông internet cáp quang lên tới 50%
Iraq mở tuyến vận tải hàng hóa mới từ châu Á tới châu Âu
Giá xe điện-câu chuyện dài kỳ ở châu Âu
Fed quyết định tiếp tục giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK