Facebook Twitter youtube Tiktok

Dệt may đối diện nhiều thách thức tại các thị trường nhập khẩu lớn

(HQ Online) - Sau thời gian vật lộn với dịch Covid-19, ngành dệt may Việt Nam đã đạt thành tích xuất khẩu ấn tượng trong nửa đầu năm 2022. Tuy nhiên, chặng đường phía trước vẫn ẩn chứa nhiều thách thức, đe dọa đến mục tiêu xuất khẩu cả năm của ngành này.
DN dệt may Việt Nam bị ảnh hưởng bởi Đạo luật chống lao động cưỡng bức của Mỹ
Trung Quốc trở thành thị trường lớn thứ 2 của dệt may Việt Nam
Doanh nghiệp dệt may báo lãi lớn trong quý đầu năm 2022
Sản xuất hàng dệt may tại Tổng công ty May 10. 	Ảnh: ST
Sản xuất hàng dệt may tại Tổng công ty May 10. Ảnh: ST

Bước nhảy vọt của ngành sợi

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, trong nửa đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may dự kiến đạt khoảng 22 tỷ USD, tăng trưởng 23% so với cùng kỳ năm 2021. Đây được đánh giá là mức tăng trưởng rất ấn tượng trong bối cảnh đang phải đối mặt với nhiều thách thức toàn cầu.

Khó tuyển lao động cho các nhà máy mới

Báo cáo phân tích ngành dệt may của SSI Research nêu lên rằng, nhà máy Vĩnh Long mới của Công ty May Thành Công đã bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 4/2022, nhưng hiện chỉ có 5/29 dây chuyền sản xuất đang hoạt động do nhà máy đang gặp khó khăn trong việc thu hút lao động do cạnh tranh về lương. Ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 cũng cho biết, trong năm 2021, Công ty May 10 đã đầu tư mở rộng một số nhà máy tại các tỉnh phía Bắc, nhưng hiện việc tuyển dụng lao động mới gặp rất nhiều khó khăn.

Theo ông Giang, tiền đề cho sự tăng trưởng ấn tượng này chính là các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã tham gia. Theo đó, 15 FTA đã tạo ra hành lang thị trường rộng mở có tính toàn diện cho các sản phẩm của ngành dệt may Việt Nam. Trong đó, một số FTA có tính ràng buộc về quy tắc xuất xứ như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã thúc đẩy ngành công nghiệp dệt sợi trong nước phát triển vượt bậc trong 5 năm trở lại đây. Cụ thể, từ chỗ phụ thuộc rất lớn vào nguyên liệu sợi nhập khẩu, Việt Nam đã có thể chủ động được nguồn nguyên phụ liệu này. Trong năm 2021, xuất khẩu sợi của Việt Nam đã đạt tới 5,6 tỷ USD và dự kiến sẽ đạt khoảng 2,9 – 3 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm nay, qua đó đóng góp rất lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành.

Ông Giang cho biết, sự phát triển của ngành sợi đến từ sự bứt phá về công nghệ tự động hóa, nhiều nhà máy kéo sợi đã có sự đầu tư rất lớn về công nghệ tự động hóa, quản trị số. Đặc biệt, ngành sợi Việt Nam đã đi đầu trong chiến lược phát triển đa dạng hóa thị trường. Cùng với đó, ngành dệt may Việt Nam cũng phát triển nhanh theo xu hướng xanh hóa, chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo, tiết kiệm nguồn nước. Từ đó đáp ứng tốt hơn yêu cầu của các nhãn hàng và được đánh giá rất cao.

Ở góc độ DN, ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 cũng chia sẻ những thông tin rất tích cực về xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm. Theo đó, khách hàng ở các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản đã phục hồi nhanh chóng và đặt hàng với số lượng tăng 20-30% so với cùng kỳ năm 2021, thậm chí, một số khách hàng có lượng đặt hàng tăng cao hơn trước thời điểm dịch Covid-19. Kết quả, doanh thu xuất khẩu của May 10 ghi nhận mức tăng trên 30%.

Một số DN dệt may khác cũng đã công bố những kết quả kinh doanh tích cực trong 5 tháng đầu năm. Trong đó, Công ty CP Đầu tư và thương mại TNG ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 2,5 nghìn tỷ đồng (tăng 42% so với cùng kỳ) và 87 tỷ đồng (tăng 58% so với cùng kỳ. Công ty CP Dệt may đầu tư thương mại Thành Công cũng ghi nhận doanh thu thuần đạt 77,4 triệu USD, tăng trưởng 15% và lợi nhuận ròng đạt 4,4 triệu USD, tăng 6% so với cùng kỳ.

Cuối năm nhiều thách thức

Dù đã đạt được kết quả rất ấn tượng trong nửa đầu năm, song ông Vũ Đức Giang nhận định mục tiêu xuất khẩu 44-45 tỷ USD trong năm nay của ngành dệt may Việt Nam vẫn là một thách thức lớn, thậm chí có thể sẽ khó khả thi khi áp lực lạm phát đang tăng lên tại các nước nhập khẩu lớn như Mỹ, EU. Bên cạnh đó, xung đột Nga và Ukraine đã khiến cho chi phí đầu vào tăng lên, đặc biệt là chi phí xăng dầu, chi phí vận chuyển, từ đó tác động đến giá thành của DN dệt may Việt Nam.

“Hiện tại giá bông đang ở mức rất cao, trong khi giá sợi tăng không đáng kể nên chi phí của ngành kéo sợi đã tăng 20-30%” – ông Giang chia sẻ. Đặc biệt, Đạo luật Ngăn chặn lao động cưỡng bức người Ngô Duy Nhĩ (UFLPA) sẽ ảnh hưởng đến những đơn hàng mà các nhãn hàng đã ký với DN. Các nhãn hàng sẽ phải dừng các đơn hàng có nguồn gốc vải từ bông Tân Cương, vì các dòng vải, sợi có xuất xứ từ bông Tân Cương sẽ không thể được mua bán vào thị trường Việt Nam để xuất khẩu sang Mỹ. Và trên thực tế hiện đã có một số DN Việt Nam bị dừng đơn hàng.

Ông Thân Đức Việt cũng nhận định lượng tiêu thụ hàng dệt may tại Mỹ và EU sẽ giảm trong một vài quý tới trước áp lực của lạm phát. Trong khi đó, những tác động kéo dài của dịch Covid-19 khiến cho chi phí logistics vẫn ở mức cao, tình trạng tắc nghẽn, thiếu container chưa chấm dứt hoàn toàn. Mặc dù May 10 đã ký đơn hàng đến hết quý 3/2022, một số mặt hàng thế mạnh như sơ mi, veston cao cấp đã có đơn hàng đến hết năm 2022 nhưng ông Việt lo lắng rằng khách hàng có thể sẽ điều chỉnh giảm hoặc hủy đơn đột ngột nếu tồn kho tăng và sản lượng tiêu thụ giảm.

Trong báo cáo phân tích ngành dệt may được công bố mới đây, SSI Research chia sẻ thông tin rằng các công ty may mặc trong nước cho biết khách hàng đã rút ngắn thời gian đặt trước đơn hàng trước 3 tháng (ngoại trừ kỳ nghỉ lễ trong quý 4), do lượng hàng tồn kho ở thị trường xuất khẩu ở mức cao và áp lực lạm phát.

Ở góc độ hiệp hội, ông Vũ Đức Giang khuyến nghị các DN nên tìm ra chuỗi cung ứng riêng cho mình và nên tận dụng thị trường Việt Nam. “Thị trường Việt Nam có thể có mức giá cao hơn một chút nhưng lại có lợi thể về tính ổn định và an toàn. Khi mua nguyên phụ liệu từ Việt Nam, các DN cũng sẽ chủ động được thời gian sản xuất và có thể chủ động đàm phám với nhà sản xuất vải về thời gian giao hàng, chất lượng và các yêu cầu khác…” – ông Giang thông tin.

Lãnh đạo Vitas cho biết, hiện ngành dệt may Việt Nam đã đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu nguyên phụ liệu, trong đó, chủ động được về nguồn cung sợi. Đồng thời, đã đa dạng hóa các dòng vải, đặc biệt là vải dệt kim đã chủ động được 50%, còn dệt thoi và một số loại vải khác cũng đã chủ động được 40-42%. Đây là bước đột phá tích cực sau nhiều năm đầu tư vào phần cung thiếu hụt. Thời gian tới, Vitas sẽ tiếp tục nỗ lực thúc đẩy việc kêu gọi đầu tư vào phần cung còn thiếu hụt của ngành dệt may.

Nguyễn Hiền

Tin liên quan

Vận hành, phát triển thị trường trái phiếu theo hướng bền vững, an toàn, lành mạnh

Vận hành, phát triển thị trường trái phiếu theo hướng bền vững, an toàn, lành mạnh

(HQ Online) - Theo Sở GDCK Hà Nội (HNX), năm 2024, nhu cầu huy động vốn ngân sách nhà nước là 655 nghìn tỷ đồng, trong đó huy động qua kênh rái phiếu chính phủ là 400 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, khối lượng huy động TPDN phụ thuộc vào nhu cầu vốn trung và dài hạn của DN và nhu cầu đầu tư của thị trường.
Kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong quý 1 tăng cao nhất từ trước đến nay

Kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong quý 1 tăng cao nhất từ trước đến nay

(HQ Online) - Thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan ghi nhận, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ trong quý 1/2024 có mức tăng cao nhất từ trước đến nay.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng

(HQ Online) - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng (HRC) để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp.
3 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô

3 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô

(HQ Online) - Kết quả xuất khẩu đang có nhiều tín hiệu tích cực, đóng góp quan trọng vào kết quả này không thể không nhắc đến các nhóm hàng chủ lực như máy vi tính, điện thoại, máy móc…
Gạo Việt Nam dẫn đầu xuất khẩu vào thị trường Singapore

Gạo Việt Nam dẫn đầu xuất khẩu vào thị trường Singapore

(HQ Online) - 3 tháng đầu năm 2024 đánh dấu sự vươn lên của Việt Nam khi lần đầu tiên chạm ngưỡng quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore trong giai đoạn gần đây.
Mới hết quý 1, Việt Nam nhập siêu hơn 17 tỷ USD từ Trung Quốc

Mới hết quý 1, Việt Nam nhập siêu hơn 17 tỷ USD từ Trung Quốc

(HQ Online) - Trong quý 1/2024, thương mại Việt Nam – Trung Quốc đạt 43,6 tỷ USD, trong đó Việt Nam thâm hụt thương mại lớn.
Xuất nhập khẩu đạt hơn 200 tỷ USD tính đến nửa đầu tháng 4

Xuất nhập khẩu đạt hơn 200 tỷ USD tính đến nửa đầu tháng 4

(HQ Online) - Kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước tính đến 15/4 đạt 208,94 tỷ USD, theo thống kê sơ bộ mới nhất vừa được Tổng cục Hải quan công bố hôm nay (19/4).
Địa phương đầu tiên đạt kim ngạch xuất khẩu chục tỷ đô

Địa phương đầu tiên đạt kim ngạch xuất khẩu chục tỷ đô

(HQ Online) - Hết quý 1, TPHCM là địa phương đầu tiên của cả nước đạt kim ngạch xuất khẩu từ 10 tỷ USD trở lên.
2 nhóm hàng xuất khẩu ngành nông nghiệp tăng trưởng 3 con số

2 nhóm hàng xuất khẩu ngành nông nghiệp tăng trưởng 3 con số

(HQ Online) - Trong tháng 3/2024, có 2 nhóm hàng xuất khẩu của ngành nông nghiệp có kim ngạch tăng trưởng ba con số so với tháng trước.
Quý đầu năm, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 178 tỷ USD

Quý đầu năm, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 178 tỷ USD

(HQ Online) - Quý 1/2024, kim ngạch xuất nhập khẩu duy trì đà tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu thống kê sơ bộ được Tổng cục Hải quan công bố chiều nay (9/4).
Xuất khẩu cá ngừ sang Ba Lan tăng gấp gần 8 lần

Xuất khẩu cá ngừ sang Ba Lan tăng gấp gần 8 lần

(HQ Online) - Ba Lan đang là thị trường nhập khẩu cá ngừ đáng chú ý trong những tháng đầu năm 2024 với tốc độ tăng trưởng 786% so với cùng kỳ.
Xuất khẩu điều ước đạt trị giá 782 triệu USD trong quý 1

Xuất khẩu điều ước đạt trị giá 782 triệu USD trong quý 1

(HQ Online) - Tháng 3 xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 55 nghìn tấn, tăng mạnh về lượng và trị giá so với tháng trước.
Việt Nam đứng trước nguy cơ trở thành nước "nhập siêu" các sản phẩm chăn nuôi

Việt Nam đứng trước nguy cơ trở thành nước "nhập siêu" các sản phẩm chăn nuôi

(HQ Online) - Phát biểu tại cuộc họp giao ban khối chăn nuôi quý 2/2024, ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi gia cầm cho biết, theo số liệu cập nhật ước tính hiện nay, mỗi tuần chúng ta nhập lậu khoảng 60.000 con gà đẻ thải loại từ biên giới Việt Lào, trong đó, có nhiều gà có nguồn gốc Thái Lan, tương đương 240 tấn/tuần, lên tới 720 tấn/tháng.
Nhập siêu qua cảng TPHCM gần 900 triệu USD

Nhập siêu qua cảng TPHCM gần 900 triệu USD

(HQ Online) - Hàng hóa XNK qua các cửa khẩu cảng TPHCM trong gần 3 tháng đầu năm 2024 đạt kim ngạch trên 21 tỷ USD, nhập siêu gần 900 triệu USD.
Xem thêm
cty-toan-phat
cong-ty-tan-cang-sg-vpdd

Tin mới

Quản lý dòng tiền từ hợp tác giữa ngân hàng và cơ quan Hải quan, Thuế

Quản lý dòng tiền từ hợp tác giữa ngân hàng và cơ quan Hải quan, Thuế

Các ngân hàng đã tăng cường hợp tác với cơ quan Hải quan, Thuế, Kho bạc… trong thanh toán, nộp thuế, phí, từ đó giúp quản lý chặt chẽ dòng tiền.
Khơi thông dòng chảy pháp luật, nhưng điều kiện kinh doanh vẫn tạo rào cản

Khơi thông dòng chảy pháp luật, nhưng điều kiện kinh doanh vẫn tạo rào cản

Cơ quan nhà nước đã tìm hiểu, lắng nghe, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp, như tiến hành rà soát và sửa đổi các quy định về pháp luật kinh doanh.
Vì sao hơn 100 phương tiện vận tải của Việt Nam bị lưu giữ ở Trung Quốc?

Vì sao hơn 100 phương tiện vận tải của Việt Nam bị lưu giữ ở Trung Quốc?

Theo thông tin từ Ban Quản lý khu kinh tế Lào Cai ngày 25/4, thời gian gần đây, tình trạng phương tiện Việt Nam bị lưu giữ trái phép tại Hà Khẩu (Trung Quốc) ngày càng nhiều.
Nghệ An: Bắt giữ đối tượng đang vận chuyển 1 bánh heroin và 1.600 viên ma túy

Nghệ An: Bắt giữ đối tượng đang vận chuyển 1 bánh heroin và 1.600 viên ma túy

Công an huyện Nghĩa Đàn đang tạm giữ hình sự đối tượng Lê Văn Hồng khi đang vận chuyển 1 bánh heroin và 1.600 viên ma túy.
ĐHĐCĐ SHB: Mục tiêu lợi nhuận tăng 22%, chia cổ tức 5% tiền mặt và 11% cổ phiếu

ĐHĐCĐ SHB: Mục tiêu lợi nhuận tăng 22%, chia cổ tức 5% tiền mặt và 11% cổ phiếu

Chủ tịch HĐQT Đỗ Quang Hiển cho biết, giá trị thanh khoản cổ phiếu của SHB ở mức cao cho thấy niềm tin của nhà đầu tư là rất lớn.
LONGFORM: Hệ sinh thái Tài chính số- Lấy dữ liệu làm tài nguyên, lấy giải pháp đột phá làm nền tảng

LONGFORM: Hệ sinh thái Tài chính số- Lấy dữ liệu làm tài nguyên, lấy giải pháp đột phá làm nền tảng

Đến nay, hầu hết lĩnh vực trong ngành Tài chính đều đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong chuyển đổi số, đặc biệt là các lĩnh vực trọng tâm thuế, hải quan, kho bạc…
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Khánh Hòa Nguyễn Văn Cường

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Khánh Hòa Nguyễn Văn Cường

Ngày 26/3/2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ký Quyết định số 779/QĐ-TCHQ bổ nhiệm có thời hạn ông Nguyễn Văn Cường, Đội trưởng Đội Kiểm soát Hải quan thuộc Cục Hải quan Khánh Hòa giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Hải quan Khánh Hòa kể từ ngày 5/4/20
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Sáng ngày 27/3/2024, Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị công bố và trao Quyết định bổ nhiệm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đối với ông Đinh Ngọc Thắng.
Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Ngày 31/1/2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn đã ký Quyết định số 299/QĐ-TCHQ điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Dương Xuân Sinh, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lào Cai giữ chức vụ Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam từ ngày 1/3/2024.
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan Đặng Thanh Dũng

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan Đặng Thanh Dũng

Điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Đặng Thanh Dũng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam, giữ chức vụ Phó Vụ trưởng-Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan, Tổng cục Hải quan.
Phiên bản di động