Để vốn đầu tư công chảy nhanh vào nền kinh tế
Mức sụt giảm vốn FDI thể hiện khó khăn chung của nền kinh tế Thúc đẩy phân bổ vốn để giải ngân đầu tư công hiệu quả Diễn đàn Kinh tế TPHCM sẽ tập trung bàn giải pháp xanh hóa nền kinh tế |
Các vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng là “rào cản” tại nhiều dự án sử dụng vốn đầu tư công. Ảnh: S.T |
Theo báo cáo mới nhất từ Bộ Tài chính, lũy kế thanh toán vốn đầu tư công của cả nước từ đầu năm đến ngày 31/8/2023 là hơn 300,3 nghìn tỷ đồng, đạt 39,47% kế hoạch. Ước thanh toán đến hết tháng 9/2023 là hơn 363,3 nghìn tỷ đồng, đạt 47,75% kế hoạch, đạt 51,38% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Con số này tăng so với cùng kỳ 9 tháng năm 2022 khi đạt 42,16% kế hoạch và đạt 46,7% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Bộ Tài chính cho biết, 12/52 bộ, cơ quan trung ương và 30/63 địa phương có tỷ lệ ước giải ngân đạt trên 50%. Nhưng vẫn còn 29 bộ và 3 địa phương giải ngân được dưới 30% kế hoạch vốn.
Bộ Tài chính cho biết, mặc dù tỷ lệ giải ngân cao hơn so với cùng kỳ năm trước nhưng trên cơ sở cuộc họp Tổ công tác trong thời gian vừa qua (Tổ công tác số 3 do Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang làm tổ trưởng; Tổ công tác số 2 do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm tổ trưởng) và tổng hợp theo báo cáo 8 tháng của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thì việc giải ngân vốn đầu tư công còn tồn tại một số vướng mắc như việc giao đất, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư…
Có thể thấy, mặc dù tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2023 có nhiều tín hiệu khả quan nhưng đây vẫn là công tác còn nhiều ách tắc, nếu được hóa giải thì mới khơi thông cho phát triển kinh tế.
Theo các chuyên gia Ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam đang trong quá trình tìm cách trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và quốc gia thu nhập cao vào năm 2045. Để hoàn thành mục tiêu phát triển này, Chính phủ dự kiến cần duy trì tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm ở mức 7% trong suốt giai đoạn 2021-2030 và từ 6,5 đến 7,5% trong giai đoạn từ 2031-2050. Việt Nam cũng phải đảm bảo tổng đầu tư toàn xã hội của tất cả các thành phần kinh tế đạt bình quân từ 32 đến 35% GDP trong giai đoạn từ 2021-2030, bao gồm đầu tư công ở mức bình quân 7,3% GDP mỗi năm để hỗ trợ xây dựng hạ tầng trong giai đoạn trên.
Vì thế, với mức giải ngân vốn đầu tư công qua các năm vừa qua thì nền kinh tế vẫn tương đối thiếu vốn đầu tư. Dữ liệu về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) của Tổng cục Thống kê cho thấy, ICOR giai đoạn 2011-2015 là 6,25, ICOR giai đoạn 2016–2019 là 6,13 và ICOR giai đoạn 2016–2020 là 7,04 vì 2020 là năm ngoại lệ do có đại dịch Covid-19. Theo WB, hiệu quả đầu tư của Việt Nam tạo ra tăng trưởng thấp hơn so với Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc, Singapore và Thái Lan ở thời điểm họ có cùng mức thu nhập theo đầu người và cùng trình độ phát triển tương đương.
Do đó, nâng cao hiệu suất chi tiêu công luôn được nhận định là có thể đem lại tác động tới tăng trưởng tổng năng suất và quy mô GDP. Việc duy trì bền vững mức đầu tư công đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cơ sở hạ tầng xã hội và sản xuất, tạo thuận lợi cho khu vực tư nhân đẩy mạnh đầu tư.
Để đưa dòng vốn đầu tư công chảy nhanh hơn vào nền kinh tế, theo GS.TS. Tô Trung Thành, Trưởng phòng Quản lý khoa học, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, cần có các giải pháp sửa đổi, hoàn thiện quy định pháp luật theo hướng giảm vướng mắc trong tất cả các khâu quản lý dự án, từ chuẩn bị đến quy hoạch và thực hiện như nghiên cứu thêm trường hợp chủ đầu tư có thể chủ động sử dụng một số khoản kinh phí hợp pháp ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn (kể cả nguồn vốn chi thường xuyên) để lập dự án, chuẩn bị đầu tư trước thay vì phải đợi tổng hợp hay bổ sung vào kế hoạch đầu tư công trung hạn. Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm các quy định về điều kiện phân bổ kế hoạch vốn hằng năm cho các nhiệm vụ chuẩn bị và quy hoạch nhằm tạo điều kiện cho chủ đầu tư tiếp cận được vốn cho nhiệm vụ chuẩn bị và chủ động lập các kế hoạch đầu tư.
Đặc biệt, một khó khăn được nhắc đến nhiều là công tác giải phóng mặt bằng. Các chuyên gia WB cho rằng, do định mức về chi phí / thời gian giải phóng mặt bằng và tái định cư thường không được ước tính đầy đủ nên dẫn đến tiến độ giải ngân bị chậm trễ, thậm chí phải điều chỉnh kế hoạch và dòng vốn của dự án. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân như chính sách, pháp luật đất đai về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thường xuyên thay đổi, gây ra nhiều sự bất đồng ý kiến trong nhân dân; nhiều dự án chưa có sẵn quỹ đất tái định cư, khi giải tỏa không chủ động được việc bố trí tái định cư và nhu cầu đất ở. Đặc biệt, công tác quản lý đất đai còn chưa chặt chẽ, chưa xử lý kiên quyết, kịp thời, dẫn đến tình trạng lấn chiếm đất, chuyển mục đích, chuyển nhượng, xây dựng trái phép, khi Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường nên không chấp hành bàn giao mặt bằng…
Vì thế, để tạo thuận lợi cho công tác giải ngân vốn đầu tư công, theo Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương cần quan tâm hơn nữa đến công tác giải phóng mặt bằng.
Về vấn đề này, các chuyên gia đã khuyến nghị, khi xây dựng kế hoạch đầu tư cần xác định rõ quỹ đất tái định cư, phát triển hạ tầng và dịch vụ thiết yếu, đảm bảo chất lượng cuộc sống của người dân; cùng với đó là phải tăng cường công tác rà soát, quản lý việc sử dụng đất đai trên địa bàn. Đặc biệt, đối với những hộ sử dụng trái phép hoặc sai mục đích, có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế khi không chấp hành bàn mặt bằng.
Tin liên quan
Tháo gỡ điểm nghẽn
08:07 | 06/11/2024 Người quan sát
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Điều chỉnh chính sách để thích ứng trước tác động hai chiều của các FTA
08:13 | 06/11/2024 Tài chính
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
20:28 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Việt Nam cam kết thực hiện các tiêu chuẩn về minh bạch thuế quốc tế
16:11 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Tài chính vượt thu 4 năm nhờ thay đổi toàn diện phương thức thu
16:09 | 05/11/2024 Tài chính
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 sắp cán đích dự toán
15:49 | 04/11/2024 Tài chính
Sửa đổi quy định để công chức thuế chủ động, trách nhiệm hơn
08:42 | 04/11/2024 Tài chính
Đề xuất nhiều giải pháp nhằm rút ngắn thời gian hoàn thuế
17:24 | 03/11/2024 Tài chính
Sàn thương mại điện tử Temu đã đăng ký thuế tại Việt Nam
09:57 | 03/11/2024 Thuế - Kho bạc
Hiệu quả từ xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực Kho bạc Nhà nước
07:31 | 03/11/2024 Tài chính
Cuối tháng 10/2024, còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ
12:51 | 02/11/2024 Tài chính
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Các đại gia dầu mỏ Trung Đông tìm cách tăng thị phần tại châu Á
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
Hai ứng cử viên tổng thống Mỹ tiếp tục vận động trước khi điểm bỏ phiếu đóng cửa
Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan cần chuyển mình theo thương mại điện tử xuyên biên giới
Điều chỉnh chính sách để thích ứng trước tác động hai chiều của các FTA
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK