Để lễ hội giữ nguyên hồn dân tộc
Sự thay đổi do thời cuộc
Những năm gần đây, dù kinh tế- xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng nhìn chung, mọi mặt đời sống vật chất- tinh thần đã chuyển biến tích cực. Người ta vẫn thường nói “phú quý sinh lễ nghĩa” nên các địa phương khôi phục nhiều tập tục, văn hóa tín ngưỡng, lễ hội dân gian.
Thế nhưng, việc phục dựng gần đây tại nhiều địa phương lại được thực hiện như một hình thức đua chen. Dân tộc nào, vùng nào cũng cố kiếm tìm ra các lễ hội độc đáo, phần nào là niềm tự hào dân tộc nhưng trong đó, đáng buồn thay, lại hàm cả nghĩa trục lợi.
Nhiều tục lệ trước kia “thanh” lắm! Nhưng rồi đời sống và văn hóa con người đã biến chúng trở nên vật dụng hóa, tầm thường hóa và thương mại hóa. Tiêu biểu như tục chọi trâu, trước kia chỉ nghe nhiều ở Đồ Sơn, Phú Thọ, nhưng một vài năm gần đây, nhiều địa phương cũng đua nhau tổ chức. Mà bên cạnh chọi trâu thuần túy, nhiều dịch vụ ăn theo chọi trâu cũng nở rộ, như việc bán thịt trâu chọi, trâu chọi hay không chọi đều bán hết. Hay tại các lễ hội có tập tục cướp lộc, cướp phết cầu may… vốn dĩ là có cảnh tranh cướp, vật lộn nhưng gần đây lại biến tướng thành đánh nhau, giành giật, gây náo loạn cả lễ hội.
Bên cạnh sự biến tướng của văn hóa, lễ hội ngày nay trở nên “nhộn nhạo” hơn do sự tăng lên về số lượng người tham dự. Lễ hội ngày nay, người đến bao gồm cả những người ở vùng xa, người nước ngoài để xem biểu diễn chứ không phải người chứng kiến và tham dự lễ hội như trước kia. Đối với người xưa, họ vừa là quan sát, vừa là chủ thể nên lễ hội không đông đúc, xô bồ như bây giờ.
Trong bức tranh có màu sắc buồn như vậy, vấn đề bức thiết đặt ra là cần phải tẩy trừ xu hướng lệch lạc, làm lành mạnh hóa đời sống, đưa tinh thần, tâm linh người Việt vào văn hóa lễ hội.
Đầu tiên là câu chuyện của quản lý nhà nước đối với văn hóa lễ hội, chưa lúc nào vấn đề này được đặt ra gay gắt như hiện nay, Nhà nước phải là giá đỡ, là điều kiện để lễ hội lành mạnh, thay vì quản lý ngặt nghèo.
Tiêu biểu như tục chém lợn tại làng Ném Thượng (huyện Tiên Du, Bắc Ninh), tục lệ này đã có nhiều ý kiến trái chiều về việc bỏ hay giữ. Nhưng vấn đề đặt ra là tại sao trong không gian hùng vĩ của núi rừng Tây Nguyên, lễ hội đâm trâu lại không bị phản ánh man rợ, rùng rợn như vậy. Bởi ở đây, người dân tộc Tây Nguyên còn kết hợp màn đâm trâu với việc hò hét, nhảy múa, nhạc nhã… đậm chất dân tộc Bana. Vì thế, lễ hội chém lợn đã được xử lý lại, yêu cầu cắt bỏ một số nghi thức gây phản cảm, màn chém lợn được tổ chức kín đáo hơn. Như vậy, bài toán đã được giải quyết để lễ hội tiếp tục được phát huy mà không bị lên án trong cộng đồng trong nước và quốc tế.
Nhưng nhìn chung, các cơ quan quản lý nhà nước cũng đang gặp khó để cử ra ban bệ quyết định làng xã này có, làng xã kia không nên có lễ hội. Vai trò của quản lý là cần soát xét lễ hội, phong tục tại địa phương mình có thực sự cần thiết hay không, thay vì cho du nhập, khôi phục tràn lan. Điều này đòi hỏi nhận thức, kiến thức của giới quản lý ngay tại các cấp cộng đồng.
Thay đổi nhận thức cộng đồng
Bên cạnh hoạt động quản lý của Nhà nước, sau hết là câu chuyện vận động cộng đồng, phải vận động đến từng phường hội, hộ gia đình. Phải làm sao để động viên khởi phát tinh thần vì cái đẹp, vì cái đúng, cái tốt thay vì tranh đua, ào ạt tiến lên lập hết kỷ lục này đến kỷ lục khác. Hơn nữa, bên cạnh niềm tự hào quê hương, tinh thần tự tôn dân tộc thì cách hành xử cũng phải có chọn lọc những nghi thức, thể lệ để triển khai lễ hội kết hợp giữa tinh hoa dân tộc với những yêu cầu mới của thời đại.
Tất nhiên chúng ta không thể bổ sung tất cả tinh hoa thế giới bằng mọi giá, hay theo kiểu bắt chước, nhưng trên thực tế chúng ta đã bổ sung nhiều nghi thức trong lễ hội làng, phường. Mọi kế thừa tiếp thu không những cần thận trọng mà cần phải có chọn lọc nếu không sẽ phá vỡ không gian văn hóa truyền thống.
Đặc biệt đối với giới trẻ, khi tiếp thu văn hóa mới, họ thính nhạy nhưng lại đánh rơi rụng nhiều, họ có tiếp thu, mặc dù về bản chất vẫn là cốt lõi nhưng chỉ phần ngọn nên họ không thực sự quý trọng giá trị cốt lõi của văn hóa lễ hội dân tộc được lưu truyền đến nay. Giới trẻ là những người chịu ảnh hưởng mạnh của văn hóa ngoại lai. Nên việc tổ chức các lễ hội không nên khôi phục một cách cứng nhắc, miễn cưỡng, giáo điều theo tập tục, nghi thức cũ của tổ tiên mà khôi phục bằng tinh thần mới, thay cho việc bắt chước du nhập những hình thức, nghi thức lễ hội không hề có bản rễ trong đời sống xã hội Việt Nam.
Ngay như trong việc hát quan họ tại hội Lim. Hình ảnh người ta thường thấy bây giờ là các liền anh, liền chị đi trên thuyền chạy vòng quanh hồ và hát phục vụ người dân. Tuy nhiên, họ còn lắp cả thuyền máy, hát qua micro, dùng loa phóng thanh nên trở thành kệch cỡm, người xem khó cảm thụ được cái hồn của văn hóa hát quan họ. Vì thế, nếu thay đổi một chút, thuyền vẫn chạy nhưng không dùng máy, bỏ bớt đi loa phóng thanh để biến diễn xướng dân gian thành một sân khấu hiện đại, mọi người đều có thể thưởng thức.
Nhìn chung, về mặt khách quan, những lễ hội xô bồ như thế sẽ phải chịu sự chọn lọc hết sức tự nhiên, để rồi những cái xứng đáng sẽ tồn tại. Nhưng chúng ta buộc lòng phải can thiệp, bởi để những cái đó diễn ra tự nhiên thì chúng ta sẽ phải trả giá rất đắt trong thời gian dài. Chúng ta không thể để cái dễ dãi chảy qua, phải can thiệp, phải xem những gì không lố bịch thì kiên trì vun đắp để trở thành chủ thể, không chỉ gìn giữ văn hóa dân tộc mà còn góp phần đưa lại thu nhập cho người hoạt động, nghệ nhân và cho cả những người dân nơi đó.
Tin liên quan
Sửa Luật Đầu tư công: Chính phủ linh hoạt hơn, Quốc hội vẫn đảm bảo kiểm soát
14:29 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
CPI tháng 10 tăng 0,33%
10:51 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tháo gỡ điểm nghẽn
08:07 | 06/11/2024 Người quan sát
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
21:02 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với 11 doanh nghiệp nợ thuế
Kho bạc Nhà nước đảm bảo kiểm soát chi ngân sách đến cuối năm 2024
Nestlé Việt Nam được vinh danh là “Nhà quảng cáo của năm”
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
Hành trình trở lại Nhà Trắng đầy thuyết phục của cựu Tổng thống Donald Trump
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK