Đẩy mạnh số hóa để nhận diện đúng đối tượng và áp dụng đúng biện pháp quản lý nợ thuế
PGS.TS Lê Xuân Trường |
Trong 6 tháng đầu năm, cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế đã tích cực thực hiện có hiệu quả công tác chống thất thu, thu hồi và xử lý nợ thuế. Ông đánh giá như thế nào về kết quả này?
Tiếp tục nghiên cứu gói hỗ trợ mới về thuế, phí khoảng 24.000 tỷ đồng Tại phiên thảo luận của Quốc hội chiều 25/7, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trước những diễn biễn phức tạp của dịch Covid-19, Chính phủ đã ban hành quy định về miễn, giảm, hoãn thuế được 147.300 tỷ đồng, miễn 30 loại phí và lệ phí; ban hành 17 nghị định, 50 thông tư, đặc biệt là Nghị định 52 về gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất; một số nghị định đã mở đường phát triển nguồn lực như Nghị định 67/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 167/2017/NĐ-CP, Nghị định 60/2021/NĐ-CP thay thế Nghị định 16/2015/NĐ-CP về cơ chế các đơn vị sự nghiệp công lập.Không chỉ dừng lại ở những chính sách hỗ trợ hiện nay, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết hiện Bộ Tài chính đang được Chính phủ giao nghiên cứu một gói hỗ trợ mới về thuế và phí, ước khoảng 24.000 tỷ đồng và sẽ sớm được báo cáo tới Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ để quyết định. Ngoài ra, Bộ Tài chính đang trình Chính phủ việc hoãn thực hiện Thông tư 40/TT-BTC về thuế với cá nhân kinh doanh đến ngày 1/1/2022 để tạo thêm thuận lợi cho người nộp thuế. |
Chống thất thu thuế, thu hồi và xử lý nợ thuế luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Thuế và ngành Hải quan. Nhìn vào những con số báo cáo kết quả quản lý nợ 6 tháng đầu năm có thể thấy nhiệm vụ này đã được hai ngành thực hiện một cách xuất sắc.
Kết quả này có được từ chủ trương chỉ đạo quyết liệt của Lãnh đạo Bộ Tài chính và Lãnh đạo hai Tổng cục với nhiều biện pháp đồng bộ, phù hợp điều kiện thực tiễn trên cơ sở thực hiện nghiêm các quy trình, thủ tục và quy định pháp luật về quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; sự nghiêm túc và sáng tạo của các cục thuế, cục hải quan địa phương trong thực hiện nhiệm vụ thu nợ và quản lý nợ thuế.
Trong bối cảnh khó khăn chung do đại dịch Covid-19 gây ra, cả ngành Hải quan và Thuế đã phải đề ra rất nhiều giải pháp để vừa kiềm chế tổng nợ vừa đảm bảo tạo điều kiện cho doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh. Theo ông, những biện pháp này đã tác động như thế nào tới công tác quản lý nợ thuế?
Có thể thấy các biện pháp thu nợ, quản lý nợ thuế của ngành Thuế và ngành Hải quan trong thời gian vừa qua rất phù hợp điều kiện thực tiễn. Theo quan sát của tôi, việc đôn đốc thu nộp thuế của cơ quan Thuế và cơ quan Hải quan các cấp được thực hiện đúng Luật và phù hợp với các đối tượng trên cơ sở phân loại đối tượng nợ thuế để có biện pháp xử lý phù hợp và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào quản lý nợ thuế.
Nhờ cách làm đúng đắn này, những đối tượng có khả năng thu đều được động viên thu nộp thuế và các khoản thu khác kịp thời vào ngân sách nhà nước; những đối tượng cố tình chây ỳ nợ thuế đều bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế một cách nghiêm túc, đúng luật, đúng thời điểm; những đối tượng gặp khó khăn khách quan được tạo điều kiện thuận lợi để nộp dần tiền thuế nợ. Với cách làm như vậy, rõ ràng việc thực hiện nghiêm quy định pháp luật về thu nộp thuế đã được thực hiện nghiêm túc mà vẫn tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh trong điều kiện dịch bệnh gây khó khăn cho sản xuất, kinh doanh.
Có thể kể ra hàng loạt biện pháp quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế rất hiệu quả và phù hợp điều kiện thực tiễn được thực hiện như: Tổng cục Hải quan đã yêu cầu các đơn vị trong ngành tập trung rà soát, nắm chắc tình hình nợ thuế tại đơn vị, phân loại các nhóm nợ có khả năng thu, nợ không có khả năng thu để ban hành quyết định giao chỉ tiêu thu hồi nợ cho các cục hải quan tỉnh, thành phố; nghiêm túc thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế như dừng thông quan hàng hóa, cưỡng chế thuế, rà soát, xác định cá nhân, đại diện doanh nghiệp chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế để tạm hoãn xuất cảnh… Tổng cục Thuế đã giao chỉ tiêu thu nợ, nợ thuế từ cấp Tổng cục cho đến từng bộ phận tham gia trực tiếp thực hiện quy trình quản lý nợ nhằm nâng cao trách nhiệm của cơ quan Thuế các cấp cũng như các bộ phận trong cơ quan Thuế đối với công tác quản lý nợ thuế; rà soát đưa ra danh sách người nộp thuế nợ thuế có khả năng thu lớn, nợ mới phát sinh trong tháng trên địa bàn quản lý của từng cơ quan Thuế; tổ chức rà soát, phân loại nợ, phân tích nguyên nhân nợ của từng người nộp thuế nợ thuế, lập danh sách các doanh nghiệp, cá nhân nợ thuế theo từng nhóm nguyên nhân nợ, đặc biệt tập trung phân loại những người nộp thuế bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 và người nộp thuế không bị ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng nợ thuế để có biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế và áp dụng các biện pháp xử lý nợ phù hợp đối với từng nhóm nợ, khoản nợ, từng đối tượng nợ thuế, đảm bảo công bằng trong việc chấp hành pháp luật thuế…
Dự báo tình hình dịch bệnh từ nay đến cuối năm còn phức tạp, chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy theo ông, ngành Thuế và Hải quan cần phải làm những gì để đưa số nợ thuế xuống mức thấp nhất, đảm bảo cân đối ngân sách?
Cần tiếp tục thực hiện những giải pháp đúng đắn đã thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2021. Phương châm cơ bản cần là tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế nói chung và chấp hành nộp thuế nói riêng; đôn đốc thường xuyên và kịp thời để người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế; nghiêm túc thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế đối với những trường hợp cố tình chây ỳ nợ thuế; tạo điều kiện thuận lợi để những người nộp thuế gặp khó khăn khách quan có điều kiện thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Đồng thời, cần tiếp tục đẩy mạnh việc số hóa để có thể nhận diện đúng đối tượng và áp dụng đúng biện pháp, đúng thời điểm, qua đó, nâng cao hiệu quả quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.
Thêm vào đó, cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế, hải quan để tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, giảm chi phí tuân thủ cũng là giải pháp vừa cấp bách, vừa căn cơ để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển tạo tiền đề giảm nợ thuế.
Thời gian qua, Bộ Tài chính cũng đã thực hiện gia hạn tiền thuế và tiền thuê đất cho doanh nghiệp và người dân chịu tác động bởi dịch Covid-19. Theo ông, điều này tác động như thế nào tới công tác quản lý nợ thuế?
Các biện pháp gia hạn tiền thuế và tiền thuê đất của Chính phủ tạo điều kiện tăng tính thanh khoản cho doanh nghiệp gặp khó khăn do tồn kho lớn, thị trường tiêu thụ khó khăn; giúp doanh nghiệp có thêm nguồn tài chính để đầu tư phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh. Khi doanh nghiệp đã phát triển sản xuất, kinh doanh trở lại thì sẽ có nguồn tiền để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Đây chính là biện pháp nuôi dưỡng nguồn thu. Biện pháp này tạo tiền đề để người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế, qua đó, giảm áp lực lên công tác quản lý nợ thuế.
Tuy vậy, để tránh tác động xấu lên cơ cấu nợ, cơ quan Thuế các cấp cũng cần bám sát tình hình hoạt động của doanh nghiệp, chủ động động viên các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước khi có điều kiện, tránh tình trạng để dồn lại khó thực hiện nghĩa vụ nộp thuế khi hết thời gian gia hạn nộp thuế.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Ngành Hải quan triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2024
16:10 | 04/11/2024 Hải quan
Đề xuất nhiều giải pháp nhằm rút ngắn thời gian hoàn thuế
17:24 | 03/11/2024 Tài chính
Phát động cuộc thi viết 'Tự hào 80 năm xây dựng và phát triển Hải quan Việt Nam'
15:44 | 28/10/2024 Hải quan
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
20:28 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Việt Nam cam kết thực hiện các tiêu chuẩn về minh bạch thuế quốc tế
16:11 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Sàn thương mại điện tử Temu đã đăng ký thuế tại Việt Nam
09:57 | 03/11/2024 Thuế - Kho bạc
Quy định rõ thực hiện thanh toán song phương tập trung của KBNN tại ngân hàng
14:16 | 24/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đấu thầu 128.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong quý 4/2024
15:32 | 16/10/2024 Thuế - Kho bạc
KBNN Ninh Thuận hoàn thành công tác lập Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh
14:22 | 16/10/2024 Thuế - Kho bạc
Cần phương thức quản lý thuế thúc đẩy hộ kinh doanh phát triển
20:34 | 08/10/2024 Thuế - Kho bạc
Thu nợ thuế đạt 56.092 tỷ đồng
14:27 | 08/10/2024 Thuế - Kho bạc
Sàn thương mại điện tử hoàn toàn có thể kê khai, nộp thuế thay người kinh doanh trên sàn
08:28 | 28/09/2024 Thuế - Kho bạc
Thu ngân sách 3 quý năm 2024 đạt khoảng 85% dự toán
22:34 | 27/09/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ Tài chính phản hồi thông tin về đề xuất đánh thuế bất động sản
21:52 | 27/09/2024 Thuế - Kho bạc
7 giải pháp trọng tâm để quản lý thuế thương mại điện tử
14:44 | 24/09/2024 Thuế - Kho bạc
Miễn giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí cho người dân, doanh nghiệp sau bão số 3
16:53 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Tin mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
Đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh xe điện thuộc diện cấm lưu thông
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK