Đạo diễn Bùi Tuấn Dũng: Cảm xúc mới là điều chân thực nhất
Mới đây nhất, bộ phim “Thầu Chín ở Xiêm” do anh đạo diễn đã tạo được tiếng vang đối với khán giả và giới phê bình phim. Phóng viên Báo Hải quan đã có buổi trò chuyện với anh, để nghe chia sẻ về chuyện nghề của anh.
Nói về phim chiến tranh, nhiều người nghĩ đến bộ phim được sản xuất để “cúng cụ” nhân những ngày lễ lớn và thường không dành nhiều sự quan tâm. Vậy tại sao, anh vẫn nhận làm đạo diễn cho dòng phim này, phải chăng là đam mê?
Tôi đã làm khá nhiều đề tài, tình yêu, hình sự, lịch sử… và chiến tranh chỉ là một thể loại. Là đạo diễn, cũng khó có quyền lựa chọn đề tài, nhà sản xuất mời và chúng tôi là những người làm nghề chuyên nghiệp, phục vụ yêu cầu của nhà sản xuất.
Phim chiến tranh hấp dẫn tôi vì những trực quan cảm xúc mạnh, vì cái tính xưa cũ nhiều tầng lớp văn hóa trong nhiều tình huống hoàn cảnh của nó. Sự né tránh bộ mặt thật, bệnh giáo điều thành tích… ăn vào “gen di truyền” từ thời phim tuyên truyền thống lĩnh đã khiến khán giả chán ngắt quay lưng với nó khiến thế hệ chúng tôi phải vất vả nhiều, làm sao thay đổi cách làm để khán giả có thể ngồi xem hết bộ phim.
Tôi nghĩ, bất kỳ một tác phẩm điện ảnh dù đề tài hay câu chuyện ở thời kỳ nào thì cuối cùng vẫn phải tạo ra được sức hấp dẫn cho người xem, khiến người xem thích thú, không lãng quên sau khi xem mới là thành công. Người đạo diễn phải mang được hơi thở thời đại mình sống vào trong bộ phim, tạo sự khác biệt, tạo cảm xúc để khán giả khi xem xong còn đọng lại được. Mười năm trước, bộ phim đầu tay của tôi, Đường thư, được xây dựng theo cách rất khác biệt so với các phim khác cùng thể loại thời điểm đó. Đến bây giờ, nhiều năm đã qua vẫn còn nhiều người nhắc đến.
Những tác phẩm tiêu biểu của Đạo diễn Bùi Tuấn Dũng: Phim truyện nhựa - Đường thư (2004) - Hà Nội Hà Nội (2005) - Vũ điệu Tử Thần (2006) - Những người viết huyền thoại (2013) - Thầu Chín ở Xiêm (2014) Phim Truyền hình - Linh lan trắng (2007) - Nhiệm vụ đặc biệt (2009) - Đi qua ngày biển động (2010) - Vòng tròn cạm bẫy (2010) - Đường lên Điện Biên (2014) ... và nhiều phim truyền hình khác.
Đã có rất nhiều bộ phim về đề tài chiến tranh từ trước đến nay, anh làm thế nào để bộ phim mang “hơi thở” rất riêng của anh?
Phim của tôi dù chính luận thì cũng luôn có chút gì đó hài hước, lãng mạn và hành động. Bộ phim phải gần gũi với hiện thực, mang hơi thở của cuộc sống hiện đại, hướng đến giới trẻ, tức là phải rất nhanh, mạnh và hấp dẫn. Quan trọng nhất là cách kể chuyện và nắm bắt cảm xúc của người xem, đây là kỹ năng khó nhất của người đạo diễn. Bởi cảm xúc phim tạo ra không phải tự bộ phim có, không phải do ai dạy người đạo diễn mà phải xuất phát từ trái tim trên nền tảng văn hóa của bản thân.
Trong đời làm phim, từ bộ phim đầu tay Đường thư, tôi đã cố mang cảm xúc của mình đập chung với nhịp đập của câu chuyện phim cũng như nhân vật trong phim. Sau đó, sang Hà Nội, Hà Nội cũng thế, nhưng tôi bắt đầu có tý ỷ lại về kỹ thuật. Đến Vũ điệu tử thần thì tôi lạm dụng cách kể chuyện cùng những kỹ thuật dàn dựng mà buông lỏng cảm xúc. Chính vì thế, nhiều năm sau xem lại, tôi thấy đây là sự sai lầm. Với một bộ phim, cảm xúc vẫn là điều quan trọng nhất, nên khi làm Những người viết huyền thoại thì tôi đã quay lại điểm đầu. Tôn trọng mạch cảm xúc, đưa khán giả đi theo nhịp đập của từng chiều cảm xúc trên phim.
Tuổi đời cũng như tuổi nghề của anh còn khá trẻ, anh làm thế nào để “cầm nắm” được cảm xúc, thể hiện được những lý tưởng của mình trên phim?
Đó là một kỹ năng quan trọng. Mới đây nhất, khi làm bộ phim Thầu Chín ở Xiêm, tôi đã ở Pháp nhiều tuần, ở Thái Lan hàng tháng cùng nhiều chuyến đi theo hành trình của Bác. Tôi đã đến những nơi Bác từng sống, từng làm việc, ngồi trên những ghế đá có thể Bác từng ngồi và đặt mình vào vị trí của nhân vật, tự đưa mình ngược về quá khứ, cảm nhận một cách sâu sắc xem ở thời điểm đó Bác nghĩ gì. Từ đó tìm hướng kể một câu chuyện rất khác mà chưa có một cuốn sách, một bài báo hay một bộ phim nào từng kể.
Câu chuyện về Bác hay bất kỳ con người nào trong phim thời chiến đều cần có cái nhìn rất riêng. Mọi chân dung nhân vật không nên tô hồng hay rao giảng những thông điệp sáo rỗng… mà phải xây dựng trong mạch cảm xúc của con người với Tổ quốc, với lý tưởng mà họ theo đuổi. Trong phim của tôi, chiến tranh không chỉ có sự tàn bạo, căm thù, tức giận, dũng cảm, hy sinh… mà còn pha chút hài hước lãng mạn để mạch cảm xúc phim bớt gai góc hơn, mềm mại hơn.
Đối với người đạo diễn, việc đưa được cảm xúc vào phim và chạm được đến trái tim khán giả luôn là điều khó khăn nhất. Một khi chạm vào được, để khán giả cùng cảm nhận được chiều sâu cảm xúc trong câu chuyện phim cũng như nội tâm nhân vật thì đấy chính là đỉnh cao trong thành công của bộ phim.
Vậy có phải thành công của một bộ phim nằm ở sự nắm bắt được cảm xúc của người đạo diễn?
Với phim điện ảnh, cơ bản là vậy. Trong một bộ phim chiếu rạp, người đạo diễn đóng vai trò như một nhạc trưởng trong một dàn nhạc, cùng các cộng sự nắm bắt cảm xúc, tạo ra giá trị cho tác phẩm điện ảnh. Còn đối với phim truyền hình, người đạo diễn không quan trọng bằng kịch bản. Đạo diễn truyền hình chỉ cần bộ phim được thể hiện một cách sống động, điều này khác với phim điện ảnh khi mà đạo diễn là người mang lại hơi thở và phong cách giúp phim có chiều sâu và sự khác biệt.
Mạch cảm xúc trong phim được người xem cảm nhận không chỉ của riêng đạo diễn mà còn đến từ các bộ phận khác như họa sĩ thiết kế, tạo hình bối cảnh, phục trang, kỹ xảo và đặc biệt là vai trò của người diễn viên. Diễn viên khi đóng phim chiến tranh không chỉ phải hiểu và biết cách thể hiện chiều sâu nội tâm nhân vật, mà còn phải có những kỹ năng biểu diễn hành động của người lính khi ra trận, rành rẽ và thuần thục khi sử dụng khí tài vũ khí và các yếu lĩnh quân sự khác.
Làm phim về đề tài chiến tranh, lịch sử nhân các sự kiện lớn của đất nước thường được chú ý nhiều hơn tại các giải thưởng điện ảnh trong nước, anh có lấy đó để làm mục tiêu hướng tới?
Mười năm trước, khi ra nghề, tôi còn chú ý tới giải thưởng. Giờ thì khác rồi, tôi hoàn toàn ngạo nghễ khi nói rằng, mục đích làm phim không phải hướng tới những giải thưởng nữa. Chúng tôi coi làm phim như một nghề để sống, nuôi mình và anh em trong ekip. Nếu chúng tôi làm tốt, chúng tôi sẽ được mời những bộ phim tiếp theo. Vì vậy, khi làm phim, chúng tôi không đặt giá trị giải thưởng cá nhân lên hàng đầu, mà đặt mục đích bộ phim, mục đích của nhà sản xuất và cuộc sống, lợi ích của những đồng nghiệp đã cùng tôi đổ mồ hôi và nước mắt lên trên hết.
Hơn nữa, tôi đã sống đủ lâu để nhận ra, mỗi liên hoan phim, mỗi ban giám khảo là một kết quả. Bạn có cả mớ giải thưởng ở đây nhưng có thể chả có gì ở kia. Tôi không cho rằng những bộ phim có giải thưởng lớn là những bộ phim có giá trị lớn, bởi giải thưởng chỉ mang tính hình thức mà giá trị của bộ phim thì nằm ở chính bộ phim, ở cảm nhận và mạch cảm xúc còn đọng lại trong mỗi khán giả sau khi xem phim.
Xin cảm ơn anh!
Các giải thưởng tiêu biểu của Đạo diễn Bùi Tuấn Dũng: - Giải Cánh diều vàng cho Phim truyện nhựa xuất sắc nhất 2006. - Giải Cánh diều vàng cho Đạo diễn xuất sắc nhất phim truyền hình dài tập 2006. - Giải Bông sen vàng cho Phim truyện nhựa xuất sắc nhất, Giải Khán giả bình chọn phim truyện yêu thích nhất, Giải Ban giám khảo dành cho phim truyện nhựa tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 15. - Giải Bộ Quốc phòng Văn học - Nghệ thuật – Báo chí 2004 – 2009 trao cho phim truyện nhựa và phim truyền hình. - Giải Chuông vàng cho TVC quảng cáo 2007. - Giải Bông sen vàng cho phim truyện nhựa xuất sắc nhất và Giải Khán giả bình chọn phim truyện yêu thích nhất tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18. |
Tin liên quan
HLV Trương Việt Hoàng: “Mourinho Việt Nam” và thử thách cực đại trong năm 2021
10:23 | 31/12/2020 Giải trí
2020 – một năm nhiều mất mát của showbiz Việt
08:28 | 31/12/2020 Giải trí
Thời trang thế giới 2020: Thoát khỏi lối mòn để vượt qua khủng hoảng hậu Covid-19
09:08 | 30/12/2020 Giải trí
Top 10 cầu thủ săn bàn tốt nhất năm 2020: Ibrahimovic và Messi “hít khói” Ronaldo
09:07 | 30/12/2020 Giải trí
Ronaldo vượt qua Messi để giật giải “Cầu thủ xuất sắc nhất thế kỷ”
12:23 | 28/12/2020 Giải trí
Thu Hà phía "Hướng dương ngược nắng"
08:15 | 28/12/2020 Giải trí
Dư âm ĐT Việt Nam 2-2 U22 Việt Nam: Điểm sáng Quang Hải, nỗi lo hàng phòng ngự
08:03 | 28/12/2020 Giải trí
Những sự kiện thể thao nổi bật của năm 2020
07:41 | 28/12/2020 Giải trí
Nhiều nghệ sỹ hàng đầu tham gia đêm nhạc "Quy Nhơn Ngày xanh nắng"
21:46 | 27/12/2020 Giải trí
Top 10 thương vụ chuyển nhượng gây ấn tượng nhất năm 2020
15:21 | 26/12/2020 Giải trí
FIFA phân bổ suất dự World Cup nữ 2023: Thử thách cực lớn cho ĐT nữ Việt Nam
15:56 | 25/12/2020 Giải trí
Tiềm năng phát triển thể thao điện tử tại Việt Nam còn rất lớn
15:47 | 25/12/2020 Giải trí
Chuyển đổi số trong thể thao: Xu hướng phát triển tất yếu
13:17 | 24/12/2020 Giải trí
Tin mới
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
Tổng cục Hải quan ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của Hiệp hội Logistics Việt Nam
TP Hồ Chí Minh “tiếp sức” doanh nghiệp công nghiệp và logistics
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK