Đánh giá hiệu quả các dự án BOT
Đồng thời cần có sự đánh giá tổng thể lại quá trình đầu tư cũng như hiệu quả của các dự án BOT chứ không thể cứ đầu tư theo kiểu “cuốn theo chiều gió”. Trên cơ sở đánh giá đó, cần rút kinh nghiệm nhằm hoàn thiện thêm cho quá trình đầu tư BOT sắp tới.
Một số ý kiến cho rằng, hình thức đầu tư BOT hiện còn khá nhiều bất cập khi trong hồ sơ thầu, các nhà đầu tư thường khai tăng tổng mức đầu tư để kéo dài thời gian thu phí nhằm thu thêm nhiều lợi nhuận. Do đó, nếu không có sự kiểm soát tốt rất dễ dẫn đến tình trạng “móc ngoặc” giữa cơ quan quản lý Nhà nước với chủ đầu tư, nảy sinh lợi ích nhóm. Quan điểm của ông như thế nào?
Thời gian qua, khi đầu tư nhiều dự án giao thông lớn, vấn đề “lợi ích nhóm”, thiếu minh bạch trong khâu đấu thầu, thẩm định hồ sơ thầu đã được đặt ra. Và phải thừa nhận rằng, đây là điều rất đáng lo ngại đối với các dự án đầu tư theo hình thức BOT.
Trên thực tế, các nội dung trong khâu đấu thầu, thẩm định hồ sơ đã được quy định khá rõ ràng trong Luật Đấu thầu và các văn bản dưới Luật. Có thể nói, về cơ bản mặt pháp lý là đủ. Mấu chốt ở đây chính là khâu thực hiện. Ví dụ, có những dự án đáng lẽ phải đấu thầu thì lại chỉ định thầu do vấn đề liên quan đến cấp vốn, phụ thuộc nhà đầu tư.
Để khắc phục tình trạng này, rõ ràng khâu thẩm định hồ sơ thầu và cả quá trình quản lý, kiểm soát dự án BOT cần phải đổi mới mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên việc này không hề dễ dàng bởi với hệ thống bộ máy quản lý như hiện tại, đổi mới cũng giống như việc phải tự sửa đổi bản thân, tự “ghè đá vào chân mình”.
Mặc dù để thay đổi có muôn vàn cái khó nhưng rõ ràng là không thể lùi được, không thể giữ tư duy năng lực quản lý được đến đâu thì làm đến đó, mà quản lý phải theo kịp yêu cầu của sự phát triển.
Ông có cho rằng, ngoài vấn đề đấu thầu, quy định mức phí cũng như lộ trình tăng phí của các dự án BOT cũng chứa đựng nhiều điểm bất ổn khi hàng loạt dự án BOT đang bị người dân phản ứng là phí cao, thậm chí phí chồng phí?
Trong quy định pháp luật hiện hành đã quy định rõ ràng mức phí ra sao, thời điểm điều chỉnh như thế nào. Thực tế, tình hình luôn có sự biến đổi bởi từ thời điểm xét duyệt cho tới khi áp dụng thu phí trong thực tiễn diễn ra những sự thay đổi nhất định. Kể cả trong trường hợp này thì quy định pháp luật cũng chỉ rõ trong điều kiện biến đổi như thế nào thì được điều chỉnh mức phí.
Nói như vậy để khẳng định lại rằng, hành lang pháp lý liên quan tới đầu tư các dự án BOT đến nay về cơ bản là tương đối đầy đủ. Điều đáng bàn là, việc áp phí, tăng phí cần phải đảm bảo được sự công khai, minh bạch. Ở những điểm bất ổn, có sai phạm thì cơ quan quản lý Nhà nước phải yêu cầu đơn vị, cá nhân sai phạm giải trình cụ thể, nhanh chóng và nhận trách nhiệm thích đáng chứ không thể duy trì tình trạng giải trình chậm trễ và trách nhiệm chung chung.
Theo ông, sau quá trình ồ ạt thu hút đầu tư các dự án hạ tầng giao thông theo hình thức BOT, có cần tổ chức đánh giá toàn diện hiệu quả để có những cân đối chính xác cho quá trình đầu tư sắp tới?
Tôi cho rằng cần có sự đánh giá tổng thể lại quá trình đầu tư cũng như hiệu quả của các dự án BOT chứ không thể cứ đầu tư theo kiểu “cuốn theo chiều gió”. Trên cơ sở đánh giá đó, cần rút kinh nghiệm nhằm hoàn thiện thêm cho quá trình đầu tư BOT sắp tới.
Tuy nhiên, đánh giá hiệu quả của các dự án giao thông không hề dễ dàng, cần nhìn nhận trong khoảng thời gian dài chứ không thể chóng vánh. Do vậy, quan trọng nhất ở hiện tại vẫn là kiểm soát chặt để khi triển khai dự án nào là đảm bảo tốt dự án đó.
Xin ông cho biết, đâu là điều quan trọng nhất trong quản lý các dự án BOT giao thông nhằm đảm bảo hiệu quả cũng như cân đối hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người dân?
Ở Việt Nam, không riêng vấn đề đầu tư BOT mà trong nhiều vấn đề khác, từ quy định pháp luật đến khi đi vào thực tế là cả một khoảng cách dài và hiện tại muốn nâng cao hiệu quả, cân đối hài hòa lợi ích giữa các bên thì phải làm sao để khoảng cách đó ngắn lại.
Trước hết, về hành lang pháp lý, triển khai các dự án BOT giao thông chỉ cần thực hiện đúng những quy định đã có, làm đúng, làm đủ, minh bạch là đã rất tốt rồi. Có vấn đề gì nảy sinh thì phải giải quyết cụ thể, nhanh chóng theo tinh thần đó. Ngoài ra, điều quan trọng là phải khẳng định, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu ở tất cả các cấp.
Xin cảm ơn ông!
Ông Lưu Đức Huy, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài Chính): Mức thu phí BOT được điều chỉnh bảo đảm nguyên tắc của pháp luật về phí, lệ phí Việc ban hành các Thông tư thu phí đối với các dự án BOT được thực hiện theo Pháp lệnh Phí và lệ phí. Đối với các dự án BOT quốc lộ, việc đầu tư dự án thực hiện theo Luật Giao thông vận tải và các Nghị định của Chính phủ về đầu tư xây dựng các dự án BOT,…Trên cơ sở các quy định đó, nhà đầu tư sẽ xây dựng hợp đồng, trong đó có mức thu phí, trạm thu phí, thời gian hoàn vốn của từng dự án và báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét ký kết. Sau khi dự án được hoàn thành, nhà đầu tư sẽ có văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải phê duyệt dựa vào nội dung trong hợp đồng BOT và Bộ Giao thông vận tải sẽ có văn bản đề nghị Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định cụ thể. Từ đề nghị của Bộ Giao thông vận tải, căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tài chính sẽ xây dựng Thông tư quy định mức thu phí với từng dự án cụ thể, lấy ý kiến rộng rãi của các tổ chức, cá nhân, các địa phương liên quan và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính sau đó chính thức ban hành. Quy định về mức thu phí và lộ trình điều chỉnh tăng mức thu, được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 159/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ hoàn vốn đầu tư xây dựng đường bộ, trong đó có quy định khung mức thu phí và lộ trình điều chỉnh. Về lộ trình áp dụng, Thông tư quy định: Năm 2014 áp dụng mức thu tối đa không quá 2,5 lần mức thu tối thiểu khung; năm 2015 áp dụng mức thu tối đa không quá 3 lần mức thu tối thiểu khung. Từ năm 2016 trở đi mức thu tối đa của khung. Định kỳ 3 năm kể từ năm 2016 trở đi, căn cứ tình hình thực tế, chỉ số giá cả và đề xuất của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính sẽ điều chỉnh mức thu phí bảo đảm nguyên tắc của pháp luật về phí, lệ phí. Ông Nguyễn Ngọc Hải, chuyên viên cao cấp Vụ Kế hoạch-Đầu tư (Bộ Giao thông vận tải): Đầu tư đường cao tốc vẫn trông đợi nhất định ở BOT Hiện nay, ngoài 745 km đường cao tốc được hoàn thành, toàn quốc hiện có 532km đường cao tốc đang triển khai xây dựng, khoảng 682km đường cao tốc đã xác định được nguồn vốn hoặc đã có nhà đầu tư quan tâm có khả năng hoàn thành trước năm 2020. Theo Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 1-3-2016 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, mạng lưới đường bộ cao tốc gồm 21 tuyến với tổng chiều dài 6.411km. Quy hoạch xác định mục tiêu nhanh chóng hình thành mạng đường bộ cao tốc quốc gia, bảo đảm kết nối các trung tâm kinh tế trọng điểm, các cửa khẩu chính, các đầu mối giao thông quan trọng có nhu cầu vận tải lớn, tốc độ cao.Trong đó, tập trung xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam, ưu tiên các tuyến đường cao tốc nối các thành phố lớn (Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng), các tuyến ra các cảng biển lớn; đồng thời tạo khả năng liên kết cao với các phương thức vận tải hiện đại khác và hội nhập khu vực, quốc tế. Để có thể đạt được các mục tiêu đề ra trong quy hoạch, ngoài huy động nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước dưới hình thức Chính phủ vay hoặc bảo lãnh vay, phát hành trái phiếu công trình…, định hướng là sẽ huy động tối đa mọi nguồn lực, tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư phát triển đường cao tốc dưới nhiều hình thức như BOT, BT (Xây dựng-Chuyển giao), BTO (Xây dựng-Chuyển giao-Kinh doanh),… PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: Đầu tư hạ tầng giao thông phải “liệu cơm gắp mắm” Các hình thức thu hút vốn đầu tư tư nhân là yếu tố rất quan trọng để đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, tuy nhiên cũng không nên quá đặt cược vào đó, vì xét tới cùng số vốn huy động cũng không hề rẻ. Cách tiếp cận không phải là đặt ra nhu cầu vốn khổng lồ rồi cố gắng đi kiếm vốn mà phải là tinh thần “liệu cơm gắp mắm”, định vị được những tọa độ ưu tiên, từ đó lan tỏa, hấp dẫn đầu tư. Uyển Như (ghi) |
Tin liên quan
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7-7,5%
23:52 | 12/11/2024 Kinh tế
Đề nghị nới thời gian hoàn thành Giai đoạn 1 sân bay Long Thành sang cuối năm 2026
19:48 | 12/11/2024 Kinh tế
Hợp tác là "chìa khóa" đảm bảo điều tra phòng vệ thương mại công bằng, suôn sẻ
19:38 | 12/11/2024 Kinh tế
Bình Dương xuất siêu 8,3 tỷ USD
15:31 | 12/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu hướng tới kỷ lục mới: Kim ngạch đạt 400 tỷ USD
15:10 | 12/11/2024 Xuất nhập khẩu
Trên 80% hàng Việt Nam có mặt tại các siêu thị
14:07 | 12/11/2024 Kinh tế
TPHCM: Dư nợ tín dụng đạt gần 3.800 tỷ đồng
13:39 | 12/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 10 địa phương xuất nhập khẩu chủ lực của Việt Nam
11:26 | 12/11/2024 Infographics
(LONGFORM) Việt Nam đứng trước cơ hội đón làn sóng FDI thứ tư
10:41 | 12/11/2024 Megastory/Longform
“Chạy sô” tăng trưởng tín dụng có thể tiềm ẩn rủi ro
20:18 | 11/11/2024 Kinh tế
Nguồn cung vàng phụ thuộc nhập khẩu, việc thành lập sàn vàng phải nghiên cứu kỹ
20:18 | 11/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu rau quả lập kỷ lục mới với kim ngạch đạt 6 tỷ USD
16:23 | 11/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm chênh lệch giá, Ngân hàng Nhà nước đã bán ra hơn 11 tấn vàng
21:34 | 10/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chủ tịch Quốc hội đề nghị “nói đi đôi với làm" ngay sau phiên chất vấn
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7-7,5%
Chống lãng phí - “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”
Doanh nghiệp cần "tiếp sức" từ các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài
Hoàn thành tổng hợp kết quả kiểm kê ngành Tài chính trước 31/5/2025
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan