"Đại gia" phân phối cũng “mệt” vì Covid-19
Nhiều trung tâm thương mại giảm giá cho thuê mặt bằng | |
Thị trường bán lẻ: “Miếng bánh" không dễ chia phần | |
Thị trường bán lẻ đang liên tục thay đổi |
Tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã có những tác động lớn đến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp phân phối. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Nguy cơ hụt thu cả nghìn tỷ đồng
Báo cáo mới nhất Bộ Công Thương cho thấy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 3 tháng đầu năm ước đạt khoảng 1.246 nghìn tỷ đồng, tăng 4,67% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm gần đây (năm 2019 tăng 11,96%; 2018 tăng 9,86%; 2017 tăng 9,18%; 2016 tăng 9,7%).
Tính riêng trong tháng 3, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đã giảm 0,8% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức giảm đầu tiên trong giai đoạn 2016 – 2020 (tốc độ tăng tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 3 so với cùng kỳ năm trước trong các năm 2016-2019 lần lượt là: 10,4%; 12,2%; 11,4%; 12,3%).
Bộ Công Thương đánh giá, tình hình dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp đã có những tác động lớn đến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp phân phối.
Theo báo cáo của một số doanh nghiệp, dịch Covid-19 tác động trực tiếp tình hình kinh doanh của hệ thống. So với tháng 1 và tháng 2/2019, doanh số bán hàng có tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn. Nhóm hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm có tăng do tâm lý tích trữ trước diễn biến phức tạp của dịch; nhóm hàng hóa khác giảm.
Cụ thể như với Lotte: Doanh thu tháng 2/2020 giảm khoảng 50% so với tháng 1/2020 và giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm 2019. Với Aeon Việt Nam: Doanh thu tháng 1/2020 giảm 2%; tháng 2 giảm 6% so với kế hoạch đề ra.
Với Saigon Co.op: Doanh thu bán lẻ trong 2 tháng đầu năm nay giảm khoảng 50% so với cùng kỳ năm trước và có thể bị sụt giảm 1.000 tỷ đồng nếu dịch được kiểm soát trong quý II, giảm 2.000 tỷ đồng nếu dịch tiếp tục kéo dài.
Tương tự, với Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH MTV: Doanh thu bán lẻ trong 2 tháng đầu năm giảm khoảng 50% so với cùng kỳ năm trước.
Tồn kho lớn, giá thành cao
Đáng chú ý tại phần đánh giá về hoạt động thương mại trong nước, Bộ Công Thương phân tích khá kỹ về hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG). Sản lượng của các doanh nghiệp kinh doanh LPG sụt giảm từ 40-50% do nhu cầu sử dụng giảm đột ngột từ khu vực sản xuất công nghiệp, các nhà hàng, khách sạn đóng cửa hàng loạt.
“Số lượng lao động trong ngành phân phối LPG bị ảnh hưởng lớn do sản lượng kinh doanh giảm. Ước tính khoảng 30.000 lao động tham gia trực tiếp bán lẻ LPG, 2.500 lao động làm việc trực tiếp tại trạm nạp, trạm cấp và các lao động trực tiếp vào hoạt động dịch vụ như vận tải, bảo dưỡng, bảo trì...”, Bộ Công Thương đưa ra con số cụ tính toán cụ thể.
Bên cạnh đó, diễn biến giá LPG thế giới giảm mạnh. Đặc thù kinh doanh LPG chủ yếu ký kết mua bán, nhập khẩu LPG có hợp đồng dài hạn, chốt giá trước. Vì vậy, các doanh nghiệp LPG hiện đang tồn dư lượng hàng lớn với giá thành cao. Các cơ sở kinh doanh khí như trạm chiết nạp, trạm cấp, cửa hàng bán lẻ LPG ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng.
Đối với mặt hàng xăng dầu, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tiêu thụ xăng dầu giảm mạnh, tồn kho của các doanh nghiệp đang ở mức cao.
Theo ước tính của Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, lượng tiêu thụ xăng dầu giảm khoảng 30% so với trước. Lượng tồn kho xăng dầu này ngoài việc làm phát sinh chi phí lưu kho còn gây ra thiệt hại lớn cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu khi giá xăng dầu thế giới liên tục giảm thời gian vừa qua (Nhà nước điều hành giá xăng dầu theo giá thế giới nên các doanh nghiệp phải bán theo mức giá giảm như giá trên thị trường Singapore).
Dự báo, nếu dịch bệnh kéo dài sẽ tác động trực tiếp đến doanh nghiệp phân phối. Doanh thu bán hàng giảm (do cầu các mặt hàng thời trang, điện tử, điện máy... thấp) nhưng chi phí của doanh nghiệp khó giảm (vì vẫn phải duy trì bộ máy và đảm bảo dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường). Một số doanh nghiệp phân phối có thể phải dừng hoạt động hoặc giảm quy mô. Người lao động sẽ phải giảm giờ làm, hoặc không có việc làm ảnh hưởng đến an sinh xã hội.
“Trong giai đoạn hiện nay, cần có cơ chế hỗ trợ để doanh nghiệp giảm bớt khó khăn, duy trì sản xuất kinh doanh, bảo đảm nguồn cung xăng dầu cung cấp liên tục cho thị trường, phục vụ đời sống, sản xuất của người dân”, Bộ Công Thương nhận định.
Riêng với mặt hàng xăng dầu, trong báo cáo cập nhật đánh giá tình hình, tác động của dịch Covid-19 và định hướng, giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh năm 2020 của ngành Công Thương ngày 8/4, Bộ Công Thương đề xuất Chính phủ xem xét, chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu và trình phương án giảm thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu ở mức phù hợp.
Hiện nay, tỷ trọng thuế, phí trong giá xăng dầu hiện ở mức cao (khoảng 55% - 60% đối với mặt hàng xăng, 35% - 40% đối với mặt hàng dầu). Trong đó thuế bảo vệ môi trường chiếm khoảng 32% đối với mặt hàng xăng và từ 11% - 20% đối với mặt hàng dầu.
Đặc biệt, Bộ Công Thương đề xuất xem xét điều chỉnh giảm thêm thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng sinh học E5RON92 cho phù hợp với thực tế để tạo mức chênh lệch giá và khuyến khích sử dụng xăng sinh học.
Tin liên quan
Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm B: Bộ Y tế hướng dẫn thanh toán chi phí điều trị
10:00 | 02/11/2023 Sự kiện - Vấn đề
Doanh nghiệp bán lẻ, tiêu dùng bứt phá nhờ chuyển đổi số
13:57 | 10/12/2023 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Học viện Tài chính giành giải Nhất cuộc thi ESG Challenge 2023
10:16 | 04/12/2023 Chứng khoán
Cúp Number 1 Active tái xuất tại Giải bóng đá học sinh THPT Hà Nội - An ninh Thủ đô 2024
16:42 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
HSG 7 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
14:55 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng cung ứng vốn cho mùa cao điểm kinh doanh
14:00 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
09:29 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
08:50 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
08:49 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân cảng Sài Gòn lần thứ 8 liên tiếp đạt Thương hiệu quốc gia
08:00 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
09:59 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả
08:47 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn đàn "Ngày hàng hóa hàng không" lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
10:38 | 03/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Các đại gia dầu mỏ Trung Đông tìm cách tăng thị phần tại châu Á
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
Hai ứng cử viên tổng thống Mỹ tiếp tục vận động trước khi điểm bỏ phiếu đóng cửa
Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan cần chuyển mình theo thương mại điện tử xuyên biên giới
Điều chỉnh chính sách để thích ứng trước tác động hai chiều của các FTA
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK