Đại biểu Quốc hội đồng thuận cao duy trì sổ hộ khẩu hết năm 2022
Chủ tịch Quốc hội: Bỏ sổ hộ khẩu, giảm bớt thủ tục cho dân nhờ! | |
Đại biểu Quốc hội băn khoăn lộ trình bỏ sổ hộ khẩu | |
Bỏ quản lý bằng Sổ Hộ khẩu cần đảm bảo lợi ích của công dân |
Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) |
Đề xuất 2 phương án
Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) tại phiên họp sáng nay (21/10), Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ý kiến của đa số đại biểu Quốc hội đều tán thành với việc cần chuyển đổi sang phương thức quản lý cư trú mới và nhất trí quy định Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2021 như đề xuất và cam kết của Chính phủ.
Tuy nhiên, qua thảo luận, đa số ý kiến đề nghị cho phép người dân được tiếp tục sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp cho đến hết ngày 31/12/2022 để chứng minh thông tin về nơi cư trú. Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú trong trường hợp này không được coi là công cụ quản lý cư trú như hiện nay mà chỉ đơn thuần là giấy tờ xác nhận nơi cư trú công dân.
Việc chuyển sang phương thức quản lý cư trú mới là hết sức cấp bách và cần được thực hiện ngay từ thời điểm Luật này có hiệu lực thi hành (1/7/2021).
Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu khi việc bảo đảm điều kiện kỹ thuật cho kết nối liên thông giữa các bộ, ngành, địa phương với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú vẫn đang trong quá trình triển khai, hoàn thiện, khi thực hiện thủ tục hành chính hoặc giao dịch tại các cơ quan, tổ chức chưa kịp triển khai xong việc kết nối liên thông với các tổ chức, cá nhân bên ngoài hệ thống các cơ quan nhà nước thì người dân vẫn phải có giấy tờ nhất định để chứng minh về nơi cư trú của mình.
Việc cho phép người dân tiếp tục sử dụng sổ hộ khẩu,sSổ tạm trú sẽ tránh được việc làm phát sinh thêm thủ tục, thêm khó khăn, phiền phức cho người dân, tạo áp lực quá lớn cho các cơ quan quản lý, đăng ký cư trú tại thời điểm Luật mới có hiệu lực thi hành.
Bên cạnh đó, có ý kiến vẫn còn lo ngại rằng thời điểm 31/12/2022 có thể vẫn chưa bảo đảm để hoàn tất việc kết nối liên thông, chuyển đổi số đối với quản lý thông tin về cư trú trong toàn xã hội thì cần kéo dài hơn nữa thời hạn này.
Một số ý kiến nhất trí với quy định như trong dự thảo Luật đã trình bày tại kỳ họp thứ 9 là sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hết giá trị kể từ thời điểm Luật có hiệu lực thi hành là từ ngày 1/7/2021 bởi cho rằng phương thức quản lý cư trú mới là tiến bộ, cần được thực hiện ngay một cách đồng bộ.
“Do ý kiến còn khác nhau nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin phép thiết kế nội dung này thành 2 phương án tương ứng với 2 loại ý kiến nêu trên tại khoản 3 Điều 38 của dự thảo Luật để đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận”, Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng nói.
Tán thành cao duy trì sổ hộ khẩu đến 2022
Thảo luận tại hội trường Quốc hội về dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi), đại biểu Trần Văn Mão (Nghệ An) đánh giá, việc chuyển sang sử dụng mã số định danh cá nhân là phù hợp. Tuy nhiên, theo thống kê cho thấy, hơn 4 năm triển khai mới có 16 triệu công dân được cấp số định danh cá nhân.
Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên thảo luận tại điểm cầu hội trường Diên Hồng |
Đến nay, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư vẫn đang xây dựng, hoàn thiện chậm tiến độ so với thời điểm dự kiến Luật Cư trú (sửa đổi) có hiệu lực là từ ngày 1/7/2021. “Do đó, tôi cho rằng cần có quy định chuyển tiếp riêng về vấn đề này và tính toán lộ trình chuyển đổi phù hợp, cần thiết thì tiếp tục duy trì cả sổ hộ khẩu và sổ tạm trú”, đại biểu Trần Văn Mão nói.
Tương tự, đại biểu Bùi Quốc Phòng (Thái Bình) nhấn mạnh dù đồng tình cao với việc thay đổi quản lý cư dân bằng số định danh cá nhân thay vì sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, tuy nhiên cần có lộ trình cụ thể trong thực hiện ở cả góc độ phương án và nguồn lực. Việc này nhằm hạn chế tối đa xáo trộn khi Luật Cư trú (sửa đổi) có hiệu lực thi hành.
Tán thành phương án 1, duy trì sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đến hết năm 2022, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) phân tích, cơ quan công an hiện nay có thể bảo đảm được đến ngày 1/7/2021 hoàn thiện Cơ sơ dữ liệu quốc gia về dân dư. Tuy nhiên, trong thực tế các cơ quan khác như thuế, hải quan, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội… chưa theo kịp Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
“Nếu không tiếp tục duy trì sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đến hết năm 2022 có thể sẽ gây phiền hà cho người dân”, đại biểu Phạm Văn Hòa nói.
Tiếp thu, giải trình các ý kiến của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm lại đưa ra quan điểm trái ngược với đề nghị của đa số đại biểu Quốc hội.
“Hiện nay, thông tin về Cơ sở dữ liệu dân cư đã thu thập được 90%, còn 10% cố gắng năm 2020 hoàn thành. Chúng tôi mong muốn lựa chọn phương án 2. Nếu không quyết định dứt khoát được sẽ gây phiền phức cho cả người dân cũng như hoạt động quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước”, Bộ trưởng Tô Lâm nói.
Người đứng đầu ngành công an cũng nhấn mạnh, bỏ sổ hộ khẩu là điều mong ước của người dân. Hiện nay, sổ hộ khẩu có nhiều điều khoản khác quy định đi theo. Bây giờ thay đổi phương thức quản lý cũng đòi hỏi cả hệ thống phải thay đổi…
Tin liên quan
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
21:02 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
Đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh xe điện thuộc diện cấm lưu thông
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK