Đã nhận được 461 kiến nghị liên quan đến cổ phần hóa, thoái vốn DNNN
Tham gia buổi tọa đàm có các nhà quản lý, các chuyên gia kinh tế gồm: ông Phùng Văn Hùng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) và ông Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, khung khổ pháp lý cho hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) đã được Chính phủ, các bộ, ngành hoàn thiện, trong đó có giải pháp về cổ phần hoá. Trong hơn 20 năm qua, có khoảng 92% tổng số DNNN đã thực hiện cổ phần hoá nhưng thực tế mới có khoảng 10% lượng vốn Nhà nước được thay thế bởi vốn của tư nhân.
Trong giai đoạn tới, Đảng, Quốc hội và Chính phủ vẫn tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN thực chất, hiệu quả hơn để huy động nguồn vốn từ tư nhân, thay đổi năng lực quản trị của DNNN, góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, trong danh mục DNNN cổ phần hóa, thoái vốn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong giai đoạn 2016- 2020, Nhà nước vẫn nắm giữ lượng cổ phần chi phối tại một số DNNN để đưa khối này giữ vị trí then chốt, là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội như Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khoá XII đã xác định.
Tới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ và Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng sẽ đồng chủ trì hội nghị Thủ tướng Chính phủ với DNNN để thảo luận về những giải pháp tháo gỡ.
Chia sẻ về hội nghị này, ông Đặng Quyết Tiến cho hay: Mục tiêu của hội nghị là sẽ tập trung rà soát, đánh giá lại 2 năm nhiệm kỳ 2016-2020 của công tác cổ phần hóa, thoái vốn, sắp xếp lại DNNN đã đến đâu và hơn 1 năm thực hiện tinh thần Nghị quyết TW 12 và cũng là triển khai theo Nghị quyết số 60 của Quốc hội về việc tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại DN và cổ phần hóa DNNN.
Qua rà soát đó để thấy được những khó khăn, tồn tại, vướng mắc, đặc biệt là những hạn chế để kịp thời khắc phục nhằm hoàn thành công cuộc sắp xếp, đổi mới DNNN mà Đảng, Quốc hội đã giao nhiệm vụ cho Chính phủ.
Theo ông Tiến, đến nay, Bộ Tài chính đã nhận được 461 kiến nghị của 18 bộ, cơ quan ngang bộ; 44 tập đoàn, tổng công ty và 46 địa phương. Các kiến nghị của các DN, bộ, ngành chủ yếu phản ánh những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện chính sách, những đặc thù khi cổ phần hóa trong sắp xếp đất đai, xác định giá trị DN hay vấn đề sản xuất kinh doanh tháo gỡ khó khăn, đặc biệt là xử lý các vấn đề tồn tại khi thua lỗ của các tập đoàn kinh tế vừa qua.
"Có thể nói, đây là dịp để Chính phủ, các bộ ngành, các DN ngồi lại với nhau để bàn bạc tìm ra giải pháp làm sao đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, cổ phần hóa DNNN cũng như tháo gỡ, xử lý những dự án tồn tại khác mà trong thời gian qua dư luận đang quan tâm" - ông Tiến nói.
Bình luận về tính khách quan của các kiến nghị được DN gửi về hội nghị, ông Phùng Văn Hùng cho rằng: "Tất cả những kiến nghị của DN đều được hoan nghênh. Tuy nhiên, cơ quan quản lý cần phải cân nhắc xem xét, đánh giá các kiến nghị đó có phù hợp với kinh tế thị trường hay không, có phù hợp với hệ thống pháp luật hay không, phù hợp với tiến trình hội nhập, cam kết của Việt Nam trong các hiệp định mà mình là thành viên không? Nếu cân nhắc những vấn đề đó thì cơ quan quản lý có thể chọn ra những kiến nghị cần quan tâm, giải quyết, đáp ứng mong đợi của DN".
Qua buổi tọa đàm, các chuyên gia, nhà quản lý xác định rõ thực trạng về hoạt động của DNNN trong hệ thống khung pháp lý về doanh nghiệp, quản lý kinh tế- xã hội của Nhà nước nói chung hiện nay, đề xuất các giải pháp, kiến nghị đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đối với cả các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước để nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp.
Tin liên quan
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 sắp cán đích dự toán
15:49 | 04/11/2024 Tài chính
Sửa đổi quy định để công chức thuế chủ động, trách nhiệm hơn
08:42 | 04/11/2024 Tài chính
Đề xuất nhiều giải pháp nhằm rút ngắn thời gian hoàn thuế
17:24 | 03/11/2024 Tài chính
Sàn thương mại điện tử Temu đã đăng ký thuế tại Việt Nam
09:57 | 03/11/2024 Thuế - Kho bạc
Hiệu quả từ xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực Kho bạc Nhà nước
07:31 | 03/11/2024 Tài chính
Cuối tháng 10/2024, còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ
12:51 | 02/11/2024 Tài chính
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính
08:57 | 01/11/2024 Tài chính
Kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn nợ công quốc gia năm 2024
07:52 | 01/11/2024 Tài chính
Còn áp lực lên mặt bằng giá, phấn đấu CPI bình quân không vượt quá 4%
21:37 | 30/10/2024 Tài chính
Chuyển quyền cho Chính phủ miễn, giảm, xử lý tiền phạt chậm nộp thuế là phù hợp
20:41 | 29/10/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK