Đã đến lúc G7 cần thay đổi về cơ cấu
Hội nghị G7 lần này đã không thống nhất được một giải pháp quan trọng nào trong các vấn đề nóng của thế giới như đảm bảo an ninh và phát triển thương mại. Câu hỏi đặt ra là liệu G7 có còn là một thể chế hữu hiệu nữa hay không khi tình hình chính trị, kinh tế-tài chính thế giới ngày nay hoàn toàn khác so với hồi thập niên 70 của thế kỷ trước, khi G7 được thành lập với mục tiêu là cải thiện sự hợp tác chính trị-kinh tế trên toàn cầu.
Mặc dù vấn đề được nhiều người quan tâm tại hội nghị lần này vẫn là việc không cho phép Nga gia nhập nhóm này song một câu hỏi khác cũng được đặt ra là tại sao G7 chưa bao giờ đề cập tới khả năng cho Trung Quốc tham gia nhóm dù tầm ảnh hưởng kinh tế, tài chính của Trung Quốc vượt trội so với Nga, còn về ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc cũng không thua kém Nga và đang ngày càng vươn lên. Trung Quốc không chỉ còn là một cường quốc ở khu vực châu Á mà đang mở rộng ảnh hưởng mạnh mẽ ở phạm vi toàn cầu.
Trên thực tế, các nước công nghiệp phát triển đang triển khai một chiến lược để kiềm chế và làm suy yếu ảnh hưởng của Trung Quốc ở các tổ chức quốc tế chứ không chỉ dừng ở việc không cho Trung Quốc cơ hội gia nhập G7. Tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Trung Quốc chỉ có 4% quyền bỏ phiếu so với 30% của Liên minh châu Âu (EU). Tuy nhiên, chiến lược kiềm chế và ngăn chặn Trung Quốc của EU và Mỹ lại đem lại những hiệu ứng ngược. Trung Quốc tăng cường đàm phán các FTA song phương và những hiệp định này đang tỏ ra rất thành công. Tại châu Á, đồng Nhân dân tệ đang dần trở thành ngoại tệ tham chiếu quan trọng hơn cả đồng Yen Nhật. Để không trở thành quốc gia hạng hai trong các tổ chức tài chính-tiền tệ bị phương Tây chi phối, Trung Quốc đã thiết lập thành công một thể chế mới là Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB).
Điểm yếu lớn thứ hai của G7 là việc tổ chức này bị chi phối bởi tới 4 thành viên là các nước châu Âu. Chương trình nghị sự của hội nghị G7 tại Elmau cho thấy rõ sự già cỗi của cơ cấu thành viên này. Rất nhiều chủ đề như thương mại, ổn định tài chính toàn cầu, thị trường trái phiếu quốc tế hay chính sách an ninh thuộc trách nhiệm của EU chứ không phải từng nước thành viên riêng lẻ như Đức, Anh, Pháp hay Italy. Một vấn đề khác là trong nhiều nội dung thảo luận, 4 nước châu Âu trên cũng có xu hướng đàm phán riêng rẽ với các đối tác, đặc biệt là Mỹ để phục vụ lợi ích quốc gia hơn là để phục vụ cho lợi ích của EU. Ngược lại, Mỹ cũng tận dụng điều này để tác động từng nước phục vụ trước hết cho lợi ích của nước Mỹ. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tại các tổ chức quốc tế như IMF, Mỹ vẫn có ảnh hưởng chi phối mặc dù quyền bỏ phiếu của Mỹ chỉ bằng một nửa so với các nước EU cộng lại. Điều này cho thấy chừng nào từng nước lớn trong EU vẫn còn theo đuổi những mục tiêu riêng rẽ thì ở sân chơi toàn cầu, họ vẫn chỉ là những nước có ảnh hưởng tầm trung.
Trong bối cảnh trên, có lẽ đã đến lúc cần một sự cải tổ về cơ cấu đối với G7. Có đề xuất rằng G7 nên được cơ cấu lại thành G3 với Mỹ, EU, Trung Quốc hoặc G5 (cộng thêm Nhật Bản, Nga) vì điều này sẽ tốt hơn đối với châu Âu. Vị thế là một thành viên chung đại diện cho cả khối trong G3 hoặc G5 sẽ buộc các nước EU phải hợp tác, đoàn kết nhau hơn, cũng như quan trọng hơn là giúp châu Âu có một tiếng nói thống nhất để tăng cường ảnh hưởng. Sự cải tổ này cũng tốt cho cộng đồng quốc tế bởi chỉ khi ràng buộc Trung Quốc vào những thể chế này mới có thể buộc Trung Quốc gánh nhiều trách nhiệm hơn với các vấn đề kinh tế và chính trị của thế giới. Trên cơ sở đó, sự cân bằng trên toàn cầu có thể được thiết lập và sự hợp tác kinh tế-chính trị giữa các cường quốc sẽ được cải thiện hơn.
Tin liên quan
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Anh đạt thỏa thuận hợp tác trong vấn đề cạnh tranh
09:50 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bầu cử Mỹ, xung đột Trung Đông đẩy giá vàng lên đỉnh mới
09:49 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nhật Bản gặp khó trong việc phổ cập số hóa cho người cao tuổi
15:00 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nga hoan nghênh thỏa thuận rút quân giữa Ấn Độ và Trung Quốc
08:25 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bài toán kinh tế của tân Tổng thống Indonesia
07:50 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
IMF: Đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản
07:55 | 28/10/2024 Nhìn ra thế giới
IMF: Đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản
09:09 | 27/10/2024 Nhìn ra thế giới
Tăng nhiệt cuộc đua Tổng thống Mỹ
07:00 | 27/10/2024 Nhìn ra thế giới
Động lực phát triển mới trong thế giới đa cực
08:59 | 26/10/2024 Nhìn ra thế giới
Quan hệ kinh tế và thương mại giữa các nước BRICS ngày càng chặt chẽ
07:41 | 25/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
Thành tựu cảng biển ASEAN 50 năm hình thành và phát triển
Cần gì để tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành tôm?
Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Nam Việt bị dừng làm thủ tục hải quan
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK