Cuộc chiến chống gian lận xuất xứ và những vấn đề đặt ra - Bài 1: Khi cuộc chiến của các “ông lớn” nổ ra
Toàn bộ linh kiện của một chiếc xe đạp được nhập khẩu từ Trung Quốc, doanh nghiệp chỉ đưa về Việt Nam lắp ráp lại hòng đội lốt hàng Made in Vietnam, vụ việc do Cục Kiểm tra sau thông quan và Cục Hải quan Bình Dương phát hiện. Ảnh: Cục KTSTQ |
Gian lận thương mại, trong đó có gian lận xuất xứ hàng hóa luôn là thách thức với mỗi quốc gia trong xu thế toàn cầu hóa. Với Việt Nam, gian lận xuất xứ thật sự nóng bỏng từ hơn 1 năm trước khi cuộc chiến thương mại giữa các nước lớn diễn ra quyết liệt.
Né các đòn trừng phạt và hưởng lợi bất hợp pháp
Trở lại thời điểm hơn 1 năm trước đây, lịch làm việc của Tổng cục Hải quan luôn dày đặc các cuộc họp liên quan đến vấn đề xuất xứ hàng hóa. Với vai trò “gác cửa” nền kinh tế, cơ quan Hải quan đã luôn tích cực, chủ động trong việc đánh giá các tác động của xu thế hội nhập để kịp thời có biện pháp phòng, chống.
Trong các tài liệu mà phóng viên được tiếp cận, cơ quan Hải quan đưa ra đánh giá: trong xu hướng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước trên thế giới và tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn cho Việt Nam trong việc thu hút đầu tư FDI, tăng trưởng quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu. Bên cạnh mặt tích cực đó cũng đặt ra nhiều thách thức đối với cơ quan quản lý, nhất là kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi gian lận lợi dụng chính sách thông thoáng của nhà nước Việt Nam.
Pin điện thoại di động thành phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc nhưng đội lốt Made in Vietnam, do Hải quan Hải Phòng phát hiện, bắt giữ tháng 7/2019. Ảnh: T.Bình |
Trong các hành vi gian lận, nổi lên vấn đề lợi dụng xuất xứ hàng hóa Việt Nam nhằm mục tiêu hưởng lợi về thuế và lẩn tránh các “đòn trừng phạt” từ rào cản kỹ thuật khi các nước tăng cường bảo hộ sản xuất trong nước.
Hành vi này dẫn đến nguy cơ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị các nước điều tra, áp thuế chống bán phá giá, thuế tự vệ, thuế trợ cấp ở mức rất cao, gây thiệt hại cho các nhà sản xuất Việt Nam, mất uy tín trên thị trường quốc tế hoặc bị hạn chế xuất khẩu vào các thị trường này nếu bị nước nhập khẩu phát hiện và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.
Trước tình hình đó, thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã có sự vào cuộc quyết liệt và kịp thời lật tẩy nhiều chiêu gian lận và các vụ việc có nguy cơ gian lận về xuất xứ (chúng tôi sẽ đề cập chi tiết trong các bài viết sau), nhờ đó, hơn 1 năm qua, vấn đề gian lận xuất xứ ở Việt Nam đã từng bước được kiểm soát.
Ưu đãi càng cao, xuất xứ càng chặt chẽ
Như đề cập ở trên, thách thức đặt ra khi thực hiện các FTA là vấn đề chống gian lận xuất xứ. Chính vì vậy, trong các FTA thế hệ mới mà Việt Nam tham gia như CPTPP, EVFTA…, vấn đề xuất xứ hàng hóa được quy định hết sức chặt chẽ. Câu chuyện này càng được đề cập nhiều hơn khi EVFTA vừa được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn ngày 8/6 tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội XIV và dự kiến có hiệu lực từ 1/8/2020.
Xin dẫn vấn đề liên quan đến xuất xứ của ngành hàng dệt may. Đây là nhóm hàng xuất khẩu chủ lực từ nhiều năm qua của Việt Nam và cũng là một trong những mặt hàng luôn được kỳ vọng sẽ hưởng lợi lớn từ các FTA mà Việt Nam đã và đang tham gia. Vậy các quy định của EVFTA về quy tắc xuất xứ đối với mặt hàng này như thế nào?
Theo Bộ Công Thương, EVFTA yêu cầu quy tắc xuất xứ “2 công đoạn” (từ vải trở đi) đối với hàng dệt may. Tức là để được hưởng thuế quan ưu đãi theo EVFTA thì hàng dệt may của Việt Nam phải được làm từ vải có xuất xứ Việt Nam. Ngoài ra, đối với các sản phẩm dệt may thuộc Chương 61 và 62 của Biểu thuế, EU cũng cho phép Việt Nam được sử dụng vải nhập khẩu từ Hàn Quốc để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng xuất khẩu sang EU và vẫn được hưởng thuế suất ưu đãi của EVFTA.
Trong khi đó, quy định của CPTPP tương đối chặt hơn bởi Hiệp định này yêu cầu hàng dệt may phải có xuất xứ “từ sợi trở đi”, tức là sợi và vải phải được sản xuất và/hoặc nhập khẩu từ các nước CPTPP thì mới được hưởng thuế suất ưu đãi của Hiệp định khi xuất khẩu sang các nước CPTPP.
Trong khi thực tế, hiện nay, nguồn nguyên liệu chủ yếu đối với lĩnh vực dệt may là từ nguồn nhập khẩu. Đơn cử như cập nhật trong 5 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt 10,56 tỷ USD. Nhưng trong khoảng thời gian đó, Việt Nam cũng chi tới hàng tỷ USD nhập khẩu các mặt hàng liên quan đến nguyên liệu của ngành hàng dệt may. Cụ thể 4 nhóm hàng chính là: vải với kim ngạch 4,5 tỷ USD; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 2,1 tỷ USD; bông 1,08 tỷ USD; xơ, sợi dệt 832 triệu USD. Trong khi đó, 2 thị trường nhập khẩu chính là Trung Quốc và Đài Loan không phải là các thành viên của CPTPP…
Qua ví dụ điển hình nêu trên cho thấy, xu thế hội nhập càng sâu rộng, ưu đãi càng lớn giữa những thành viên tham gia các FTA, vấn đề xuất xứ hàng hóa càng được coi trọng và chặt chẽ hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, vấn đề chống gian lận xuất xứ cũng luôn đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt, thường xuyên của ngành Hải quan, các cơ quan chức năng và cả cộng đồng doanh nghiệp.
Lật tẩy vi phạm của hàng loạt doanh nghiệp
Đối với Tổng cục Hải quan, quán triệt chỉ chỉ đạo của Chính phủ, lãnh đạo Bộ Tài chính, cơ quan Hải quan đã chủ động triển khai đồng bộ, quyết liệt hàng loạt giải pháp. Qua đó, đã kịp thời ngăn chặn tình trạng lợi dụng các FTA Việt Nam ký kết với các nước, đặc biệt là Mỹ để thực hiện hành vi vi phạm xuất xứ Việt Nam làm ảnh hưởng đến các cam kết của Việt Nam với các nước. Đặc biệt đã kiểm soát được các nhóm hàng xuất khẩu sang Mỹ có kim ngạch xuất khẩu đột biến như xe đạp, pin năng lượng mặt trời, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ và nhiều mặt hàng khác tránh ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.
Đáng chú ý, tại cuộc Họp báo chuyên đề của ngành Hải quan về hoạt động kiểm tra, điều tra phòng chống gian lận xuất xứ hàng hóa Việt Nam xuất khẩu, lãnh đạo Cục Kiểm tra sau thông quan cho biết: toàn ngành Hải quan đã kiểm tra, điều tra, xác minh 76 vụ việc và phát hiện 24 vụ việc vi phạm về xuất xứ hàng hóa. Cơ quan Hải quan đã tịch thu 3.590 xe đạp nguyên chiếc, hơn 4.000 bộ linh kiện xe đạp và hơn 12.000 bộ linh kiện lắp ráp tủ bếp là tang vật vi phạm. Ngoài ra, cơ quan Hải quan đã truy thu nộp ngân sách 33 tỷ đồng (bao gồm số tiền thu lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; xử phạt vi phạm hành chính và trị giá tang vật vi phạm bị tịch thu).
Cụ thể, qua công tác kiểm tra sau thông quan đối với nhóm mặt hàng xe đạp, xe đạp điện phát hiện 4 doanh nghiệp vi phạm xuất xứ Việt Nam; đối với nhóm mặt hàng pin năng lượng mặt trời phát hiện 5 doanh nghiệp vi phạm; với nhóm mặt hàng gỗ, đồ gỗ nội thất từ gỗ phát hiện 12 doanh nghiệp vi phạm.
Cùng với đó, Cục Điều tra chống buôn lậu phát hiện 2 doanh nghiệp thủy sản có hành vi khai sai xuất xứ hàng hóa. Đặc biệt, Cục Điều tra chống buôn lậu phát hiện 1 doanh nghiệp không được Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ủy quyền cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhưng vẫn tự tiện phát hành C/O cho nhiều doanh nghiệp. Tổng cục Hải quan đang chỉ đạo Cục Điều tra chống buôn lậu phối hợp chặt chẽ với cơ quan Cảnh sát điều tra- C03 (Bộ Công an) điều tra, làm rõ sai phạm để xử lý nghiêm theo quy định.
(Đón đọc- bài 2: Những chiêu trò gian lận xuất xứ)
Cùng chủ đề: Chống gian lận xuất xứ
Tin liên quan
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn: Thách thức mới trong chống buôn lậu, gian lận thương mại
07:01 | 03/11/2024 An ninh XNK
Đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh xe điện thuộc diện cấm lưu thông
19:07 | 05/11/2024 Photos
Nghệ An phá chuyên án thu giữ 280 kg pháo nổ
17:04 | 05/11/2024 An ninh XNK
Cảnh sát biển bắt giữ tàu vận chuyển khoảng 700.000 lít dầu DO trái phép
15:41 | 05/11/2024 An ninh XNK
Quảng Ninh: Khởi tố 44 vụ/66 đối tượng về buôn lậu
14:42 | 05/11/2024 An ninh XNK
Tăng nguồn lực cho đấu tranh phòng, chống ma túy
13:15 | 05/11/2024 An ninh XNK
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
09:21 | 05/11/2024 An ninh XNK
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
08:59 | 05/11/2024 An ninh XNK
Tạm hoãn xuất cảnh giám đốc người nước ngoài
16:27 | 04/11/2024 An ninh XNK
Quảng Ninh: Ngăn chặn vận chuyển giống vật nuôi nhập lậu
16:11 | 04/11/2024 An ninh XNK
Đột kích tụ điểm sản xuất tất chân giả nhãn hiệu nổi tiếng
15:26 | 04/11/2024 An ninh XNK
Hải quan thu nộp ngân sách hơn 745 tỷ đồng từ công tác chống buôn lậu
13:58 | 04/11/2024 An ninh XNK
Xử lý gần 7.600 tấn bột đạm động vật là vật chứng vụ án buôn lậu
15:32 | 03/11/2024 An ninh XNK
Ba giám đốc doanh nghiệp TPHCM bị tạm hoãn xuất cảnh
10:11 | 03/11/2024 An ninh XNK
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
Đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh xe điện thuộc diện cấm lưu thông
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK