CTI trao đổi về chuỗi giá trị toàn cầu, thương mại điện tử và tự do thương mại trong khối APEC
Cuộc họp thảo luận các vấn đề tập trung vào các nội dung về chuỗi giá trị toàn cầu, thương mại điện tử, tự do thương mại trong khối APEC, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và cơ chế một cửa.
Về vấn đề chuỗi giá trị toàn cầu, Giáo sư Yabin Wu, Viện Nghiên cứu Quản trị chuỗi giá trị toàn cầu, Đại học Quốc tế về Bsiness và Kinh tế, Trung Quốc đã trình bày tiến trình của Nền tảng đối tác chuỗi giá trị trên toàn cầu của APEC (GVC). Theo đó, vào tháng 11/2016, Trung Quốc và Indonesia cùng đề xuất "Đề xuất thành lập Nền tảng quan hệ đối tác chuỗi giá trị toàn cầu trong khối APEC. Đề xuất này được thông qua trong cuộc họp của các nhà lãnh đạo kinh tế APEC. Vào tháng 5 năm 2017, nó đã được đề cập trong kế hoạch hành động của Phiên họp thứ 23 của các Bộ trưởng APEC về thương mại. Trong đó, nhiệm vụ chính là thúc đẩy chia sẻ quyền sở hữu trí tuệ, xây dựng năng lực cho các nền kinh tế APEC, giúp các nền kinh tế đang phát triển hoà nhập tốt hơn vào các GVC và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ nắm bắt được lợi ích từ GVC.
Về vấn đề thương mại điện tử, đại diện đoàn Việt Nam cũng góp phần vào cuộc họp với bài trình bày và thảo thuận về khung làm việc cho việc mở rộng thương mại qua biên giới qua APEC.Với mục tiêu chính là tạo ra một hệ thống quản lý môi trường thuận lợi cho thương mại điện tử nhằm thúc đẩy tính linh hoạt, tính cạnh tranh, an ninh, cạnh tranh công bằng và nhất quán; Tăng cường hợp tác giữa khu vực công và tư nhân bao gồm bảo vệ người tiêu dùng; Góp phần thúc đẩy thương mại và đầu tư trong khu vực, hỗ trợ cho việc đạt được Mục tiêu Bogor và tầm nhìn 2020.
Trên thực tế, thương mại điện tử đang trở thành một trụ cột chính của nền kinh tế Internet và nền kinh tế kỹ thuật số đã góp phần phát triển thương mại trong khu vực. Dịch vụ trực tuyến chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số thị trường khai thác vào năm 2015.
Thương mại điện tử xuyên biên giới là một trong những phân khúc phát triển nhanh nhất của thương mại toàn cầu, xuất phát từ con số 0 trong hai thập kỷ trước đây đến nay đã đạt giá trị ước tính là 1,92 nghìn tỷ USD trên toàn cầu vào cuối năm 2016. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng có khối lượng bán hàng vào năm 2016, theo sau là Tây Âu và Bắc Mỹ. Doanh thu thương mại điện tử B2C (doanh nghiệp đến người tiêu dùng) xuyên biên giới ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đạt 144 tỷ USD, chiếm 35,9% doanh thu thương mại điện tử B2C qua biên giới trên toàn thế giới. Con số này ước tính sẽ đạt 476 tỷ USD và chạm mốc 47,9% vào năm 2020.
Sự số hóa nhanh chóng của nền kinh tế toàn cầu đã mở ra những cơ hội tăng trưởng mới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của APEC, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (MSME). Thương mại điện tử xuyên biên giới là một tiện ích mạnh mẽ cho việc quốc tế hóa các MSME của APEC và đối với những cá nhân kinh doanh không cần sự hiện diện về mặt vật lý, thương mại để tiếp thị và bán sản phẩm của mình cho thế giới.
Cũng trong cuộc họp này, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Việt Nam Vũ Ngọc Anh đã trình bày báo cáo tóm tắt kết quả đạt được của cuộc họp Tiểu ban thủ tục hải quan lần thứ 2 (SCCP2). Theo đó SCCP đạt được nhiều đồng thuận về thống nhất hành động chung cho các vấn đề gồm: thực hiện Hiệp định tự do thương mại –WTO; hệ thống một cửa nhằm mục đích tăng cường năng lực của các quan chức Hải quan để thiết lập và thực hiện một cửa sổ duy nhất bền vững; Khu vực mậu dịch tự do của Khu vực Châu Á Thái Bình Dương (FTAAP), thúc đẩy thương mại điện tử và thương mại điện tử; đơn giảm hóa các thủ tục về quy tắc xuất xứ (ROO); Nâng cao năng lực giữa các nền kinh tế thành viên để trao đổi những kinh nghiệm và thực tiễn tốt nhất để xây dựng khung pháp lý cần thiết của quốc gia cho khu vực doanh nghiệp ưu tiên (AEO); tăng cường hợp tác giữa các khu vực nhà nước - tư nhân, Hải quan và doanh nghiệp.
Thêm vào đó, SCCP nhấn mạnh sự hợp tác của APEC với các tiểu ban khác, các nhóm làm việc và với các bên liên quan bên ngoài. SCCP tích cực tham gia vào Liên minh APEC về kết nối chuối cung ứng (A2C2); Hội thảo của nhóm chuyên gia về chống khai thác gỗ và buôn lậu gỗ bất hợp pháp (EGILAT); và hội thảo của nhóm chuyên gia về quyền sở hữu trí tuệ (IPEG). SCCP cũng tiếp tục động viên các thành viên làm việc với các bên liên quan bên trong và bên ngoài đối với cuộc đối thoại Hải quan và doanh nghiệp trong khối APEC (ACBD), TFA và các lĩnh vực liên quan khác.
Do đó, để giúp SCCP triển khai thực hiện hiệu quả các mục tiêu về an toàn và tạo thuận lợi cho thương mại, SCCP tìm kiếm sự hỗ trợ của Chủ tịch CTI và các thành viên CTI. Thông qua các hoạt động đề xuất và chương trình làm việc của SCCP vào năm 2017 theo đà của WTO-TFA, SCCP mong muốn đóng góp vào việc làm sáng tỏ các ưu tiên mà CTI đã đưa ra.
Tại cuộc họp, các đại biểu đại diện các nền kinh tế thành viên đã đưa ra những ý kiến đóng góp mang tính xây dựng vào các bài báo cáo và các kết quả đạt được thông qua các cuộc họp của các tiểu ban được tổ chức trước đó. Hầu hết các vấn đề đều được chủ tọa và các thành viên nhất trí thông qua và đưa vào báo cáo chung. Việc rà xoát và góp ý các hoạt động diễn ra trong khuôn khổ của ủy ban thương mại và đầu tư nhằm mục đích củng cố, hoàn thiện và đưa ra những giải pháp cải thiện những vấn đề còn tồn tại ở các nền kinh tế thành viên. Cũng như việc tăng cường sự hợp tác của các thành viên trong việc thực hiện những dự án chung để cải thiện và tạo thuận lợi cho nền kinh tế chung và sự an ninh thương mại của khối APEC.
Tin liên quan
Sửa Luật Đầu tư công: Chính phủ linh hoạt hơn, Quốc hội vẫn đảm bảo kiểm soát
14:29 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
CPI tháng 10 tăng 0,33%
10:51 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tháo gỡ điểm nghẽn
08:07 | 06/11/2024 Người quan sát
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
21:02 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Căn hộ nội đô Hanoi Melody Residences: 3 giá trị sống tạo hấp lực với khách mua
Gần 8,7 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 10/2024
Áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với 11 doanh nghiệp nợ thuế
Kho bạc Nhà nước đảm bảo kiểm soát chi ngân sách đến cuối năm 2024
Nestlé Việt Nam được vinh danh là “Nhà quảng cáo của năm”
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK