Chuyên gia đánh giá như thế nào về mô hình mới kiểm tra chuyên ngành?
Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Na Mèo (Thanh Hóa) kiểm tra hàng hóa XNK. Ảnh: N.Linh |
Lợi ích đến từ cắt giảm, đơn giản quy trình thủ tục
Dự án Tạo thuận lợi Thương mại do USAID tài trợ đã thực hiện đánh giá tác động của Đề án cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu một cách độc lập, khách quan. Kết quả cho thấy, về mặt pháp lý và thủ tục hành chính, Đề án giúp đơn giản hóa quy trình và giảm thiểu thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm.
Cụ thể, quy trình kiểm tra được cắt giảm một số bước so với mô hình hiện tại nhờ vào việc doanh nghiệp không cần phải lấy kết quả kiểm tra từ cơ quan kiểm tra thuộc bộ quản lý ngành, kết quả giám định để nộp cho cơ quan Hải quan; không cần xin giấy xác nhận để được miễn kiểm tra do cơ quan Hải quan đã có dữ liệu về lịch sử kiểm tra, hệ thống tự động cập nhật hàng hóa, doanh nghiệp được áp dụng miễn giảm kiểm tra.
Đề án cũng giúp đơn giản hóa thủ tục, bởi thủ tục kiểm tra nộp trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, hồ sơ đã có trong bộ hồ sơ hải quan hoặc trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, doanh nghiệp không cần phải nộp cho cơ quan Hải quan giúp giảm bớt các giấy tờ chồng chéo giữa các lần kiểm tra, giữa hồ sơ hải quan và hồ sơ kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm.
Dự án cũng đánh giá, Đề án giúp giảm gánh nặng kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm, theo mô hình mới, tỷ lệ lô hàng cần kiểm tra sẽ giảm do áp dụng phương pháp kiểm tra thông thường và kiểm tra giảm một cách hiệu quả và thực chất hơn; thời gian thông quan sẽ được rút ngắn do tỷ lệ lô hàng cần kiểm tra và thủ tục và quy trình kiểm tra được đơn giản hóa. Theo đó, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được thêm chi phí và thời gian.
Đặc biệt, nguyên tắc quản lý rủi ro được áp dụng một cách toàn diện hơn. Điều này được thể hiện ở việc xác định phạm vi và phương pháp kiểm tra dựa vào từng mặt hàng (thay vì chỉ dựa vào đối tượng chủ hàng như mô hình hiện nay). Việc thay đổi cách tiếp cận này sẽ làm tăng số lượng đối tượng đủ điều kiện áp dụng phương pháp kiểm tra thông thường (kiểm tra hồ sơ); kiểm tra giảm (chỉ kiểm tra ngẫu nhiên tối đa 5% trong tổng khối lượng hàng hóa phải kiểm tra giảm).
Việc kiểm tra theo mặt hàng phù hợp với quy định do Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định quản lý chất lượng dựa trên quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn do nhà sản xuất công bố áp dụng, chưa quy định theo nhà nhập khẩu.
Mô hình cải cách mới góp phần tăng cường tính tự nguyện tuân thủ của doanh nghiệp với việc kiểm tra ngẫu nhiên. Điều này được Dự án phân tích rõ ở khía cạnh: Việc lựa chọn ngẫu nhiên 5% để kiểm tra chất lượng và an toàn thực phẩm, cộng thêm với việc thực thi quy định và các chế tài xử lý không tuân thủ, sẽ khuyến khích việc tuân thủ tự nguyện của các doanh nghiệp. Cơ quan quản lý sẽ thực hiện tốt vai trò quản lý của mình, đáp ứng được yêu cầu vừa tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu vừa tăng cường hiệu quả kiểm soát rủi ro.
Trong khi đó, tính minh bạch và chia sẻ thông tin giữa các bộ quản lý ngành, lĩnh vực cũng được tăng cường. Vai trò của lĩnh vực tư nhân trong kiểm nghiệm và đánh giá sự phù hợp do doanh nghiệp được lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp để thử nghiệm, giám định hàng hóa tại cửa khẩu được tối đa hóa.
Đánh giá tác động về kinh tế, theo Dự án Tạo thuận lợi Thương mại do USAID tài trợ cho thấy, tỷ lệ số tờ khai kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm trong một năm cắt giảm được theo Mô hình mới so với Mô hình hiện tại khoảng 54,4% (chưa tính đến việc giảm số lô hàng kiểm tra do Đề án đề xuất tăng đối tượng được miễn kiểm tra). Tổng số ngày kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm doanh nghiệp tiết kiệm được khi áp dụng Mô hình mới so với Mô hình hiện tại trong một năm là 2.484.038 ngày. Chi phí tiết kiệm được cho doanh nghiệp trong một năm nhờ số ngày cắt giảm là hơn 881 tỷ đồng (xấp xỉ 37,8 triệu đô-la Mỹ).
Tác động chung đối với nền kinh tế, theo Dự án Tạo thuận lợi Thương mại do USAID tài trợ khi mô hình mới được triển khai sẽ giúp cắt giảm số lô hàng cần phải kiểm tra dẫn đến giảm thiểu chi phí thương mại do giảm yêu cầu về hàng tồn kho và vốn cho phép kinh doanh sản xuất hiệu quả hơn.
Theo đó, sẽ khuyến khích tăng trưởng đặc biệt là đối với các nhà sản xuất và nhà phân phối, thúc đẩy xuất khẩu và tăng sản lượng cuối cùng, mang lại nhiều cơ hội hiệu quả hơn cho nền kinh tế.
Nâng cao uy tín, trách nhiệm các bên
Với các bên liên quan, Dự án đánh giá Đề án có tác động trực tiếp tới nhiều bên. Đối với Chính phủ, việc thống nhất đầu mối kiểm tra với việc thực hiện thủ tục hải quan là xu hướng quốc tế, góp phần giúp hội nhập tốt hơn tăng uy tín của Chính phủ, cải thiện chỉ số cải cách hành chính, góp phần nâng hạng xếp hạng vị trí của Việt Nam trên các bảng xếp hạng uy tín thế giới về năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh. Chính phủ tiết kiệm ngân sách thông qua việc cắt giảm thủ tục hành chính, cắt giảm nguồn lực, giảm chi phí cho một bộ máy kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm cồng kềnh, giảm thời gian thông quan hàng hóa.
Đối với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, vẫn thực hiện vai trò quản lý về chất lượng, an toàn thực phẩm như hiện nay, chỉ chuyển chức năng kiểm tra tại cửa khẩu cho cơ quan Hải quan. Theo đó, đòi hỏi việc tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin với cơ quan hải quan, hỗ trợ đào tạo chuyên môn cho cán bộ hải quan, tổ chức lại các nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra chất lượng của hàng hóa nhập khẩu trong quá trình sản xuất và lưu thông trên thị trường trong nước. Các bộ quản lý ngành, lĩnh vực phải tăng cường công tác hậu kiểm.
Đối với cơ quan Hải quan, Đề án giúp tăng cường vai trò của cơ quan Hải quan trong việc kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm cụ thể là đầu mối kiểm tra. Việc này đòi hỏi cơ quan Hải quan phải bố trí thêm nhân sự, chuẩn hóa trang thiết bị.
Với tổ chức đánh giá sự phù hợp, Dự án đánh giá vai trò của tổ chức đánh giá sự phù hợp về cơ bản không thay đổi so với hiện tại. Tuy nhiên, theo mô hình mới đòi hỏi việc ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ giữa các cơ quan, tổ chức liên quan đến việc kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm như việc trả kết quả trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Ngoài ra, việc giảm tỷ lệ các lô hàng phải kiểm tra có thể dẫn đến việc giảm doanh thu của tổ chức đánh giá sự phù hợp.
Đặc biệt, đối với doanh nghiệp, mô hình mới tiết kiệm được thời gian làm thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm, vì chủ yếu giao dịch với một đầu mối; thủ tục kiểm tra được lồng ghép trong thủ tục hải quan; áp dụng điện tử hóa tối đa vào quy trình kiểm tra; tạo thuận lợi giải quyết thắc mắc khi có vấn đề, do thống nhất về cơ quan chịu trách nhiệm cuối cùng trước khi thông quan; tiết kiệm chi phí khi lô hàng được miễn, giảm kiểm tra (đối tượng được miễn kiểm tra được mở rộng hơn); môi trường kinh doanh cạnh tranh và bình đẳng hơn, do hàng nhập khẩu sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn, minh bạch và khách quan hơn.
Trong khi đó, với người tiêu dùng, về mặt dài hạn, giá cả hàng hóa có thể được giảm do chi phí doanh nghiệp bỏ ra cho việc kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm giảm xuống, thời gian thông quan được cải thiện tạo điều kiện phân phối hàng hóa nhanh, làm tăng cơ hội kinh doanh.
Tin liên quan
Miễn kiểm tra an toàn thực phẩm, chất lượng với hàng nhập khẩu khắc phục thiên tai
17:00 | 03/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chính sách kiểm tra chất lượng hàng hóa cần tạo thuận lợi, ngừa gian lận
08:38 | 06/08/2024 Chính sách và Cuộc sống
Doanh nghiệp thủy sản kiến nghị gỡ vướng kiểm tra chuyên ngành
15:16 | 23/06/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hải quan Nghệ An: Thu ngân sách vượt thách thức sớm về đích
14:15 | 05/11/2024 Hải quan
Ngành Hải quan đặt mục tiêu chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2015
14:00 | 05/11/2024 Hải quan
Ngành Hải quan triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2024
16:10 | 04/11/2024 Hải quan
Chấm dứt Đề án thí điểm nhập khẩu dược liệu qua cửa khẩu Chi Ma
15:24 | 04/11/2024 Hải quan
Tăng 3 làn phục vụ xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Kim Thành, Lào Cai
13:57 | 04/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 1 tháng 11/2024 (từ ngày 28/10 đến 3/11/2024)
09:39 | 04/11/2024 Multimedia
Kết quả thu ngân sách 10 tháng của ngành Hải quan bằng 92,3% dự toán
09:35 | 04/11/2024 Hải quan
Hải quan Hà Tĩnh thu ngân sách đạt 73,14% dự toán, giảm 1,03%
19:41 | 03/11/2024 Hải quan
Hải quan Hà Nam Ninh số hóa hồ sơ, thủ tục hành chính trong hoạt động nghiệp vụ
14:58 | 02/11/2024 Hải quan
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Hải quan Đồng Nai: Cục trưởng trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với doanh nghiệp hàng tháng
09:26 | 02/11/2024 Hải quan
Hải quan Bình Dương: Gỡ vướng cho DN trong XNK hóa chất, tiền chất công nghiệp
08:33 | 02/11/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Honda Việt Nam: Lựa chọn hybrid cho ô tô
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm khả năng cán đích 16 tỷ USD
HSG 7 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
Quảng Ninh: Khởi tố 44 vụ/66 đối tượng về buôn lậu
Hải quan Nghệ An: Thu ngân sách vượt thách thức sớm về đích
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK