Facebook Twitter youtube Tiktok

Chuyển dịch năng lượng: “Tính kỹ” để đảm bảo an ninh năng lượng

(HQ Online) - Cuộc “khủng hoảng năng lượng” diễn ra tại nhiều nơi trên thế giới đã và đang tác động trực tiếp tới sự phục hồi kinh tế toàn cầu sau đại dịch Covid-19, đồng thời gia tăng áp lực cho “bài toán” chuyển dịch năng lượng tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Để đảm bảo an ninh năng lượng, quá trình chuyển từ sử dụng các năng lượng sơ cấp sang các dạng năng lượng sạch hơn, Việt Nam cần tính toán kỹ lộ trình, cách thức dựa trên nghiên cứu khoa học.
An ninh năng lượng đang là những thách thức lớn cần vượt qua
Nhiệt điện vẫn là "xương sống" giúp đảm bảo an ninh năng lượng
Thách thức đảm bảo an ninh năng lượng
“Bám” vào điện than, khó đảm bảo an ninh năng lượng
ASEAN triển khai kế hoạch hợp tác đảm bảo an ninh năng lượng
Phát triển các nguồn NLTT được xem là xu hướng tất yếu trên thế giới hiện nay, khi góp phần quan trọng hạn chế phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, bảo vệ môi trường. 	Ảnh: Nguyễn Thanh
Phát triển các nguồn NLTT được xem là xu hướng tất yếu trên thế giới hiện nay, khi góp phần quan trọng hạn chế phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, bảo vệ môi trường. Ảnh: Nguyễn Thanh

Áp lực chuyển dịch năng lượng

Theo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương): Kết quả thực tế năm 2019 và 2020, sản lượng điện phát từ nguồn NLTT đạt tương ứng 5,242 tỷ kWh và 10,994 tỷ kWh đã góp phần giảm đáng kể điện chạy dầu giá cao. Nếu so sánh số liệu nguồn điện dầu thực tế được huy động với dự báo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thì điện chạy dầu đã giảm 2,17 tỷ kWh năm 2019 và giảm 4,2 tỷ kWh năm 2020 (tiết kiệm khoảng 10.850 tỷ đồng- 21.000 tỷ đồng). Các nguồn NLTT đã hỗ trợ tích cực cung cấp nguồn điện cho miền Bắc khi miền Bắc thiếu nguồn, phụ tải tăng cao (như thời gian tháng 5-6 năm 2021), góp phần đảm bảo cung ứng điện cho cả giai đoạn 2021-2025, giảm phát thải khí nhà kính và các phát thải ô nhiễm khác.

Giá khí đốt, giá điện đồng loạt tăng ở khắp các châu lục, từ châu Âu, châu Á tới Nam Mỹ. Mất điện diện rộng tại Trung Quốc, thiếu hụt xăng dầu, khí đốt tại châu Âu… là một vài nét phác thảo cuộc “khủng hoảng năng lượng” đang diễn ra nhiều nơi trên thế giới.

Đánh giá Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc “khủng hoảng năng lượng” đó, ông Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh phân tích: Giai đoạn 2020-2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, phụ tải điện giảm nên Việt Nam đảm bảo cung cấp đủ điện. Tuy nhiên, thời gian tới, khi nền kinh tế được được mở cửa trở lại, các hoạt động sản xuất kinh doanh được phục hồi, việc cung ứng điện sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Hiện, các nguồn điện phát triển rất chậm.Với các nguồn hiện có, thủy điện do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên có đủ nguồn nước hay không cũng là một câu hỏi lớn. Còn các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) như điện gió, điện mặt trời có sự rủi ro lớn về mức độ biến động, khó dự báo.

“Việt Nam bắt đầu chuyển sang NK thuần năng lượng từ năm 2015. Bởi vậy, với ‘khủng hoảng năng lượng’, việc tăng giá nhiên nhiệu dẫn tới chi phí đầu vào đối với các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu NK sẽ tăng lên, gây áp lực lớn với ngành điện”, ông Hà Đăng Sơn nói.

Để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia khi nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu, mức NK năng lượng ngày càng lớn, chuyển dịch năng lượng là vấn đề đặt ra ngày càng bức thiết hơn với Việt Nam, đặc biệt khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu.

Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban kinh tế Trung ương cho biết, trong những năm qua, Việt Nam đã luôn tích cực trong thực hiện các cam kết của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững và tích cực tham gia Thỏa thuận chung Paris trong khuôn khổ Công ước chung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 21). Trong đó, một trong những yêu cầu quan trọng mà Việt Nam cần thực hiện khi tham gia là thúc đẩy chuyển dịch năng lượng mạnh mẽ để giảm phát thải khí nhà kính. Các quyết định đầu tư và chính sách phải được thực hiện để khử carbon trong lĩnh vực năng lượng.

“Việc thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới cũng đặt ra các yêu cầu phải thúc đẩy chuyển dịch năng lượng. Ngoài ra, Nghị quyết 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng đã xác định các quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ giải pháp lớn về chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam trong thời gian tới”, ông Nguyễn Đức Hiển nhấn mạnh.

“Tính kỹ” lộ trình, cách thức

Phát triển các nguồn NLTT được xem là xu hướng tất yếu trên thế giới hiện nay, khi góp phần quan trọng hạn chế phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, bảo vệ môi trường, cũng như giảm sự phụ thuộc vào các loại nhiên liệu hóa thạch. Theo ông Hà Đăng Sơn, Việt Nam cũng đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu năng lượng theo hướng tăng tỷ trọng nguồn NLTT nhưng buộc phải đảm bảo các chi phí điện năng phù hợp đối với khả năng chi trả của người dân, đồng thời đảm bảo cung ứng đầy đủ điện với chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đây là thách thức rất lớn.

Xung quanh câu chuyện chuyển dịch năng lượng, ông Phạm Nguyên Hùng, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) chỉ rõ không ít hạn chế, khó khăn như: Hệ luỵ không nhỏ cho an toàn vận hành, an ninh hệ thống điện; tăng truyền tải 500 kV (do điện mặt trời/điện gió hầu hết phát triển ở khu vực miền Nam và miền Trung, nơi có tiềm năng tốt hơn), tác động đến huy động công suất và số lần tăng/giảm công suất của các nhà máy nhiệt điện, tua bin khí. Các yếu tố này làm tăng chi phí, giá thành ngành điện, nhất là trong điều kiện hiện tại một số loại hình NLTT vẫn đang có giá thành đắt hơn nhiều so với giá thành bình quân ngành điện.

PGS. TS Phạm Hoàng Lương, Giám đốc Viện Khoa học công nghệ quốc tế Việt Nam - Nhật Bản đánh giá: Hệ thống năng lượng điện của Việt Nam có nhiều điểm khác biệt so với thế giới và mục tiêu đặt ra phải đảm bảo cung ứng đủ phụ tải. Vì vậy, điện than vẫn là loại hình năng lượng quan trọng. Tất nhiên, trong tương lai, điện gió, điện mặt trời, hydro sẽ đóng vai trò rất chủ đạo.

Xu hướng của nhiều quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Mỹ, EU… chuyển dần từ điện than sang điện khí, NLTT. Tuy nhiên, Việt Nam rất cần lưu ý khi nào thì làm được. Các nhà máy nhiệt điện tại Mỹ đã vận hành 40 năm, đủ khấu hao và có thể chuyển đổi. Còn tại Trung Quốc, Ấn Độ hay Việt Nam, các nhà máy vận hành trong 10 - 15 năm thì phải tính toán chuyển đổi ra sao để đảm bảo vừa hài hòa lợi ích kinh tế, vừa cung ứng điện cho phát triển kinh tế-xã hội…

“Muốn chuyển đổi năng lượng, phát triển NLTT thì công nghệ tích trữ là điều bắt buộc đi kèm. Hiện nay, giải pháp cho vấn đề này rất nhiều như: Pin lưu trữ, thủy điện tích năng…, cùng với đó là công nghệ để quản lý phía cầu tiêu thụ điện như điều chỉnh phụ tải hay sử dụng điện trực tiếp từ các nhà máy điện sạch tại các địa phương. Dù vậy, cần nhất vẫn là cơ chế. Đơn cử như hệ thống lưu trữ, cơ chế nào để nhà đầu tư yên tâm rót vốn, để trên cơ sở đó hoạch định và đảm bảo mục tiêu chuyển dịch năng lượng bền vững. Đây là bài toán không đơn giản”, PGS. TS Phạm Hoàng Lương nhấn mạnh.

Cho rằng nên nhìn chuyển dịch năng lượng trước tiên từ vấn đề an ninh năng lượng, ông Hà Đăng Sơn phân tích, việc chuyển dịch cần được quan tâm trên 4 lĩnh vực là: Sự sẵn có của các nguồn năng lượng; khả năng tiếp cận các nguồn năng lượng ở các vùng miền; khả năng chi trả của người dân và cuối cùng là sự chấp nhận các loại năng lượng tại các địa phương, người dân đến đâu…

Hiện nay, xu hướng của thế giới là tăng cường tỷ trọng NLTT. Có thể nhận định điện gió, mặt trời, khí hydro sẽ là các nguồn năng lượng trong tương lai. Tuy nhiên dù muốn hay không, điện than vẫn sẽ đóng vai trò chạy nền quan trọng. Thế giới cũng sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn điện than trong “một sớm một chiều”. “Bởi vậy, để chuyển dịch năng lượng từ sử dụng các năng lượng sơ cấp (than, dầu) sang các dạng năng lượng sạch hơn, Việt Nam phải nghiên cứu trong lộ trình của mình, thay đổi thế nào, quá trình chuyển đổi ra sao, tỷ lệ các nguồn trong từng thời kỳ. Hay chúng ta cứ nhắm mắt thực hiện theo “Net zero” - phát thải bằng không? Tôi cho rằng, cần phải tỉnh táo và cân nhắc trên các nghiên cứu khoa học”, ông Hà Đăng Sơn bày tỏ quan điểm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam nhận thức rõ tầm quan trọng của chuyển đổi cơ cấu nguồn năng lượng

Là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng đầu trong ASEAN, chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu, Việt Nam nhận thức rõ tầm quan trọng của việc chuyển đổi cơ cấu nguồn năng lượng theo hướng nâng cao tỷ trọng NLTT gắn liền với sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững.

Việt Nam đang xây dựng Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 với những định hướng cơ cấu nguồn năng lượng của Việt Nam như sau: Đa dạng hóa các nguồn năng lượng, chú trọng phát triển các nguồn năng lượng sạch, NLTT; đối với nguồn năng lượng hóa thạch, có lộ trình chủ động tích cực giảm, theo hướng phát triển bền vững, giảm phát thải carbon, phát triển mạnh nhiệt điện khí; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Trong bối cảnh thế giới đang chịu tác động cộng hưởng của đại dịch Covid-19, biến đối khí hậu và suy giảm tài nguyên thiên nhiên, cần phải có cách tiếp cận toàn cầu một cách bao trùm, tổng thể, bình đẳng và cùng có lợi. Việc tăng cường hợp tác quốc tế giữa các quốc gia đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo đảm an ninh năng lượng, phát triển bền vững, giảm thiểu tác động tới môi trường và vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật hỗ trợ phát triển ngành năng lượng; khuyến khích đẩy mạnh cơ chế hợp tác công - tư; tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các DN của Liên bang Nga và các nước đầu tư, kinh doanh vào lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam.

(Lược ghi bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Diễn đàn lần thứ IV “Tuần lễ năng lượng Nga” được tổ chức tại Moscow từ ngày 13-15/10/2021)

Bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc điều hành của Trung tâm Phát triển sáng tạo Xanh (GreenID): Quy hoạch điện VIII vẫn nên khai thác triệt để nguồn NLTT trong nước

Để chuyển dịch năng lượng thành công cần rất nhiều yếu tố về công nghệ, hệ thống vận hành linh hoạt hơn, cấu trúc của thị trường… Việt Nam trong 2 năm vừa qua đã có sự phát triển đột phá về NLTT. Tuy nhiên, những thách thức cũng đã được nhìn nhận vì chưa có sự chuẩn bị hài hòa giữa chính sách với nhu cầu đầu tư lớn vào ngành.

Việt Nam còn nhiều tiềm năng để phát triển NLTT như: Phát triển điện mặt trời nổi trên các công trình thủy điện để tận dụng nhà máy, đường dây truyền tải từ các dự án thủy điện; điện gió ngoài khơi cũng cần được xem xét, gắn với phát triển hydro; giải pháp về tích trữ năng lượng, hay phân tán điện mặt trời…

Tôi cho rằng, Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII) vẫn nên kiên trì và tiếp tục mục tiêu tạo cơ hội tối đa, khai thác triệt để các nguồn NLTT trong nước. Bởi lẽ đây là các dạng năng lượng không bị phụ thuộc vào nhiên liệu than, khí, biến động giá thị trường. Từ đó, có các chính sách, tạo thị trường để tháo gỡ, thúc đẩy phát triển các nguồn năng lượng này. Còn việc "đỏng đánh" phụ thuộc vào thời tiết của điện gió và điện mặt trời, cần có chính sách để đưa giải pháp tích trữ năng lượng vào chiến lược phát triển.

Thanh Nguyễn (ghi)

Bà Vũ Chi Mai, Trưởng hợp phần dự án 4E - EVEF, Chương trình Năng lượng GIZ.

Bà Vũ Chi Mai
Bà Vũ Chi Mai

Việt Nam đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu năng lượng theo hướng tăng tỷ trọng nguồn NLTT. Tuy nhiên, nguồn năng lượng này vốn được nhìn nhận khá “đỏng đảnh”, khó kiểm soát. Bà đánh giá như thế nào về vai trò của NLTT với các nguồn năng lượng khác như than, dầu khí… ở Việt Nam thời gian tới?

An ninh năng lượng nghĩa là an ninh quốc gia và phát triển kinh tế. Một mặt phải đảm bảo những nguồn chạy nền, tuy nhiên vẫn tìm giải pháp dài hơi hơn, chủ động năng lượng thông qua NLTT. Tất nhiên, NLTT “đỏng đảnh” nhưng yếu tố này hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng những hệ thống dự báo tốt. Hoàn toàn có thể biết được công suất NLTT bằng bao nhiêu và điều phối một cách hợp lý bởi Việt Nam vẫn có nền là thuỷ điện và nhiệt điện.

Điện mặt trời có ban ngày, không có ban đêm nhưng gió có ban đêm. Tương lai nữa, điện gió ngoài khơi cũng hoàn toàn có thể đóng vai trò lớn. Điện sinh khối hay (biomass power) cũng có tiềm năng. Điện sinh khối thể kết hợp cùng than trong những nhà máy để đồng phát. Công nghệ có thể đắt hơn nhưng lại có yếu tố cạnh tranh là những dự án đồng phát sử dụng điện sinh khối rơi vào mùa khô khi thuỷ điện không có.

Nếu nhìn vào “bức tranh” tổng thể, những gì có thể đóng vai trò vào thời điểm nào thì tất cả các dạng năng lượng sẽ hỗ trợ nhau rất tốt. Tôi không nghĩ câu chuyện loại trừ là ổn ở Việt Nam. Bên cạnh NLTT vẫn nhìn thấy than, dầu khí có vai trò nhất định.

Thách thức lớn nhất với chuyển dịch năng lượng của Việt Nam hiện nay là gì, thưa bà?

Thách thức với Việt Nam hiện nay là các cơ chế, chính sách. Trước thực tế có thể thiếu điện vì tìm kiếm cơ hội đầu tư vào than gặp rất nhiều thách thức, đầu năm 2020, Chính phủ có yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Bộ Công Thương phải đảm bảo an ninh năng lượng. Với thời gian ngắn như vậy, nhìn thấy NLTT hoàn toàn có khả năng.

Tuy nhiên, vì NLTT phát triển nhanh và công nghệ mới ở Việt Nam nên những điều kiện về tiêu chuẩn kỹ thuật chưa được xây dựng đầy đủ. Bên cạnh đó, các cấp quản lý khác nhau cũng chưa có đủ thời gian để nhìn nhận các vấn đề. Tất cả các yếu tố này dẫn tới hệ luỵ không chỉ cho nhà đầu tư trong việc cắt giảm công suất mà còn cho cả đơn vị vận hành là EVN.

Tôi nhìn thấy động thái khác và cũng rất mong các nhà đầu tư hiểu là với tốc độ phát triển NLTT như vậy phải có những bước để điều chỉnh lại. Chính phủ cần có thời gian để điều chỉnh. Việc những cơ chế hỗ trợ ở thời điểm này chưa được đưa ra cũng là điều dễ hiểu bởi trong quá khứ đã có những cơ chế hỗ trợ mà không lường trước được những bước phát triển của NLTT. Đây là bài học để cùng nhìn lại.

Bà có lưu ý gì cho quá trình chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam thời gian tới?

Lộ trình chuyển dịch năng lượng của Việt Nam với việc NLTT vào ngày càng nhiều hơn là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, Việt Nam phải cân nhắc rất rõ, không chuyển dịch năng lượng bằng mọi giá. Cần nhìn xem hệ thống của Việt Nam đang có gì trong tay.

Dù vậy, tôi cũng cho rằng không nên quá thận trọng bởi quá thận trọng sẽ khiến nhà đầu tư hoặc những tổ chức tài chính quốc tế cân nhắc rất nhiều có tiếp tục hỗ trợ, tiếp tục đầu tư vào Việt Nam hay không khi các cam kết chính trị thấp. Trong khi đó, các thị trường khác lại có những cam kết, yếu tố mở cho thị trường.

Xin cảm ơn bà!

Nguyễn Thị Nhung Trang (Trường Chính trị Thái Bình)

Tin liên quan

Giá xăng đồng loạt tăng từ 15 giờ ngày 7/11

Giá xăng đồng loạt tăng từ 15 giờ ngày 7/11

(HQ Online) - Từ 15 giờ ngày 7/11/2024, giá các loại xăng dầu đã được liên Bộ Công Thương-Tài chính điều chỉnh tăng từ 336 đồng/lít đến 769 đồng/lít tùy loại.
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc

Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn Đại biểu Cấp cao Việt Nam rời Hà Nội lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS, CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11.
Tân cảng Sài Gòn lần thứ 8 liên tiếp đạt Thương hiệu quốc gia

Tân cảng Sài Gòn lần thứ 8 liên tiếp đạt Thương hiệu quốc gia

(HQ Online) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và trực tiếp trao Chứng nhận cho các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia năm 2024. Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn lần thứ 8 liên tiếp đạt giải thưởng cao quý này.
Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước

Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước

(HQ Online) - Giá vàng trong nước liên tục tăng - giảm và lập những đỉnh cao mới theo diễn biến thế giới. Nhưng đáng chú ý nhất là việc “cung không đủ cầu”, khiến dư luận đặt nhiều dấu hỏi về những giải pháp quản lý thị trường vàng hiện nay.
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng

Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng

(HQ Online) - Để quản lý tốt hơn thị trường vàng trong bối cảnh hiện nay, PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng, Giảng viên cao cấp, Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, cần đổi mới tư duy trong quản lý thị trường vàng, chuyển từ quản lý bằng biện pháp hành chính sang những cơ chế, chính sách mang tính kinh tế hơn.
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp

Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp

(HQ Online) - Các khoản vay thuộc đề án 1 triệu ha lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp sẽ được hưởng mức lãi suất thấp hơn 1% so với lãi suất thông thường và cũng không yêu cầu phải có tài sản đảm bảo.
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương

Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương

(HQ Online) - Tổng cục Thống kê đánh giá, sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 tiếp tục xu hướng tích cực, ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 tăng 4% so với tháng trước và tăng 7% so với cùng kỳ năm trước.
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước

Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước

(HQ Online) - Trong dự án “1 luật sửa 4 luật” liên quan đến đầu tư, về đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), đa số đại biểu Quốc hội thống nhất với đề xuất của Chính phủ về việc cho phép tăng tỷ lệ vốn nhà nước đối với một số trường hợp cụ thể.
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?

(HQ Online) - 9 tháng đầu năm 2024, thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đạt gần 100 tỷ USD, gấp gần 3 lần so với cùng thời điểm năm 2016- năm đầu tiên ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ.
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững

Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững

(HQ Online) - Theo các chuyên gia, để hướng tới an ninh lương thực, bảo đảm nguồn nước trong công nghiệp, sinh hoạt và đô thị, việc quản lý bền vững và gia tăng các sáng tạo công nghệ xử lý nước và nước thải được coi là chìa khóa hữu hiệu.
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?

Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?

(HQ Online) - Trong tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 69,19 tỷ USD, tăng 5,1% so với tháng trước và tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào

Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào

(HQ Online) - Doanh nghiệp có thể gia tăng xuất khẩu, đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu tại các thị trường xuất khẩu nếu tận dụng tốt hơn nữa các FTA.
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia

Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia

(HQ Online) - Với việc tận dụng tiềm năng và cơ hội từ Hiệp định RCEP, ATIGA, hàng xuất khẩu của Việt Nam có nhiều lợi thế xuất khẩu tại thị trường Indonesia, đặc biệt, nhóm hàng nông, thuỷ sản.
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE

Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE

(HQ Online) - Các sản phẩm cá ngừ nhập khẩu vào Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) đang bị áp mức thuế 5%. Do đó, các doanh nghiệp kỳ vọng thị trường này sẽ mở rộng hơn khi FTA giữa Việt Nam và UAE có hiệu lực và đưa thuế nhập khẩu thủy sản vào quốc gia này về 0%.
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu

Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu

(HQ Online) - Bên cạnh những cơ hội từ làn sóng chuyển dịch đầu tư trong ngành điện tử, doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức về vốn, công nghệ và nguồn nhân lực. Bà Đỗ Thị Thúy Hương, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA) đã có chia sẻ về những hướng đi trong tương lai cho ngành công nghiệp đầy tiềm năng này.
Chanh leo Việt Nam “rộng đường” sang Australia

Chanh leo Việt Nam “rộng đường” sang Australia

(HQ Online) - Đã được xuất khẩu sang 20 quốc gia, dưới nhiều dạng như quả tươi, đông lạnh, nước ép, mới đây chanh leo Việt Nam tiếp tục được cấp phép để xuất khẩu vào thị trường Australia. Như vậy sau xoài, nhãn, vải thiều, thanh long, chanh leo là sản phẩm thứ 5 của Việt Nam được cấp phép xuất khẩu sang thị trường Australia.
Xem thêm
cty-toan-phat-tu-1892024
peugeot-viet-nam
banner-hd-bank-hd-dai-han-den-31122024
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Vấn đề Bạn quan tâm

Tin mới

Hé lộ hình ảnh lô xe Omoda C5 đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam

Hé lộ hình ảnh lô xe Omoda C5 đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam

Lô xe Omoda C5, mẫu xe chiến lược mà Omoda & Jaecoo Việt Nam (liên doanh hợp tác giữa Tập đoàn Chery và Công ty GELEXIMCO), lựa chọn để ra mắt khách hàng tại Việt Nam sẽ từ In-đô-nê-xi-a sẽ nhập khẩu vào cảng Hải Phòng (Việt Nam).
Viettel nâng băng thông internet cáp quang lên tới 50%

Viettel nâng băng thông internet cáp quang lên tới 50%

Tháng 10/2024, Viettel triển khai nâng băng thông lên tới 50% với mức giá không đổi cho khách hàng đang sử dụng dịch vụ Internet cáp quang.
Iraq mở tuyến vận tải hàng hóa mới từ châu Á tới châu Âu

Iraq mở tuyến vận tải hàng hóa mới từ châu Á tới châu Âu

Cảng Grand Faw trên Bán đảo Al-Faw dự kiến sẽ mở ra một tuyến vận chuyển hàng hóa mới giữa châu Á và châu Âu với cơ sở hạ tầng đường sắt và đường bộ nâng cấp chạy qua Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ.
Giá xe điện-câu chuyện dài kỳ ở châu Âu

Giá xe điện-câu chuyện dài kỳ ở châu Âu

EU đã chính thức tăng thuế đối với xe điện do Trung Quốc sản xuất lên tới 45,3% vào hôm 30/10, nhưng để ngỏ khả năng các cuộc đàm phán cam kết về giá vẫn sẽ tiếp tục.
Fed quyết định tiếp tục giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm

Fed quyết định tiếp tục giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm

Fed đánh giá các điều kiện thị trường lao động nhìn chung đã nới lỏng mặc dù tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp, trong khi hoạt động kinh tế tiếp tục tăng trưởng với tốc độ vững chắc.
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%

(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%

Số thu ngân sách tại 10 cục hải quan tỉnh, thành phố chiếm số thu lớn của toàn ngành Hải quan đạt 297.230 tỷ đồng, tăng 11,86% so với cùng kỳ năm 2023.
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ 1 tháng 10 (1-15/10/2024) đạt gần 32 tỷ USD.
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam

Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam

Phiên họp được tổ chức thành công dưới sự điều hành của bà Nguyễn Thị Vĩnh Hoài, Tham tán, Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ, đại diện Hải quan Việt Nam, Chủ tịch PTC.
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại  Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?

Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?

Khởi tố vụ án “Buôn lậu” mặt hàng N2O (thường được gọi là “khí cười”) xảy ra tại Công ty CP Thương mại hoá chất Hoa Việt (Hà Nội).

Bền vững cho bất động sản

Trong một thị trường đầy biến động, sự hợp tác chặt chẽ giữa ngân hàng và doanh nghiệp bất động ...
Giá xăng đồng loạt tăng từ 15 giờ ngày 7/11

Giá xăng đồng loạt tăng từ 15 giờ ngày 7/11

Xăng E5RON92 tăng 336 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành, có giá bán không cao hơn 19.744 đồng/lít, ...
Đại sứ Việt Nam tại Peru: Việt Nam đóng góp tích cực, chủ động cho Diễn đàn APEC

Đại sứ Việt Nam tại Peru: Việt Nam đóng góp tích cực, chủ động cho Diễn đàn APEC

Việt Nam đã góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác, liên kết kinh tế khu vực, duy ...
Báo Nhân Dân đoạt giải Vàng, Giải thưởng Truyền thông Châu Á, WAN-IFRA

Báo Nhân Dân đoạt giải Vàng, Giải thưởng Truyền thông Châu Á, WAN-IFRA

Chiến dịch tuyên truyền 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của Báo Nhân Dân được trao giải Vàng, hạng ...
Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện của Đảng

Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện của Đảng

Các dự thảo hiện nay tuy đã ngắn gọn hơn, song vẫn còn một số nội dung chưa thật sự ...
Đảm bảo không phát sinh bất công giữa các đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế

Đảm bảo không phát sinh bất công giữa các đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế

Sau 15 năm triển khai thi hành, Luật BHYT đã thực sự đi vào cuộc sống với 93,3 triệu người ...
Hải quan Quảng Trị: Thu từ than đá nhập khẩu giảm mạnh

Hải quan Quảng Trị: Thu từ than đá nhập khẩu giảm mạnh

Than đá, gỗ các loại là những mặt hàng đóng góp lớn vào số thu ngân sách nhà nước của ...
Hải quan Hải Phòng giải quyết thủ tục hơn 250 nghìn tờ khai trong tháng 10

Hải quan Hải Phòng giải quyết thủ tục hơn 250 nghìn tờ khai trong tháng 10

Tháng 10/2024, toàn Cục Hải quan Hải Phòng có 256.644 tờ khai xuất nhập khẩu làm thủ tục.
Lấy ý kiến hoàn thiện quy định thủ tục, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan

Lấy ý kiến hoàn thiện quy định thủ tục, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan

Tổng cục Hải quan tổ chức Hội thảo lấy ý kiến các đơn vị hải quan địa phương và cộng ...
Tổng cục Hải quan lấy ý kiến về Đề án Cửa khẩu số

Tổng cục Hải quan lấy ý kiến về Đề án Cửa khẩu số

Chiều 6/11/2024, tại trụ sở, Tổng cục Hải quan tổ chức hội nghị lấy ý kiến Đề án Cửa khẩu ...
Hàng hóa xuất nhập khẩu qua Hải quan Hải Phòng tăng mạnh

Hàng hóa xuất nhập khẩu qua Hải quan Hải Phòng tăng mạnh

Tháng 10, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu làm thủ tục qua Cục Hải quan Hải Phòng đạt ...
Hải quan Hòn Gai về đích sớm nhiều chỉ tiêu năm 2024

Hải quan Hòn Gai về đích sớm nhiều chỉ tiêu năm 2024

Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai đã tăng cường triển khai các hoạt động thu hút, đồng ...
Hàng giả làm khó công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ khu vực ASEAN

Hàng giả làm khó công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ khu vực ASEAN

Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT), Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Dự án IP Key SEA ...
Công ty TNHH Thái Hà bị dừng làm thủ tục hải quan

Công ty TNHH Thái Hà bị dừng làm thủ tục hải quan

Công ty TNHH Thái Hà (Bình Dương) vừa bị cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng ...
Biên phòng mở đợt cao điểm trấn áp tội phạm dịp cuối năm

Biên phòng mở đợt cao điểm trấn áp tội phạm dịp cuối năm

Bộ đội Biên phòng yêu cầu các đơn vị trong toàn quân xây dựng, tổ chức triển khai đợt cao ...
Áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với 11 doanh nghiệp nợ thuế

Áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với 11 doanh nghiệp nợ thuế

Cục Hải quan Hà Nam Ninh vừa áp dụng cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan ...
Hải quan Nghệ An bắt giữ 5 đối tượng vận chuyển trái phép chất ma túy

Hải quan Nghệ An bắt giữ 5 đối tượng vận chuyển trái phép chất ma túy

Hải quan Nậm Cắn đồng chủ trì phối hợp lực lượng Biên phòng phát hiện và bắt giữ 5 đối ...
Triển khai Chiến dịch Con rồng Mê Kông VI, Hải quan TPHCM bắt giữ hơn 50 kg ma túy

Triển khai Chiến dịch Con rồng Mê Kông VI, Hải quan TPHCM bắt giữ hơn 50 kg ma túy

Một năm triển khai chiến dịch Chiến dịch Con rồng Mê Kông VI, Cục Hải quan TPHCM phát hiện, bắt ...
Viettel nâng băng thông internet cáp quang lên tới 50%

Viettel nâng băng thông internet cáp quang lên tới 50%

Tháng 10/2024, Viettel triển khai nâng băng thông lên tới 50% với mức giá không đổi cho khách hàng đang ...
"Bùng nổ" bán lẻ hàng không với những dịch vụ mới

"Bùng nổ" bán lẻ hàng không với những dịch vụ mới

Với nhiều dự án đầu tư lớn, Việt Nam được đánh giá là điểm đến tiềm năng cho ngành thương ...
Bổ nhiệm bà Trần Minh Huệ giữ chức Phó Tổng Biên tập Tạp chí Reatimes

Bổ nhiệm bà Trần Minh Huệ giữ chức Phó Tổng Biên tập Tạp chí Reatimes

Hiệp hội BĐS Việt Nam bổ nhiệm bà Trần Minh Huệ giữ chức Phó Tổng Biên tập Tạp chí Reatimes.
Hàng hóa qua cảng Chu Lai lập đỉnh trong tháng 10/2024

Hàng hóa qua cảng Chu Lai lập đỉnh trong tháng 10/2024

Hơn 1.000 TEUs hàng hóa trên chuyến tàu SITC HAINAN vừa được cảng Chu Lai hoàn thành xếp dỡ và ...
5 năm liên tiếp, SHB trong TOP 50 doanh nghiệp lợi nhuận xuất sắc Việt Nam

5 năm liên tiếp, SHB trong TOP 50 doanh nghiệp lợi nhuận xuất sắc Việt Nam

SHB vừa được vinh danh trong “TOP 50 doanh nghiệp lợi nhuận xuất sắc Việt Nam” và lọt TOP 10 ...
Nhiều đơn hàng, may Sông Hồng thu lãi kỷ lục

Nhiều đơn hàng, may Sông Hồng thu lãi kỷ lục

Theo báo cáo của Công ty CP may Sông Hồng (Nam Định), doanh thu quý III/2024 của công ty tăng ...
Nâng mức xử phạt để bảo đảm tính răn đe trong kiểm toán độc lập

Nâng mức xử phạt để bảo đảm tính răn đe trong kiểm toán độc lập

Nhiều kiến nghị cho rằng cần phải nâng mức xử phạt cao hơn nữa để đảm bảo tính răn đe ...
Gia hạn thí điểm người Việt được vào chơi casino

Gia hạn thí điểm người Việt được vào chơi casino

Nghị định số 145/2024/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành đã chính thức gia hạn thí điểm cho phép người ...
Trình tự thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu khi hệ thống gặp sự cố

Trình tự thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu khi hệ thống gặp sự cố

Khi hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan gặp sự cố, việc thực hiện thủ tục hải ...
Những khoảng trống pháp lý trong xử phạt vi phạm hành chính định hướng xây dựng môi trường hải quan số

Những khoảng trống pháp lý trong xử phạt vi phạm hành chính định hướng xây dựng môi trường hải quan số

Từ những nghiên cứu thực tế, bài viết điểm lại một số khoảng trống pháp lý trong công tác xử ...
Thực hiện Khung SAFE tại Việt Nam. 
Bài 1: Đánh giá qua lăng kính chuẩn mực quốc tế

Thực hiện Khung SAFE tại Việt Nam. Bài 1: Đánh giá qua lăng kính chuẩn mực quốc tế

Tháng 6/2005, Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) đã xây dựng và thông qua Khung tiêu chuẩn về an ...
Quy trình trình tự thực hiện thủ tục khi Hệ thống VNACCS/VCIS gặp sự cố

Quy trình trình tự thực hiện thủ tục khi Hệ thống VNACCS/VCIS gặp sự cố

Tổng cục Hải quan vừa ban hành Quyết định 2537/QĐ-TCHQ ban hành quy trình trình tự thực hiện thủ tục ...
Hé lộ hình ảnh lô xe Omoda C5 đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam

Hé lộ hình ảnh lô xe Omoda C5 đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam

Lô xe Omoda C5, mẫu xe chiến lược mà Omoda & Jaecoo Việt Nam (liên doanh hợp tác giữa ...
Giá xe điện-câu chuyện dài kỳ ở châu Âu

Giá xe điện-câu chuyện dài kỳ ở châu Âu

EU đã chính thức tăng thuế đối với xe điện do Trung Quốc sản xuất lên tới 45,3% vào hôm ...
Ford Việt Nam khuyến mại giảm giá lớn trong tháng 11

Ford Việt Nam khuyến mại giảm giá lớn trong tháng 11

Từ nay đến 22/11/2024 Ford Việt Nam tổ chức chương trình khuyến mại “ Đại tiệc Sale”. Các khách hàng ...
Honda Việt Nam: Lựa chọn hybrid cho ô tô

Honda Việt Nam: Lựa chọn hybrid cho ô tô

Công bố kế hoạch điện hoá của Honda Việt Nam trong thời gian tới, ông Koji Sugita – TGĐ cho ...
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới

Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới

Tính đến cuối tháng 9 năm nay, Số lượng trụ sạc xe điện (charging pile) ở Trung Quốc đã đạt ...
Những hình ảnh ấn tượng tại Ngày hội đua xe Đồng Mô PVOIL VOC 2024

Những hình ảnh ấn tượng tại Ngày hội đua xe Đồng Mô PVOIL VOC 2024

Giải Đua xe ô tô Địa hình Việt Nam PVOIL Cup 2024 - PVOIL VOC 2024 đã chính thức khép ...
Iraq mở tuyến vận tải hàng hóa mới từ châu Á tới châu Âu

Iraq mở tuyến vận tải hàng hóa mới từ châu Á tới châu Âu

Cảng Grand Faw trên Bán đảo Al-Faw dự kiến sẽ mở ra một tuyến vận chuyển hàng hóa mới giữa ...
Fed quyết định tiếp tục giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm

Fed quyết định tiếp tục giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm

Fed đánh giá các điều kiện thị trường lao động nhìn chung đã nới lỏng mặc dù tỷ lệ thất ...
Trump, kinh doanh và quản trị quốc gia

Trump, kinh doanh và quản trị quốc gia

Với chiến thắng được công bố tối 5/11 (giờ Mỹ), tỷ phú Donald Trump đã trở lại vũ đài chính ...
Ông Donald Trump trở lại và những dự báo

Ông Donald Trump trở lại và những dự báo

Cuộc đua vào Nhà Trắng tốn kém nhất lịch sử nước Mỹ đã có kết quả cuối cùng, với chiến ...
Doanh thu từ dầu mỏ của Nga giảm mạnh gần 30% so với cùng kỳ

Doanh thu từ dầu mỏ của Nga giảm mạnh gần 30% so với cùng kỳ

Ước tính ngân sách Nga nhận được tổng cộng 10,8 tỷ USD từ dầu mỏ trong tháng 10, giảm 29% ...
Bầu cử Mỹ 2024: Bà Kamala Harris chính thức thừa nhận thất bại

Bầu cử Mỹ 2024: Bà Kamala Harris chính thức thừa nhận thất bại

Trong cuộc đối thoại, bà Harris đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuyển giao quyền lực hòa bình ...
Phiên bản di động