Cho người nước ngoài sở hữu bất động sản du lịch: Nên hay không?
Giá bất động sản du lịch Việt Nam đang rất cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Ảnh: ST |
Việc nên làm?
Theo Bộ Xây dựng, hiện nay thị trường bất động sản đang gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm đạt thấp, nguồn vốn FDI vào lĩnh vực sụt giảm... Trong khi đó, thời gian qua có nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng, dự án đa năng kết hợp lưu trú và nghỉ dưỡng được cấp phép, nguồn cung loại hình bất động sản này tương đối lớn và đa dạng... Do đó, để tháo gỡ khó khăn cho thị trường cũng như cho phân khúc bất động sản du lịch, mới đây, Bộ Xây dựng đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản 2014 theo hướng tăng số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép sở hữu trong mỗi tòa nhà chung cư và cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua bất động sản du lịch tại Việt Nam.
TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam: Việc bán bất động sản cho nhà đầu tư nước ngoài cũng là một hình thức xuất khẩu bất động sản tại chỗ, việc người nước ngoài sở hữu căn hộ du lịch hay căn nhà tại Việt Nam thì tài sản vẫn nằm ở Việt Nam. |
Nhận định về vấn đề này, TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cho rằng, theo Luật Kinh doanh bất động sản 2014, đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam đã được mở rộng cho doanh nghiệp nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài; quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Việc nới lỏng thêm chính sách cho phép những đối tượng này mua bán và sở hữu bất động sản du lịch, TS. Sử Ngọc Khương cho rằng đây là việc nên làm. Nhấn mạnh tới thế mạnh của Việt Nam có đường bờ biển dài 2.500km, tiềm năng du lịch, cho thuê, nghỉ dưỡng rất lớn và cần được khai thác triệt để, chuyên gia này cho rằng, việc sở hữu bất động sản tại Việt Nam còn tăng thêm chi tiêu tiêu dùng, dòng tiền ngoại hối đổ về các lĩnh vực kinh tế khác như du lịch, dịch vụ, tài chính cũng tốt theo.
Trên thực tế, nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ cũng đã có cơ chế thu hút người nước ngoài mua bất động sản nghỉ dưỡng bằng chính sách “ngôi nhà thứ 2” như Malaysia, Thái Lan, Singapore, Singapore, Nhật Bản, Indonesia, Hồng Kông...
Theo ông Đoàn Văn Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, bất động sản, đặc biệt là bất động sản du lịch đang phải trải qua một kỳ "ngủ đông" bất đắc dĩ khi hứng chịu tác động kép, gây nên những hệ lụy nặng nề. Trong bối cảnh đó, thu hút người nước ngoài đầu tư vào bất động sản du lịch hậu Covid-19 sẽ là giải pháp hiệu quả cả trong ngắn hạn và lâu dài, giúp ngành bất động sản Việt Nam sớm hồi phục, thu hút ngoại tệ, tận dụng tối đa nền kinh tế mở để phát triển bền vững, đóng góp nhiều hơn vào nền kinh tế của đất nước.
Về lợi thế, ông Bình cho rằng, giá bán và cho thuê nhà ở tại Việt Nam hiện tại được đánh giá là thấp so với khu vực và trên thế giới, giá bất động sản du lịch cũng đang rất cạnh tranh so với các nước trong khu vực. “Việc cho người nước ngoài mua công trình xây dựng không phải là nhà ở như bất động sản du lịch sẽ góp phần thu hút nguồn vốn lớn đầu tư vào phân khúc bất động sản này mà vẫn có thể quản lý bằng các quy định về điều kiện, thủ tục mua bất động sản của người nước ngoài, tương tự như quy định đối với nhà ở”, ông Đoàn Văn Bình nói.
Cần đảm bảo yếu tố an ninh quốc phòng
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, cho phép người nước ngoài được mua bất động sản nghỉ dưỡng là lời giải cho bài toán khó khăn của bất động sản nghỉ dưỡng trong thời điểm hiện nay, khi nhà đầu tư trong nước thờ ơ với condotel, khách du lịch nước ngoài chưa trở lại Việt Nam được. Do đó, chuyên gia này nhấn mạnh, nên dỡ các rào cản, cho phép tổ chức, cá nhân người nước ngoài làm việc lâu dài ở Việt Nam từ 3 năm trở lên được mua bất động sản nghỉ dưỡng, chỉ nên hạn chế việc bán bất động sản nghỉ dưỡng cho người nước ngoài ở những khu vực nhạy cảm về an ninh quốc phòng và có yếu tố chính trị.
Còn ông Đoàn Văn Bình nhấn mạnh, cần sửa đổi quy định về quyền mua bất động sản của người nước ngoài theo kinh nghiệm của các nước, đó là quy định loại trừ những loại bất động sản mà người nước ngoài được sở hữu bao gồm các nhóm sản phẩm có ảnh hưởng tới an ninh quốc phòng, an sinh xã hội. “Ví dụ như bất động sản tại khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh; nhà ở xã hội; bất động sản có mức giá dưới một ngưỡng giá nào đó... để không ảnh hưởng đến phân khúc nhà ở giá trung bình cho đại đa số người dân và thu hút đầu tư vào loại hình bất động sản có giá trị cao. Điều này vừa thể hiện chính sách thông thoáng, thu hút đối với người nước ngoài vừa thuận tiện cho quá trình tìm hiểu thông tin của nhà đầu tư. Ngay từ đầu, người nước ngoài có mong muốn đầu tư bất động sản tại Việt Nam đã xác định được những loại bất động sản nào không được phép mua, sở hữu và tập trung tìm kiếm thông tin về các loại bất động sản khác được phép”, ông Đoàn Văn Bình khuyến nghị.
Theo TS Sử Ngọc Khương, có ba điểm then chốt để đảm bảo việc hiện thực hóa chính sách này. Một là, ngành du lịch cần phải phát triển và hết sức hấp dẫn để đảm bảo lợi nhuận lâu dài cho nhà đầu tư. Hai là, gỡ bỏ những rào cản về giấy tờ thủ tục pháp lý, cho phép những dự án bất động sản du lich được thực thi, tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng. “Yếu tố cuối cùng nhưng cũng rất quan trọng là đảm bảo yếu tố an ninh quốc phòng trong việc sắp xếp các dự án này ở những vị trí không gây tác động đến an ninh quốc phòng như gần các căn cứ quân sự, khu vực chính trị...”. TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam.
Tuy nhiên, liên quan vấn đề này, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM cho rằng, trên cơ sở nghiên cứu ý kiến cảnh báo của Bộ Quốc phòng và kiến nghị của Bộ Công an, Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HOREA) đề nghị chưa cho phép người nước ngoài mua và sở hữu bất động sản du lịch. Người nước ngoài có nhu cầu đầu tư vào các dự án khu du lịch nghỉ dưỡng, căn hộ condotel, thì thực hiện theo phương thức đầu tư tài chính theo quy định của Luật Đầu tư. Khi đề cập tới một số mặt hạn chế, bất cập của loại hình bất động sản nghỉ dưỡng, đại diện HOREA cũng cho biết đã xuất hiện hiện tượng cá nhân nước ngoài “nấp bóng, mua chui” bất động sản tại một số vị trí “nhạy cảm”, nhất là khu vực ven biển. Trước đó, Bộ Công an đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ chỉ ra nhiều vấn đề trong quản lý, kinh doanh các loại hình bất động sản nghỉ dưỡng dẫn đến nguy cơ mất an ninh, trật tự.
Nhiều ý kiến cho rằng, lo ngại về an ninh quốc phòng, trật tự xã hội bị ảnh hưởng là lí do chính khiến còn có những ý kiến băn khoăn trước đề xuất cho người nước ngoài được sở hữu bất động sản du lịch tại Việt Nam. Vì thế, cùng với đề xuất này, cơ quan quản lý nhà nước phải đưa ra được các quy định đủ sức thuyết phụcc trong việc đảm bảo yếu tố này.
Tin liên quan
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đâu là tác nhân đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản?
20:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
20:23 | 05/11/2024 Kinh tế
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
20:18 | 05/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm khả năng cán đích 16 tỷ USD
14:57 | 05/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm chi phí logistics: Giải pháp cạnh tranh, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
08:49 | 05/11/2024 Kinh tế
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
Đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh xe điện thuộc diện cấm lưu thông
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK