Chính sách đối ngoại của Anh sẽ thay đổi sau bầu cử?
Kể từ khi Hạ viện Anh từ chối cho phép ông David Cameron can thiệp vào Syria (tháng 8-2013), nền ngoại giao của nước này gần như rút khỏi vũ đài quốc tế. London không tham gia vào cuộc tranh cãi nảy lửa giữa Paris và Washington liên quan đến cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran. Nước Anh cũng núp sau cái bóng của Pháp và Đức trong cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine và hoàn toàn không có bất cứ hành động nào thể hiện thái độ mạnh mẽ trước những biến động địa chính trị lớn tại Trung Đông. Nước Anh dường như không hề quan tâm tới Libya, nơi chiến dịch can thiệp của London và Paris chống chính quyền Kadhafi năm 2011 đã để lại tình hình hỗn độn cho đến ngày nay. Tại Iraq, các đợt không kích của máy bay Tornado cũng chỉ diễn ra cầm chừng, thưa thớt để không làm phật lòng Mỹ.
Liệu xu thế này có thay đổi? Tái đắc cử với vị thế thuận lợi, Thủ tướng Anh có thể tranh thủ nhiệm kỳ hai để đưa đất nước quay trở lại vị trí vốn có trong cộng đồng quốc tế và trở lại với chính sách can thiệp hay không?
Đối với Pháp, bề ngoài Paris dường như đã được lợi bởi sự lu mờ của đồng minh truyền thống, nhưng trên thực tế thì ngược lại. Giữa Thủ tướng David Cameron và Tổng thống François Hollande chưa bao giờ có mối quan hệ gần gũi. Pháp đóng vai trò đi đầu (tháng 11-2013) với việc phản đối lập trường của Mỹ trong cuộc đàm phán về vấn đề hạt nhân của Iran. Paris cũng một mình bảo vệ quan điểm không al-Assad, không tổ chức Nhà nước Hồi giáo mà chỉ ủng hộ lực lượng nổi dậy ôn hòa. Một số nước coi đó là “hành động dũng cảm” nhưng một số nước khác lại cho là “phi thực tế” trong cuộc nội chiến tại Syria. Pháp cũng bước lên tuyến đầu cùng với Đức để tìm kiếm lối thoát ngoại giao cho cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine.
Kể từ khi nước Anh rút về tuyến sau, trong các vấn đề quốc tế lớn cũng như trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine, cặp Pháp-Đức đã thay thế cặp Pháp-Anh vốn được cho là rất gắn kết dưới thời Tổng thống Nicolas Sarkozy. Nhưng trong lĩnh vực quân sự, Paris và Berlin không nói cùng một ngôn ngữ. Nước Đức không muốn tham chiến, còn trong các cuộc gặp thượng đỉnh Pháp-Mỹ, chỉ có sự ảo tưởng. Pháp thực sự không có một đối tác nào thay thế được Anh.
Sự rút lui của Anh không chỉ là tin xấu cho Pháp, mà là cả cho Liên minh châu Âu, thậm chí cả thế giới. Một số chuyên gia cho rằng, nếu Hạ viện Anh bỏ phiếu thuận để nước này can thiệp vào Syria (tháng 8-2013) thì có thể đã thuyết phục được Tổng thống Barrack Obama và góp phần làm thay đổi cuộc chiến ở nơi đây. Tuy nhiên, điều đó vẫn chỉ là giả thuyết bởi không thể thay đổi được lịch sử.
Tin liên quan
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Anh đạt thỏa thuận hợp tác trong vấn đề cạnh tranh
09:50 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bầu cử Mỹ, xung đột Trung Đông đẩy giá vàng lên đỉnh mới
09:49 | 30/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nhật Bản gặp khó trong việc phổ cập số hóa cho người cao tuổi
15:00 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nga hoan nghênh thỏa thuận rút quân giữa Ấn Độ và Trung Quốc
08:25 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Bài toán kinh tế của tân Tổng thống Indonesia
07:50 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
IMF: Đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản
07:55 | 28/10/2024 Nhìn ra thế giới
IMF: Đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản
09:09 | 27/10/2024 Nhìn ra thế giới
Tăng nhiệt cuộc đua Tổng thống Mỹ
07:00 | 27/10/2024 Nhìn ra thế giới
Động lực phát triển mới trong thế giới đa cực
08:59 | 26/10/2024 Nhìn ra thế giới
Quan hệ kinh tế và thương mại giữa các nước BRICS ngày càng chặt chẽ
07:41 | 25/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
Thành tựu cảng biển ASEAN 50 năm hình thành và phát triển
Cần gì để tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành tôm?
Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Nam Việt bị dừng làm thủ tục hải quan
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK