Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030: Cải cách thủ tục hành chính- tiền đề để hiện thực hóa mục tiêu
TS Nguyễn Minh Thảo |
Ngành Hải quan là một trong những ngành tiên phong trong công tác cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng CNTT trong hoạt động nghiệp vụ… Từ góc nhìn chuyên gia nghiên cứu, bà có thể đánh giá các kết quả đạt được có ý nghĩa như thế nào?
Thời gian qua, ngành Hải quan triển khai mạnh mẽ công tác thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, nhất là kể từ thời điểm ngành Hải quan triển khai Hệ thống thông quan tự động (VNACCS/VCIS), đây được xem là một trong những tiền lệ tốt trong cải cách thủ tục hành chính. Trên nền tảng CNTT, ngành Hải quan tiếp tục đưa ra những giải pháp về số hóa, điện tử hóa trong thực hiện các thủ tục hải quan tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi tham gia XNK.
Bên cạnh việc cải cách thủ tục hành chính góp phần tạo điều kiện cho doanh nghiệp, ngành Hải quan cũng là một trong những ngành tiên phong trong việc áp dụng quản lý rủi ro. Mặc dù mỗi lĩnh vực có cách tiếp cận về quản lý rủi ro khác nhau, nhưng với bước đi tiên phong, kết quả mà ngành Hải quan đạt được trong việc áp dụng quản lý rủi ro là sự thay đổi tích cực trong các hoạt động nghiệp vụ hải quan cũng chính là tiền đề, kinh nghiệm tốt để các lĩnh vực khác triển khai sau này.
Có thể nói, trong chuỗi cung ứng hàng hóa, cơ quan Hải quan chịu áp lực rất lớn. Trước những sức ép về thông quan hàng hóa cho doanh nghiệp, thời gian qua, lãnh đạo Tổng cục Hải quan, các cục hải quan tỉnh, thành phố đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo, cũng như tạo động lực, tinh thần, tư duy cải cách thủ tục hành chính lan tỏa từ cấp Tổng cục Hải quan đến cấp cục, cấp chi cục.
Năm 2015, khi mà ngành Hải quan đưa ra kết quả về đo thời gian giải phóng hàng, trong đó, có 72% thời gian liên quan đến thủ tục quản lý chuyên ngành, 28% thời gian thông quan hàng hóa thuộc lĩnh vực hải quan. Trước áp lực như vậy, ngành Hải quan luôn luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năng lực của mình, làm sao để nhanh nhất, rút ngắn thời gian nhiều nhất. Tuy nhiên, trong thông quan hàng hóa XNK chỉ cải cách trong lĩnh vực hải quan là chưa đủ mà còn có cả các lĩnh vực quản lý chuyên ngành.
Như vậy, với những kết quả như trên cũng là tiền đề để ngành Hải quan triển khai mục tiêu đặt ra trong Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030, trong đó tập trung nhiều đến triển khai Hải quan số, Hải quan thông minh.
Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt nhằm tiếp tục đẩy mạnh cải cách và hiện đại hóa hải quan tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp, thưa bà?
Trước thời điểm triển khai hải quan điện tử, nhiều doanh nghiệp than phiền về việc các thủ tục còn gây khó khăn cho doanh nghiệp. Thế nhưng, kể từ năm 2015, ngành Hải quan phủ sóng toàn quốc Hệ thống VNACCS/VCIS, nhiều doanh nghiệp đặt ra câu hỏi: Tại sao ngành Hải quan không triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS sớm hơn?
Và, chính cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao những nỗ lực của ngành Hải quan, trong đó có áp dụng quản lý rủi ro. Bản thân doanh nghiệp cũng nỗ lực để đáp ứng các tiêu chí phân luồng, đặc biệt là công nhận chế độ doanh nghiệp ưu tiên. Với rất nhiều cơ chế, cách làm, khuyến khích doanh nghiệp tuân thủ pháp luật tốt, đây là nền tảng để ngành Hải quan thực hiện các mục tiêu của Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030.
Để cụ thể hóa mục tiêu đặt ra trong Chiến lược, ngành Hải quan xác định tiếp tục xây dựng nền tảng pháp luật về hải quan hiện đại, đảm bảo cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc xây dựng, triển khai mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh. Để làm được điều này, ngành Hải quan cần phải làm gì, thưa bà?
Khi đặt ra những mục tiêu trong Chiến lược, ngành Hải quan đưa ra những chỉ tiêu cụ thể, để xây dựng môi trường Hải quan số, Hải quan thông minh. Do vậy, đòi hỏi ngành Hải quan phải xây dựng hệ thống thể chế, cơ sở pháp lý cho việc vận hành nền tảng điện tử. Nếu như tất cả các giao dịch của doanh nghiệp được thực hiện trên nền tảng điện tử thì những yêu cầu về thuế, chữ ký số, xác thực văn bản giữa các bộ, ngành cần phải được pháp lý hóa…
Hiện nay vẫn còn nhiều khoảng trống pháp lý để vận hành môi trường điện tử. Vì vậy, việc ngành Hải quan đặt ra mục tiêu hoàn thiện cơ sở pháp lý để tạo nền tảng cho việc vận hành hải quan điện tử, cũng như các thủ tục điện tử, đây được xem là những bước đi đúng đắn, sớm đưa Hải quan số, Hải quan thông minh thành hiện thực. Bởi, nếu triển khai điện tử mà không đảm bảo được quyền cho doanh nghiệp, đảm bảo tính an toàn cho người thực hiện thì rất khó hiện thực hóa mục tiêu này.
Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 được Chính phủ xác định mục tiêu, định hướng và giải pháp có tính lâu dài, nhất quán, đổi mới mạnh mẽ đáp ứng với yêu cầu phát triển chung của đất nước, với sự tham gia của các bộ, ngành và các địa phương có liên quan đến hoạt động hải quan. Theo bà, vai trò của các bộ, ngành, địa phương góp phần như thế nào vào triển khai Chiến lược này?
Mặc dù Chiến lược hướng đến việc phát triển Hải quan đến năm 2030 nhưng các thủ tục hải quan, hoạt động thông quan hàng hóa XNK cho doanh nghiệp không chỉ là nhiệm vụ của cơ quan Hải quan mà còn có cả các bộ, ngành.
Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 đặt ra những mục tiêu, định hướng cụ thể, một mình cơ quan Hải quan triển khai là chưa đủ, bắt buộc phải có sự tham gia của các bộ, ngành.
Ví dụ như, trong triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, đến năm 2025, 100% thủ tục hành chính được thực hiện qua Hệ thống một cửa quốc gia và thủ tục hải quan chỉ được điện tử khi các bộ, ngành kết nối thực chất. Chính vì vậy, sự tham gia của các bộ, ngành, các cơ quan quản lý chuyên ngành đóng vai trò quan trọng, cùng với ngành Hải quan triển khai có hiệu quả Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030.
Xin cảm ơn bà!
Tin liên quan
Tổng cục Hải quan lấy ý kiến về Đề án Cửa khẩu số
21:47 | 06/11/2024 Hải quan
Ngành Hải quan triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2024
16:10 | 04/11/2024 Hải quan
Phát động cuộc thi viết 'Tự hào 80 năm xây dựng và phát triển Hải quan Việt Nam'
15:44 | 28/10/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Trị: Thu từ than đá nhập khẩu giảm mạnh
08:29 | 08/11/2024 Hải quan
Hải quan Hải Phòng giải quyết thủ tục hơn 250 nghìn tờ khai trong tháng 10
20:56 | 07/11/2024 Hải quan
Lấy ý kiến hoàn thiện quy định thủ tục, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
20:27 | 07/11/2024 Hải quan
Hàng hóa xuất nhập khẩu qua Hải quan Hải Phòng tăng mạnh
14:10 | 06/11/2024 Hải quan
Hải quan Hòn Gai về đích sớm nhiều chỉ tiêu năm 2024
09:15 | 06/11/2024 Hải quan
Nỗ lực thu thuế xuất nhập khẩu trước tác động từ FTA
08:21 | 06/11/2024 Hải quan
Hải quan Nghệ An: Thu ngân sách vượt thách thức sớm về đích
14:15 | 05/11/2024 Hải quan
Ngành Hải quan đặt mục tiêu chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2015
14:00 | 05/11/2024 Hải quan
Chấm dứt Đề án thí điểm nhập khẩu dược liệu qua cửa khẩu Chi Ma
15:24 | 04/11/2024 Hải quan
Tăng 3 làn phục vụ xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Kim Thành, Lào Cai
13:57 | 04/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 1 tháng 11/2024 (từ ngày 28/10 đến 3/11/2024)
09:39 | 04/11/2024 Multimedia
Kết quả thu ngân sách 10 tháng của ngành Hải quan bằng 92,3% dự toán
09:35 | 04/11/2024 Hải quan
Hải quan Hà Tĩnh thu ngân sách đạt 73,14% dự toán, giảm 1,03%
19:41 | 03/11/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK