Chỉ có tín dụng minh bạch mới đẩy lùi được tín dụng đen
Làm thế nào để đẩy lùi tín dụng đen tại nông thôn? | |
Triệt phá nhiều băng nhóm xã hội đen núp bóng doanh nghiệp | |
Tín dụng đen luôn trong “tầm ngắm” của lực lượng công an |
Theo ông, đâu là cách thức để nhận diện tín dụng đen qua internet hoặc các ứng dụng (app) trên điện thoại thông minh?
- Tại Việt Nam, tín dụng đen đang diễn ra một cách tràn lan, phổ biến, nhất là cho vay trên mạng. Trên thực tế, không có định nghĩa nào của pháp luật về tín dụng đen, nhưng có thể xác định tín dụng đen là một hoạt động cho vay thường có ít nhất 2 trong số 3 yếu tố bất hợp pháp là: cho vay bất hợp pháp, lãi suất trái luật và đòi nợ phạm pháp. Thứ nhất, nếu doanh nghiệp, cá nhân hoạt động cho vay với số tiền lớn một cách thường xuyên, liên tục, chuyên nghiệp như một hoạt động kinh doanh chính, thì là hoạt động cho vay bất hợp pháp, vì không được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hay pháp luật cho phép. Thứ hai, lãi suất trái luật là mức vượt quá 20%/năm theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Thứ ba, đòi nợ phạm pháp là việc bên cho vay hoặc thông qua bên thứ ba đòi nợ bằng cách gây sức ép kiểu đe doạ, cưỡng ép, khủng bố tinh thần, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng của người vay và thân nhân họ.
Ngoài ra, một trong các cách thức hoạt động tín dụng đen là lập lờ sử dụng các cụm từ “công ty tài chính” hoặc “dịch vụ tài chính” đã vi phạm vào quy định, nếu không phải là tổ chức tín dụng thì không được phép sử dụng cụm từ hoặc thuật ngữ “công ty tài chính”. Bên cạnh đó, vay qua các app trên điện thoại thông minh là cách cho vay trực tiếp giữa người cho vay với người vay thông qua nền tảng công nghệ kết nối trực tuyến mà không có sự tham gia của các tổ chức tín dụng. Nhưng hình thức cho vay này có dấu hiệu phạm pháp rất rõ, lãi suất các app chỉ để mức 19%/năm nhưng với các loại phí cộng dồn thì lãi suất thực chất cao gấp nhiều lần.
Tuy nhiên, lãi suất chỉ là yếu tố dễ nhận biết nhất nhưng lại không phải là dấu hiệu quan trọng nhất để xác định tín dụng đen vì do chính quy định bất hợp lý về lãi suất từ Bộ luật Dân sự năm 2005 trước kia và năm 2015 hiện nay. Lãi suất cho vay trên thực tế luôn là sự hợp lý mang tính quy luật của thị trường. Điều này có thể thấy rõ thông qua việc các tổ chức tín dụng cho vay hợp pháp nhưng đã được quyền “vượt rào” cho vay với lãi suất cao gấp nhiều lần 20%/năm mà không bị giới hạn.
Hành lang pháp lý để bảo vệ khách hàng khi vay qua app trực tuyến hiện được quy định cụ thể như thế nào, thưa ông?
- Với các hoạt động liên quan đến tín dụng đen nói chung và tín dụng đen trực tuyến nói riêng, hiện chưa có cơ quan cụ thể, chuyên trách bảo vệ trực tiếp, mà chỉ có các cơ quan liên quan đến việc quản lý hoạt động, đồng thời tham gia bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng như Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương, cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước hay là cơ quan Công an, với vai trò bảo vệ trật tự, trị an xã hội; các cơ quan xử lý các vi phạm pháp luật. Có thể thấy, tình trạng tín dụng đen hoành hành chủ yếu là do các kênh tín dụng hợp pháp còn chưa đáp ứng được các nhu cầu vay vốn. Ngoài ra, còn do chưa có quy định và chế tài rõ ràng, cụ thể, dẫn đến việc khó xử lý vi phạm, cả hành chính cũng như hình sự.
Liên quan đến lãi suất cho vay, pháp luật lâu nay còn rất tù mù. Chưa có quy định hay giải thích nào về việc, ngoài lãi suất ra thì cần phải chấp nhận cho thu một số loại phí hợp lý. Thậm chí vi phạm vượt trần lãi suất cho vay thì cũng không hề có quy định xử phạt vi phạm hành chính, ngoại trừ duy nhất trong lĩnh vực cho vay cầm đồ.
Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định, người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 5 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự (tức 100%), thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng trở lên, hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50 triệu - 1 tỷ đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Việc chỉ dựa vào mỗi tiêu chí lãi suất 100%/năm hoặc thu lợi bất chính là mới chỉ xử lý một lỗi nhẹ nhất trong 3 vấn đề bất hợp pháp nêu trên. Hơn nữa, quy định này còn chưa trả lời được câu hỏi loại phí nào thì được tính vào lãi suất và tại sao các tổ chức tín dụng thì lại có quyền cho vay lãi suất cao hơn nhiều lần các “giao dịch dân sự” khác?
Do đó, chủ yếu là người dân phải tự bảo vệ mình bằng việc đi vay thì phải lường trước những rủi ro, cân nhắc khả năng trả nợ gốc và nhất là trả lãi với lãi suất cao ngất ngưởng.
Từ giữa năm 2020, Ngân hàng Nhà nước đã công bố lấy ý kiến dự thảo quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (fintech) trong lĩnh vực ngân hàng. Ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?
- Ước tính hiện có khoảng trên 50% ứng dụng cho vay qua điện thoại hoặc kết nối người vay và người cho vay theo hình thức cho vay qua app có nguồn gốc từ nước ngoài. Vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước cần nhanh chóng ban hành khung pháp lý thí điểm cho các mô hình dịch vụ mới này, không nên kéo dài, tránh để hoạt động này ở ngoài vòng pháp luật lâu. Hơn nữa, khung pháp lý này sẽ tạo cơ hội công bằng cho các công ty được tiếp cận lẫn tham gia cung ứng dịch vụ tài chính qua app.
Ví dụ, hình thức cho vay ngang hàng (P2P lending) nếu hoạt động đúng nghĩa là kênh kết nối cung cầu giữa cho vay và đi vay vốn nhỏ lẻ của đông đảo công chúng, mang tính chất “tín dụng vi mô” hay “tín dụng nhân dân”, thì sẽ góp phần quan trọng đẩy lùi tín dụng đen. Tuy nhiên, mô hình này đang ẩn chứa nhiều rủi ro, nhất là trong khi chưa có hành lang pháp lý cụ thể. Cần quy định theo hướng khuyến khích phát triển, đồng thời chấp nhận rủi ro của mô hình cho vay trực tuyến. Vấn đề quan trọng nhất là sự công khai, minh bạch để giảm thiểu lừa đảo, gian lận, đồng thời sẵn sàng chấp nhận quy luật thị trường, để cho thất bại và phá sản bất cứ lúc nào, chứ không thể đòi hòi chấm dứt tín dụng đen bằng các hoạt động bài bản, chặt chẽ, an toàn như đối với các tổ chức tín dụng.
Xin cảm ơn ông!
Ông Phạm Toàn Vượng, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank): Đẩy mạnh tín dụng cho nông thôn Để phòng chống tín dụng đen, Agribank đã triển khai chương trình tín dụng tiêu dùng 5.000 tỷ đồng, khách hàng có nhu cầu vay vốn chính đáng được giải ngân ngay trong ngày với số tiền cho vay tối đa 30 triệu đồng. Tính đến cuối tháng 9/2020 đã cho 408.898 lượt khách hàng vay vốn, doanh số cho vay đạt 18.645 tỷ đồng, dư nợ đạt 2.525 tỷ đồng. Đặc biệt, từ cuối năm 2019, Agribank đã có chương trình cho vay thẻ thấu chi tại thị trường nông thôn (sử dụng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ). Chuyên gia tài chính - ngân hàng TS. Cấn Văn Lực: Nghiên cứu thí điểm để phát huy mặt tích cực Hình thức cho vay qua app chính là hoạt động cho vay ngang hàng (P2P Lending) - là khoản cho vay trực tiếp giữa người cho vay và người đi vay thông qua nền tảng công nghệ số kết nối trực tuyến (platform) mà không qua trung gian tài chính. Hình thức cho vay này đang chứa đựng nhiều rủi ro do sự thiếu hụt về hành lang pháp lý. Vì vậy, cơ quan quản lý cần phải đặt ra tất cả các vấn đề để nghiên cứu thí điểm hình thức cho vay qua công ty công nghệ này, nhằm hạn chế, ngăn chặn tiêu cực, phát huy mặt tích cực. Minh Chi (ghi) |
Tin liên quan
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Giải ngân gói tín dụng nhà ở xã hội vẫn còn ít
16:27 | 30/10/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội lo "một rừng" thủ tục trong vay mua nhà ở xã hội
18:54 | 28/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước
08:27 | 08/11/2024 Kinh tế
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Chanh leo Việt Nam “rộng đường” sang Australia
08:00 | 06/11/2024 Kinh tế
Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành xuất khẩu tỷ đô
07:45 | 06/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT
Hé lộ hình ảnh lô xe Omoda C5 đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam
Viettel nâng băng thông internet cáp quang lên tới 50%
Iraq mở tuyến vận tải hàng hóa mới từ châu Á tới châu Âu
Giá xe điện-câu chuyện dài kỳ ở châu Âu
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK