Chi cho bảo vệ môi trường đã cao hơn số thu phí bảo vệ môi trường
Chi đã cao hơn số thu
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên có đề nghị Chính phủ để nguồn thu phí môi trường cấp trả lại nơi có hoạt động khai thác khoáng sản, không cân đối chi chung để các địa phương có nguồn ngân sách thực hiện việc bảo vệ và đầu tư cho môi trường.
Dẫn chiếu theo Điều 8 Nghị định số 164/2016/NĐ-CP của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, Bộ Tài chính cho biết: Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, không kể dầu thô và khí thiên nhiên, khí than là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% để hỗ trợ cho công tác bảo vệ và đầu tư cho môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản theo Luật bảo vệ môi trường và Luật Ngân sách nhà nước.
Quy định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2017.
Bên cạnh đó, tại Điều 3 Nghị định số 164 cũng quy định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp bố trí sử dụng nguồn phí bảo vệ môi trường thu được cho công tác bảo vệ môi trường tại nơi có hoạt động khai thác khoáng sản.
Căn cứ các quy định này, nguồn thu từ phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản được sử dụng cho nhiệm vụ bảo vệ môi trường tại nơi có hoạt động khai thác khoáng sản, do địa phương quyết định.
Thống kê từ Bộ Tài chính cũng cho thấy, từ năm 2014 đến năm 2017, tổng số giao thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên là 340 tỷ đồng. Trong đó, năm 2014 là 80 tỷ đồng, năm 2015 là 97 tỷ đồng, năm 2016 là 90 tỷ đồng, năm 2017 là 73 tỷ đồng.
Tổng số kinh phí đã bố trí cho việc bảo vệ môi trường của tỉnh Thái Nguyên là 440,35 tỷ đồng. Trong đó, năm 2014 là 80,24 tỷ đồng, năm 2015 là 81,84 tỷ đồng, năm 2016 là 84,12 tỷ đồng, năm 2017 là 194 tỷ đồng.
Điều đó chứng minh, số chi bảo vệ môi trường 4 năm qua bố trí trong cân đối cho tỉnh Thái Nguyên là cao hơn số thu phí bảo vệ môi trường là 100,34 tỷ đồng. Như vậy chính sách hiện hành đã đáp ứng đúng đề nghị của cử tri Thái Nguyên.
Chính sách thuế nhằm bảo vệ tài nguyên
Cũng liên quan đến khai thác tài nguyên, Đoàn đại biểu tỉnh Quảng Ninh nêu: Hiện nay, các loại thuế, phí trong giá thành than sản xuất trong nước liên tục tăng trong các năm gần đây đã làm giá thành sản xuất than trong nước ngày càng tăng cao, giảm sức cạnh tranh so với than nhập khẩu.
Nếu tính cả tiền cấp quyền khai thác (2%) thì thuế tài nguyên đối với than hầm lò hiện nay khoảng 12%, than lộ thiên khoảng 14%, cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực như Indonesia (3-7%); Trung Quốc (0-4%),...
Do đó, cử tri Quảng Ninh kiến nghị Chính phủ xem xét điều chỉnh thuế tài nguyên về mức thấp nhất trong khung thuế suất đã được ban hành với than để nâng cao sức cạnh tranh của than sản xuất trong nước với than nhập khẩu, giảm sản lượng than tồn của Tập đoàn Than – Khoáng sản (KTV), góp phần giúp ngành than có đủ điều kiện tích lũy nguồn lực để phát triển.
Giải trình vấn đề này, Bộ Tài chính cho biết: Theo Luật thuế Tài nguyên, khung thuế suất thuế Tài nguyên đối với các mặt hàng than là 4-20% và 6-20% và theo Nghị quyết số 1084/2015/UBTVQH13 thì mức thuế suất thuế tài nguyên đối với các mặt hàng than là 10% và 12%, Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2016. Việc xem xét sửa đổi mức thuế suất thuế Tài nguyên thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Mức thuế suất thuế tài nguyên quy định tại Nghị quyết số 1084 vừa mới được ban hành nên cần có thời gian để tổng kết đánh giá. Mặt khác, việc đề nghị thay đổi mức thuế suất của từng sắc thuế căn cứ trên kiến nghị của một đơn vị cần được cân nhắc kỹ trên tổng thể của nền kinh tế.
Cũng theo Bộ Tài chính, mỗi quốc gia có quan điểm khác nhau về chính sách thuế đối với tài nguyên tùy thuộc vào điều kiện của từng nước. Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia có thể thấy rằng chính sách thuế đối với tài nguyên của các nước trên thế giới rất đa dạng và thường không theo một khuôn mẫu chung.
Ví dụ, Canada quy định mức cao nhất là 16%, Argentina là 3%; Chile là 14%; Myanmar là 7,5%. Mức thuế suất cụ thể đối với từng loại tài nguyên phụ thuộc vào tầm quan trọng của từng loại tài nguyên cũng như chính sách của quốc gia đó đối với việc bảo vệ môi trường và đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước.
Tài nguyên (trong đó có than) là một trong những nguồn lực có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Chính sách thu hiện hành đối với tài nguyên (thuế, phí) đều được gắn với mục tiêu điều chỉnh riêng, là công cụ tài chính thể hiện vai trò sở hữu nhà nước đối với tài nguyên quốc gia, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên của tổ chức, cá nhân.
Các chính sách thu đối với tài nguyên trong thời gian qua được ban hành mới, sửa đổi, bổ sung nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong mỗi thời kỳ, giai đoạn về bảo vệ, sử dụng tài nguyên hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả.
Tin liên quan
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
10:55 | 08/11/2024 Thuế - Kho bạc
Thích ứng chính sách và tăng tốc chuyển đổi số trong quản lý thuế, hải quan
20:39 | 07/11/2024 Tài chính
Không để thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá bất hợp lý
15:38 | 07/11/2024 Tài chính
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính: Sẽ tăng cường phân cấp quản lý ngân sách
15:14 | 07/11/2024 Tài chính
Chưa ghi nhận phản ánh về chậm bồi thường bảo hiểm cho thiệt hại do bão số 3
19:50 | 06/11/2024 Tài chính
Kho bạc Nhà nước đảm bảo kiểm soát chi ngân sách đến cuối năm 2024
15:15 | 06/11/2024 Thuế - Kho bạc
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8% so với cùng kỳ
12:01 | 06/11/2024 Tài chính
Điều chỉnh chính sách để thích ứng trước tác động hai chiều của các FTA
08:13 | 06/11/2024 Tài chính
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
20:28 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Việt Nam cam kết thực hiện các tiêu chuẩn về minh bạch thuế quốc tế
16:11 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Tài chính vượt thu 4 năm nhờ thay đổi toàn diện phương thức thu
16:09 | 05/11/2024 Tài chính
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tổng cục Hải quan ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của Hiệp hội Logistics Việt Nam
TP Hồ Chí Minh “tiếp sức” doanh nghiệp công nghiệp và logistics
40 doanh nghiệp Việt mang hàng sang Thái Lan tìm đối tác
Cần đưa quy định xuất nhập khẩu tại chỗ về đúng bản chất của thực tiễn
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK