Châu Á đối mặt với cú sốc mới
Kinh tế châu Á đối mặt với rủi ro mới |
Giới chuyên gia cho rằng cú sốc mới này có thể làm tê liệt ngành tài chính và các thị trường vốn - đóng vai trò quan trọng trong việc vực dậy các lĩnh vực khác đang chịu tác động tiêu cực của dịch bệnh. Không giống như các cú sốc trước, vốn chỉ xảy ra ở riêng từng nước như thảm họa thiên tai hay tài chính, dịch Covid-19 đang cùng lúc tác động tới tất cả các quốc gia. Khu vực Đông Nam Á rất dễ tổn thương bởi khu vực này mới hồi phục từ xung đột thương mại toàn cầu và giờ lại phải vật lộn để khống chế dịch bệnh.
Trên thực tế, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tốc độ tăng trưởng trong năm 2020 tại các nước đang phát triển sẽ giảm xuống còn 2,1% và thậm chí là âm 0,5% trong tình huống xấu hơn, giảm mạnh so với mức tăng trưởng ước đạt 5,8% trong năm 2019. Các quốc gia phụ thuộc nhiều vào du lịch, thương mại, kiều hối và hàng hóa như Thái Lan - nơi ngành du lịch chiếm ít nhất 10% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), có thể sẽ tăng trưởng âm 5% trong năm 2020. Con số này gần tương tự với dự báo nền kinh tế Thái Lan sẽ tăng trưởng âm 5,3% mà Ngân hàng Trung ương Thái Lan vừa đưa ra gần đây. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm nay của Trung Quốc cũng được dự báo sẽ giảm còn 2,3% và 0,1% trong tình huống xấu, giảm mạnh so với con số 6,1% trong năm 2019.
Cũng theo WB, Malaysia, Thái Lan, Timor Leste và một số quốc đảo ở Thái Bình Dương có thể sẽ phải chứng kiến sự suy thoái ở các mức độ khác nhau. Trong khi đó, các nền kinh tế Indonesia, Papua New Guinea và Philippines vẫn tăng trưởng dương trong kịch bản cơ sở cho dù thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng trong năm 2019 và chỉ suy thoái trong tình huống xấu hơn. Riêng Việt Nam, Campuchia, Lào, Mông Cổ và Myanmar, các nước này nằm trong số ít các nền kinh tế được dự báo sẽ tăng trưởng trong bất cứ kịch bản nào, nhưng với tốc độ thấp hơn so với năm ngoái.
Cũng theo giới chuyên gia, mặc dù việc kiềm chế dịch bệnh sẽ mở đường cho đà phục hồi bền vững của khu vực này, nhưng các rủi ro đến từ những căng thẳng trên thị trường tài chính sẽ vẫn cao. Đối với nhiều quốc gia, cú sốc lớn nhất trong giai đoạn hậu dịch Covid-19 có thể đền từ sự sụt giảm không thể tránh khỏi về nhu cầu từ bên ngoài và khiến cho kim ngạch xuất khẩu giảm, đồng thời làm giảm doanh thu của ngành du lịch, giảm mạnh doanh số bán hàng và giảm kiều hối từ các lao động xuất khẩu.
Không chỉ vậy, các cú sốc tài chính tiềm tàng sẽ khiến thiệt hại kinh tế lớn hơn cho các nước với các mức độ khác nhau. Đơn cử, Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan dễ bị tổn thương bởi tỷ lệ nợ ở trong nước đang đứng ở mức cao. Trong khi đó, Campuchia, Lào, Malaysia, Mông Cổ và Papua New Guinea lại có nợ nước ngoài rất lớn. Malaysia và Thái Lan lại đang phụ thuộc nhiều vào các khoản nợ ngắn hạn.
Do đó, các Chính phủ trong khu vực cần cân nhắc đầu tư khẩn cấp vào hệ thống chăm sóc y tế quốc gia cùng với sự chuẩn bị cho dài hạn, có sự nhất quán giữa chính sách kiềm chế dịch bệnh và chính sách kinh tế vĩ mô. Trên thực tế, các biện pháp tài khóa mục tiêu như trợ cấp cho người đau ốm hay y tế sẽ vừa giúp kiềm chế, vừa đảm bảo rằng tình trạng nghèo khổ tạm thời sẽ không chuyển thành những mất mát về nguồn nhân lực trong dài hạn. Bên cạnh đó, các chính phủ cũng cần nới lỏng tín dụng để hỗ trợ cho chi tiêu của các hộ gia đình và doanh nghiệp tồn tại hậu cú sốc Covid-19, phải nhanh chóng trợ cấp tiền mặt nhằm thúc đẩy chi tiêu của các hộ gia đình cùng với việc tăng thanh khoản cho các công ty. Ngoài ra, các biện pháp tài chính cần hỗ trợ cho các biện pháp ứng phó về y tế công cộng và tạo ra hệ thống bảo trợ xã hội nhằm chống lại các cú sốc, đặc biệt trong các lĩnh vực dễ bị tổn thương nhất.
Tin liên quan
Triển vọng lạc quan cho các nền kinh tế châu Á trong năm 2024
09:08 | 05/01/2024 Nhìn ra thế giới
Những cú sốc liên tiếp đối với đầu tàu kinh tế châu Âu
09:43 | 31/08/2023 Nhìn ra thế giới
Kinh tế châu Á có thể "bỏ xa"các nước phát triển tới 5% vào cuối năm
08:14 | 13/04/2023 Nhìn ra thế giới
Hai ứng viên Tổng thống Mỹ vận động tranh cử xuyên đêm tại các bang chiến trường
08:48 | 05/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc đua sít sao chưa từng có
20:04 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
Giới học giả nêu bật lợi ích của việc Mỹ-Trung Quốc tăng cường hợp tác về AI
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nỗ lực bứt phá ở những ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lượng khí đốt Nga cung cấp cho châu Âu tăng lên gần mức tối đa
08:48 | 03/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh xe điện thuộc diện cấm lưu thông
Nghệ An phá chuyên án thu giữ 280 kg pháo nổ
Cúp Number 1 Active tái xuất tại Giải bóng đá học sinh THPT Hà Nội - An ninh Thủ đô 2024
Việt Nam cam kết thực hiện các tiêu chuẩn về minh bạch thuế quốc tế
Ngành Tài chính vượt thu 4 năm nhờ thay đổi toàn diện phương thức thu
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK