Facebook Twitter youtube Tiktok

Chấm dứt sử dụng năng lượng lãng phí để giảm áp lực nhập khẩu

(HQ Online) - Cường độ sử dụng năng lượng trên GDP ở Việt Nam rất cao so với mức bình quân trên thế giới. Nếu tiếp tục tình trạng này, lượng năng lượng nhập khẩu chắc chắc sẽ ngày càng cao. Đã đến lúc phải chấm dứt việc sử dụng năng lượng lãng phí.
Khơi thông nguồn lực mới có thể hiện thực hóa phát thải ròng bằng “0”
Tiết kiệm năng lượng để phát triển doanh nghiệp bền vững
Chấm dứt sử dụng năng lượng lãng phí để giảm áp lực nhập khẩu
Các ngành công nghiệp tiêu thụ năng lượng nhiều như xi măng, sắt thép,… cần phải áp dụng triệt để các giải pháp tiết kiệm năng lượng để cắt giảm chi phí sản xuất. Ảnh: Internet

Phát biểu tại diễn đàn “Giải pháp thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp” ngày 26/8, ông Hoàng Việt Dũng, Thành viên Văn phòng Ban chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng, đại diện Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) cho biết: cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, Việt Nam cũng có tốc độ tăng trưởng về nhu cầu năng lượng rất cao so với trong khu vực và trên thế giới.

Đặc biệt từ năm 2015, Việt Nam chuyển từ nước xuất khẩu về năng lượng thành nước nhập khẩu ròng về năng lượng. Lượng nhập khẩu năng lượng sẽ ngày càng tăng trong những năm tới.

Đánh giá về việc sử dụng năng lượng hiện nay tại Việt Nam, đặc biệt trong các ngành công nghiệp, ông Mã Khai Hiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về tiết kiệm năng lượng (Enerteam) cho rằng, thực trạng việc sử dụng năng lượng ở Việt Nam còn rất lãng phí.

Cường độ sử dụng năng lượng trên GDP ở nước ta rất cao so với mức bình quân trên thế giới. Nếu tiếp tục tình trạng này, lượng năng lượng nhập khẩu chắc chắc sẽ ngày càng cao. Đã đến lúc phải chấm dứt việc sử dụng năng lượng lãng phí mà phải cải thiện chất lượng “cầu” của năng lượng, phải hướng đến sử dụng năng lượng hiệu quả và thông minh hơn, bền vững hơn.

“Việt Nam không thể xây mãi các nhà máy điện để đáp ứng cho nhu cầu của các ngành công nghiệp có thiết bị tiêu thụ năng lượng lớn và gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, các ngành công nghiệp tiêu thụ năng lượng nhiều như xi măng, sắt thép,… cần phải áp dụng triệt để các giải pháp tiết kiệm năng lượng để cắt giảm chi phí sản xuất, giảm áp lực cung cấp điện cho hệ thống”, ông Hiền nhấn mạnh.

Các khảo sát của Bộ Công Thương cho thấy, tiềm năng tiết kiệm năng lượng về mặt kỹ thuật trong các ngành công nghiệp có thể đạt từ 20-30%. Ông Hoàng Việt Dũng cho rằng, để tiềm năng tiết kiệm năng lượng trở thành hiện thực sẽ phải triển khai rất nhiều công việc, giải pháp từ nay đến năm 2030.

Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 – 2030 (VNEEP3) đã quy định cụ thể 9 nhóm giải pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế.

Trong đó đối với giải pháp tài chính, hiện Bộ Công Thương đã triển khai các dự án hợp tác quốc tế, trong đó có các dự án của Ngân hàng Thế giới hỗ trợ cho vay đầu tư tiết kiệm năng lượng, thực hiện thí điểm cơ chế bảo lãnh đầu tư các dự án tiết kiệm năng lượng…

Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững đã tiến hành nghiên cứu, đề xuất chỉnh sửa Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Trong đó, tập trung bổ sung các quy định về cơ chế ưu đãi cho hoạt động đầu tư tiết kiệm năng lượng và xem xét thành lập Quỹ Tiết kiệm năng lượng.

Ở góc độ khó khăn, ông Dũng cho rằng, nhận thức của doanh nghiệp về lợi ích của tiết kiệm năng lượng chưa đầy đủ, đặc biệt là các cơ sở dụng năng lượng trọng điểm.

“Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thách thức chủ quan và khách quan, thường có tâm lý ngại ngần khi quyết định đầu tư dài hạn cho các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Nguồn nhân lực tư vấn chuyên sâu về công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả còn thiếu”, ông Hiền phân tích thêm.

Theo bà Đinh Hương Thủy, Phó Giám đốc Ban nguồn vốn ủy thác quốc tế, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), để các doanh nghiệp thực hiện vay vốn thực hiện các dự án tiết kiệm năng lượng sao cho hiệu quả nhất, doanh nghiệp cần cập nhật thường xuyên công nghệ.

Ngay từ khi xây dựng dự án doanh nghiệp cần tính toán kỹ mức tiết kiệm năng lượng, mức ảnh hưởng đến môi trường xã hội. Doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch tài chính cụ thể, chi tiết đảm bảo cho quá trình dự án được thông suốt.

Trong 1 thập kỷ vừa qua, tốc độ tăng trưởng năng lượng trung bình của Việt Nam khoảng 7%/năm nhưng tốc độ tăng trưởng về nhu cầu điện cao hơn nhiều, khoảng 9,5% trong giai đoạn 2011-2019. Trong các năm 2020 và 2021, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhu cầu năng lượng tăng trưởng chậm lại, ở mức trên 2%/năm. Tuy nhiên, theo dự báo, nhu cầu sử dụng điện trong giai đoạn tới vẫn tăng trưởng 8-9%/năm. Điều này đặt ra thách thức trong vấn đề đảm bảo cân bằng cung cầu năng lượng, đặc biệt là điện.
Thanh Nguyễn

Tin liên quan

Tiết kiệm năng lượng là chìa khóa giúp doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững

Tiết kiệm năng lượng là chìa khóa giúp doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững

(HQ Online) - Ông Mạch Đình Khoa, Giám đốc Phát triển Chiến lược Kinh doanh và Hoạt động Thương mại của Schneider Electric cho rằng, việc tiết kiệm năng lượng không chỉ là xu hướng mà còn là yếu tố quyết định để các doanh nghiệp Việt Nam duy trì lợi thế cạnh tranh. Để đạt được mục tiêu này, cần có những giải pháp thiết thực, sự đồng hành của Chính phủ và sự quyết tâm từ chính các doanh nghiệp.
Thúc đẩy thị trường đầu tư hiệu quả năng lượng, hướng tới Net Zero

Thúc đẩy thị trường đầu tư hiệu quả năng lượng, hướng tới Net Zero

(HQ Online) - Sáng 27/9/2024, tại TPHCM, Bộ Công Thương phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tổ chức Hội thảo Thúc đẩy thị trường đầu tư tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp tại Việt Nam.

Hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp nền tảng

(HQ Online) - Theo Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), cả nước có khoảng 3.100 doanh nghiệp ngành cơ khí chế tạo, 53.000 cơ sở sản xuất, nhưng các sản phẩm cơ khí sản xuất trong nước chỉ chiếm khoảng 7% thị trường.
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?

(HQ Online) - 9 tháng đầu năm 2024, thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đạt gần 100 tỷ USD, gấp gần 3 lần so với cùng thời điểm năm 2016- năm đầu tiên ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ.
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?

Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?

(HQ Online) - Trong tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 69,19 tỷ USD, tăng 5,1% so với tháng trước và tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm khả năng cán đích 16 tỷ USD

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm khả năng cán đích 16 tỷ USD

(HQ Online) - Gỗ và sản phẩm gỗ là một trong các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch hơn chục tỷ USD/năm.
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD

Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD

(HQ Online) - Tính chung 10 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 647,78 tỷ USD, tăng mạnh so với cùng kỳ 2023.
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD

Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD

(HQ Online) - Dệt may tiếp tục duy trì là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng

Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng

(HQ Online) - Lần đầu tiên sau 27 tháng, xuất khẩu (XK) thủy sản tính theo tháng đã trở lại đạt mức 1 tỷ USD.
7 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô

7 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô

(HQ Online) - Cập nhật của Tổng cục Hải quan từ đầu năm đến 15/10, cả nước có 7 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên.
Thu hơn 55 tỷ USD, máy vi tính độc chiếm ngôi đầu xuất khẩu

Thu hơn 55 tỷ USD, máy vi tính độc chiếm ngôi đầu xuất khẩu

(HQ Online) - Cập nhật của Tổng cục Hải quan từ đầu năm đến 15/10, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 55,3 tỷ USD.
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

(HQ Online) - Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ 1 tháng 10 (1 đến 15/10/2024) đạt gần 32 tỷ USD.
(INFOGRAPHICS) 5 tỷ USD thương mại Việt Nam - UAE

(INFOGRAPHICS) 5 tỷ USD thương mại Việt Nam - UAE

(HQ Online) - Cập nhật của Tổng cục Hải quan hết tháng 9/2024, thương mại song phương Việt Nam và Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) đạt gần 5 tỷ USD, tăng hơn 1,4 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Thương mại Việt Nam - UAE tăng trưởng tỷ đô

Thương mại Việt Nam - UAE tăng trưởng tỷ đô

(HQ Online) - Cập nhật của Tổng cục Hải quan hết tháng 9/2024, thương mại song phương Việt Nam và Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) đạt gần 5 tỷ USD, tăng hơn 1,4 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Mỗi ngày Việt Nam chi hơn 25.000 tỷ đồng nhập khẩu hàng hóa

Mỗi ngày Việt Nam chi hơn 25.000 tỷ đồng nhập khẩu hàng hóa

(HQ Online) - Từ đầu năm đến trung tuần tháng 10, bình quân mỗi ngày Việt Nam chi hơn 1 tỷ USD (tương đương hơn 25.000 tỷ đồng) nhập khẩu hàng hóa.
Xuất khẩu tăng hơn 41 tỷ USD

Xuất khẩu tăng hơn 41 tỷ USD

(HQ Online) - Theo Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến hết 15/10/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 315,91 tỷ USD, tăng 15,3% (tương ứng tăng 41,89 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2023.
Xem thêm
cty-toan-phat-tu-1892024
peugeot-viet-nam
banner-hd-bank-hd-dai-han-den-31122024
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Tin mới

Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030

Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030

Theo các đại biểu Quốc hội, việc quyết định xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 là yêu cầu cấp bách và khách quan.
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ

Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ

Mở rộng điều tra, Công an TPHCM bắt tạm giam 2 đối tượng liên quan đường dây tội phạm lừa đảo, rửa tiền, vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2

Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2

Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội CSR Day lần thứ 2 nhằm giới thiệu tổng thể về các dự án vì cộng đồng điển hình đang được Samsung triển khai tại Việt Nam.
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2

Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2

Địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa gần 9.000 m2 tại cơ sở sản xuất của Công ty TNHH Xây dựng – Thương mại An Cường Ninh Thuận vừa được cơ quan Hải quan công nhận.
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ

4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ

Theo NHNN, chính sách tiền tệ thời gian tới còn chịu nhiều áp lực, trong đó có những tác động của bối cảnh quốc tế và việc tiếp tục chủ trương giảm lãi suất.
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%

(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%

Số thu ngân sách tại 10 cục hải quan tỉnh, thành phố chiếm số thu lớn của toàn ngành Hải quan đạt 297.230 tỷ đồng, tăng 11,86% so với cùng kỳ năm 2023.
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ 1 tháng 10 (1-15/10/2024) đạt gần 32 tỷ USD.
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam

Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam

Phiên họp được tổ chức thành công dưới sự điều hành của bà Nguyễn Thị Vĩnh Hoài, Tham tán, Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ, đại diện Hải quan Việt Nam, Chủ tịch PTC.
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại  Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?

Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?

Khởi tố vụ án “Buôn lậu” mặt hàng N2O (thường được gọi là “khí cười”) xảy ra tại Công ty CP Thương mại hoá chất Hoa Việt (Hà Nội).
Phiên bản di động