Cây trồng biến đổi gen- Lời giải cho “bài toán” nguyên liệu thức ăn chăn nuôi?
Ngô BĐG đã giúp tăng năng suất thu hoạch thêm 30,4% (tương đương tăng thêm 2,03 tấn hạt tươi/ha hay 1,27 tấn hạt khô đã bỏ lõi/ha) so với các giống ngô lai truyền thống. Ảnh: N.Thanh |
Nhập khẩu tăng hơn 37%
Theo Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam (VIPA), trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng của ngành chăn nuôi, ngành sản xuất TĂCN công nghiệp ở Việt Nam đã tăng trưởng ngoạn mục, với mức tăng bình quân 13-15%/năm. Tổng sản lượng TĂCN công nghiệp đến năm 2020 là khoảng 25 triệu tấn. Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 10 thế giới và số 1 khu vực Đông Nam Á về sản lượng TĂCN công nghiệp.
Báo cáo phát hành gần đây về “Tác động kinh tế xã hội của ngô BĐG giai đoạn 2015 - 2019 tại Việt Nam” cho thấy, ngô BĐG đã giúp tăng năng suất thu hoạch thêm 30,4% (tương đương tăng thêm 2,03 tấn hạt tươi/ha hay 1,27 tấn hạt khô đã bỏ lõi/ha) so với các giống ngô lai truyền thống. Như vậy nếu mở rộng diện tích gieo trồng các giống ngô BĐG, tiềm năng bổ sung thêm nguồn cung ngô hạt trong chuỗi TĂCN càng lớn. Bên cạnh đó, ngô BĐG cũng đang giúp nâng cao thu nhập ở cấp độ nông hộ từ 3,75 - 6,65 triệu đồng/ha. |
Bà Trần Ngọc Yến, Giám đốc bộ phận phân tích của Công ty Cổ phần Phân tích và Dự báo thị trường Việt Nam (AgroMonitor) cho biết, nếu tính cả lượng thức ăn do các trang trại, các hộ chăn nuôi tự phối trộn, tổng sản lượng TĂCN của cả nước hiện đã lên tới 30-33 triệu tấn.
VIPA dự báo, nhu cầu TĂCN công nghiệp của nước ta sẽ cần khoảng 28- 30 triệu tấn/năm trong 5 năm tới. Trong đó quá nửa sản lượng (khoảng 14-14,5 triệu tấn) sẽ dành cho ngành gia cầm. Tuy nhiên, ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch VIPA nhấn mạnh, điểm đáng lưu ý là, ngành TĂCN Việt Nam vẫn phải phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu NK từ nước ngoài, hiện chiếm khoảng 70-85% tổng nhu cầu nguyên liệu.
Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất từ Tổng cục Hải quan cho thấy, NK thức ăn gia súc và nguyên liệu trong tháng 7/2021 đạt 477 triệu USD, tăng 50,4% so với tháng 7/2020. Lũy kế 7 tháng đầu năm, NK mặt hàng này đạt trên 2,93 tỷ USD, tăng 37,1% so với cùng kỳ năm 2020. Việt Nam mua thức ăn gia súc và nguyên liệu nhiều nhất từ Argentina. Thị trường này chiếm 35,2% trong tổng kim ngạch, đạt 1,03 tỷ USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trước.
Bà Trần Ngọc Yến thông tin thêm, Việt Nam đang đứng thứ 2 thế giới về NK đậu tương và thứ 5 thế giới về NK ngô. Việt Nam NK nguyên liệu TĂCN chủ yếu từ châu Mỹ nên thời gian vận chuyển dài từ 25-40 ngày, chi phí vận chuyện cao.
“Do phụ thuộc quá lớn vào NK nên khi giá nguyên liệu TĂCN trên thế giới gia tăng, giá thành sản xuất và giá bán TĂCN thành phẩm lập tức tăng theo. Từ đó dẫn đến giá TĂCN trong nước luôn cao hơn mặt bằng chung của thế giới”, bà Yến nói.
Đẩy mạnh cây trồng biến đổi gen, tận dụng phụ phẩm
Tại sao Việt Nam XK nhiều loại nông sản hàng đầu thế giới mà lại thường xuyên chi hàng tỷ USD để NK TĂCN và nguyên liệu như vậy? Liên quan tới góc độ này, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam phân tích: Việt Nam có nền kinh tế mở. Việt Nam XK những thứ có lợi thế và NK những mặt hàng không có lợi thế.
Nguyên liệu nhập về làm thức TĂCN hiện nay tập trung chủ yếu ở nhóm ngũ cốc lớn và dầu đạm. Trong đó, ngô, lúa, mì, đậu tương chiếm hơn 70%. Ví dụ, cứ hơn 20 triệu tấn nguyên liệu NK thì Việt Nam nhập về khoảng 11 triệu tấn ngô; 4-5 triệu tấn khô đậu tương. Sản lượng ngô của thế giới khoảng 1 tỷ tấn, Việt Nam chỉ có 3-4 triệu tấn. Năng suất ngô của các nước phát triển, bình quân 8-10 tấn/ha, còn Việt Nam chỉ khoảng trên dưới 4 tấn/ha. Với đậu tương, năng suất của Việt Nam cũng không cao, bình quân chỉ trên dưới 2 tấn/ha. Trong khi đó diện tích trồng đậu tương lại không đáng kể. “Như vậy, chúng ta không có lợi thế về ngô và đậu tương so với thế giới", ông Dương nhấn mạnh.
Theo ông Dương, câu chuyện mấu chốt hiện nay là làm sao NK với chi phí thấp nhất. Việc giảm chi phí NK được thực hiện bằng các biện pháp từ cảng biển nước sâu, hệ thống logistics... Ông Dương cũng lưu ý vấn đề phải tăng cường sản xuất TĂCN trong nước. “Việt Nam có thể tăng diện tích trồng cỏ, trồng ngô và các loại cây chuyên phục vụ làm TĂCN; sử dụng thức ăn bổ sung bằng cách tận dụng phụ phẩm nông nghiệp như bột cá, bã bia, rơm rạ...”, ông Dương nhấn mạnh.
Trong bối cảnh hiện tại, nhiều chuyên gia cho rằng, đã đến lúc Việt Nam cần có một chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu TĂCN trong nước một cách căn cơ, bài bản. Một trong các giải pháp quan trọng là phát triển các loại cây trồng ứng dụng công nghệ sinh học làm nguyên liệu TĂCN. Thực tế trên thị trường ngô, đậu tương thế giới hiện nay, chiếm phần lớn là sản phẩm biến đổi gen (BĐG). Ông Trần Trọng Nghĩa, đại diện Hội đồng Ngũ cốc Mỹ cho biết, những nước đang cung cấp ngô và đậu tương hàng đầu thế giới cũng là các quốc gia hàng đầu về canh tác và sản xuất cây trồng BĐG. Hiện tại, ngô BĐG đang chiếm tỷ lệ lớn và đóng góp khoảng 75% nguồn cung trên toàn cầu.
Nhìn nhận năng suất của các giống ngô lai truyền thống đã tới hạn, ông Trần Xuân Định, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam cũng cho rằng, việc đưa vào sản xuất các giống ngô BĐG với năng suất cao và khả năng chống chịu tốt hơn, đồng thời mở rộng diện tích canh tác ngô sẽ là các giải pháp cơ bản để tăng sản lượng ngô sản xuất trong nước.
Tin liên quan
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024
15:29 | 28/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Chanh leo Việt Nam “rộng đường” sang Australia
08:00 | 06/11/2024 Kinh tế
Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành xuất khẩu tỷ đô
07:45 | 06/11/2024 Kinh tế
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
20:23 | 05/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hàng giả làm khó công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ khu vực ASEAN
Hải quan Hải Phòng giải quyết thủ tục hơn 250 nghìn tờ khai trong tháng 10
Thích ứng chính sách và tăng tốc chuyển đổi số trong quản lý thuế, hải quan
Lấy ý kiến hoàn thiện quy định thủ tục, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK