Cây mắc ca được trồng ở 23 tỉnh, xuất khẩu tới 4 thị trường
Vì sao Bộ NN&PTNT chỉ quy hoạch trồng gần 10.000ha mắc ca? | |
Đến 2020 chỉ trồng gần 10.000 ha mắc ca | |
Mắc ca sẽ tập trung tiêu thụ nội địa và XK sang Trung Quốc |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị |
Phát biểu tại hội nghị "Phát triển cây mắc ca thời gian qua, định hướng và giải pháp phát triển trong thời gian tới" diễn ra tại Đắk Lắk sáng nay 29/9, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn nêu rõ, việc gây trồng cây mắc ca được người dân quan tâm, trồng từ trước năm 2010 và phát triển mạnh từ 2013 cho đến nay.
Theo báo cáo từ các địa phương, cây mắc ca đã được gây trồng tại 23 tỉnh, với tổng diện tích 16.553,8 ha, trong đó 9 tỉnh vùng Tây Bắc và Tây Nguyên trồng được 15.439,9 ha, 14 tỉnh khác trồng được 1.113,9 ha.
Năng suất bình quân đạt 3 tấn hạt tươi/ha; sản lượng ước đạt đạt khoảng 6.570 tấn hạt tươi/năm. Giá bán hạt mắc tại vườn khoảng dao động từ 70.000 - 90.000 đồng/kg hạt tươi.
Về tổ chức sản xuất, hiện nay có 10 doanh nghiệp trong nước liên kết với 10.032 hộ trồng cây mắc ca để trồng và chế biến, tiêu thụ sản phẩm cây mắc ca. Sản phẩm chế biến chủ yếu được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất bộ sữa hạt, dầu gội, dầu xả; sản phẩm hạt sấy (có vỏ) và bộ sữa hạt.
Thị trường tiêu thụ chính sản phẩm mắc ca là thị trường trong nước và xuất khẩu sang các môt số thị trường trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Trung Quốc.
"Như vậy sản phẩm hạt mắc ca của Việt Nam đã bước đầu thâm nhập được các thị trường lớn, khó tính trên thế giới, điều này mở ra cơ hội tốt cho phát triển trồng cây mắc ca ở Việt Nam", Thứ trưởng Hà Công Tuấn nói.
Dù vậy, lãnh đạo Bộ NN&PTNT cũng thừa nhận, quy hoạch phát triển cây mắc ca chưa được thực hiện tốt. Nhiều địa phương chưa quan tâm, để phát triển tự phát, không quản lý tốt chất lượng giống… nên nhiều vùng, nhiều diện tích cây mắc ca sinh trưởng kém, không có quả, ảnh hưởng đến kinh tế của người dân.
Cùng với đó, người dân còn thiếu kinh nghiệm trồng, chăm sóc mắc ca; thiếu thông tin về thị trường; phát triển hàng hóa thiên về số lượng, kém về chất lượng nên khó khăn trong việc tạo ra sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu, cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Ngoài ra, công tác chế biến và tiếp cận thị trường sản phẩm, đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, đa dạng về chủng loại phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu quốc tế cũng là một thách thức với các nhà sản xuất trong nước.
Ông Huỳnh Ngọc Huy, Tổng Thư ký Hiệp hội Mắc ca Việt Nam nhìn nhận: "Thời gian qua, vì nhiều lý do khác nhau mà cây mắc ca chưa phát triển mạnh tại Việt Nam. Tuy nhiên, qua các khảo sát kỹ lưỡng, chúng tôi khẳng định mắc ca là ngành hàng rất có tiềm năng và nhiều lợi thế".
Sản phẩm mắc ca Việt Nam hiện đã được xuất khẩu sang một số thị trường như Hàn Quốc, Nhật Bản... Ảnh: Internet |
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, cây mắc ca đã góp phần xóa đói giảm nghèo, đặc biệt tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
"Cây mắc ca còn góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng, tạo công ăn việc làm cho người dân. Có những gia đình có thu nhập từ 5-10 triệu đồng/tháng. Đây là điều rất quan trọng", Thủ tướng nói.
Để phát huy vai trò của cây mắc ca, Thủ tướng yêu cầu cần xem xét lại vấn đề giống. "Tại sao có những cây trồng 7-8 năm không ra quả? Vậy quy hoạch đất trồng vùng như thế nào để phù hợp là vấn đề cần xem xét. Cần có sự quản lý Nhà nước trong cung ứng giống, không thể để dân trồng cây không ra trái hoặc ra trái rất ít", Thủ tướng chỉ đạo.
Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu Bộ NN&PTNT, Hiệp hội Mắc ca Việt Nam và các địa phương cần cân đối diện tích trồng phù hợp, không để xảy ra tình trạng dư thừa.
Theo báo cáo của các địa phương, đến ngày 30/6/2020 cả nước có 23 tỉnh trồng cây mắc ca, với tổng diện tích đạt 16.553,8 ha. Trong đó, theo quy hoạch sử dụng đất: Diện tích mắc ca trồng trên đất lâm nghiệp là 9.977,95 ha (61,3%); diện tích trồng mắc ca trên đất nông nghiệp là 6.575,85 ha (39,7%). Theo quy hoạch phát triển được duyệt, tổng diện tích trồng 15.439,9 ha, vượt 5.499 ha (trồng thuần loài là 5.493,8 ha vượt 3.143 ha; trồng xen là 9.946,1 ha, vượt 2.356 ha). Đối tượng trồng trong quy hoạch được duyệt gồm: Các đề tài nghiên cứu và dự án sản xuất thử nghiệm là 65 ha; dự án khuyến lâm là 478 ha; các doanh nghiệp là 8.050 ha; dân tự trồng là 7.960,8 ha. Về diện tích trồng ngoài quy hoạch được duyệt: Tại 14 tỉnh, gồm Tuyên Quang, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Nội, Lạng Sơn, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên có 1.113,9 ha. Trong đó, trồng thuần loài là 297,76 ha; trồng xen là 816,1 ha. |
Tin liên quan
Giá trị kim ngạch xuất khẩu mắc ca đạt khoảng 2,5 tỷ USD vào 2050
19:11 | 15/03/2022 Xuất nhập khẩu
Dọn đường cho cây “tỷ đô” thu tiền tỷ
09:11 | 03/10/2020 Kinh tế
Fan ngạc nhiên với cách 'mặc cả thành thần' của Xuân Hinh khi mua cây cảnh Tết
08:18 | 26/12/2019 Giải trí
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Sàn thương mại điện tử khai, nộp thuế thay giúp giảm đầu mối kê khai, giảm chi phí tuân thủ
Chủ tịch Quốc hội đề nghị “nói đi đôi với làm" ngay sau phiên chất vấn
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7-7,5%
Chống lãng phí - “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”
Doanh nghiệp cần "tiếp sức" từ các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan