Cần xây dựng lộ trình đồng bộ hoàn thiện thể chế để tận dụng tốt EVFTA
Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (TPHCM) |
Ông đánh giá như thế nào về những cơ hội mở ra cho Việt Nam khi Hiệp định EVFTA và EVIPA được thông qua?
- Tôi cho rằng, thứ nhất là sẽ thúc đẩy thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu. Năm 2019, kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu chiếm khoảng 11% trong tổng kim ngạch XNK cả nước. Trong đó, Việt Nam XK vào thị trường châu Âu là 41,7 tỷ USD, chiếm 16% trong tổng kim ngạch XK. Khi Hiệp định EVFTA được ký kết, các dòng thuế sẽ tiến về 0%, do đó sẽ tạo điều kiện cho hàng hóa của Việt Nam có điều kiện đi vào thị trường châu Âu nhiều hơn. Thứ hai, người Việt Nam, DN Việt Nam sẽ có điều kiện tiếp cận các hàng hóa và máy móc thiết bị với giá cả phải chăng và chất lượng tốt.
Trong tình hình hiện nay, có thể thấy rằng khi EVFTA cũng như EVIPA được ký kết sớm với châu Âu, Việt Nam sẽ thu hút được một dòng vốn đầu tư nước ngoài từ châu Âu. Đặc biệt là khi các DN muốn chuyển khỏi các thị trường như thị trường Trung Quốc để tìm một thị trường khác thì Việt Nam là một điểm đến.
Báo cáo thẩm tra việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA do Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu trình bày tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV sáng ngày 20/5 nêu rõ: Căn cứ Tờ trình của Chủ tịch nước, Báo cáo thuyết minh của Chính phủ và các ý kiến thẩm tra, Ủy ban Đối ngoại xin kiến nghị Quốc hội xem xét, phê chuẩn Hiệp định EVFTA tại một kỳ họp và tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV; cho phép áp dụng Hiệp định này với Anh cho đến hết giai đoạn chuyển tiếp ngày 31/12/2020 và có thể gia hạn đến 24 tháng theo thỏa thuận giữa Anh và Liên minh châu Âu về việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu. Đồng thời, giao Chính phủ thúc đẩy đàm phán, ký kết Hiệp định thương mại tự do song phương với Anh trên cơ sở Hiệp định EVFTA với những điều chỉnh phù hợp bảo đảm lợi ích cho cả hai bên để áp dụng thay thế cho Hiệp định EVFTA khi giai đoạn chuyển tiếp kết thúc, theo quy định của Luật Điều ước quốc tế năm 2016. |
Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã thu hút được khoảng 32.000 dự án FDI với tổng vốn đăng ký là 370 tỷ USD. Tuy nhiên, khu vực châu Âu đến với Việt Nam chỉ mới khoảng 2.500 dự án và số vốn đầu tư còn rất khiêm tốn, khoảng 27,5 tỷ USD. Cho nên, việc thông qua các hiệp định sẽ giúp Việt Nam có điều kiện tiếp cận được các nhà đầu tư với công nghệ hiện đại đến từ châu Âu.
Nhiều ý kiến cho rằng, Hiệp định EVFTA và EVIPA đề cập nhiều đến vấn đề cải cách thể chế. Đây cũng là một trong những khía cạnh tác động tích cực tới quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường tại Việt Nam. Quan điểm của ông như thế nào?
- Tôi cũng cho rằng, các hiệp định bàn rất nhiều về nội dung phải cải cách thể chế, cho nên sẽ thúc đẩy Việt Nam sớm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường cũng như đẩy nhanh quá trình cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh tốt hơn.
Ngoài ra, cũng phải nói thêm rằng, châu Âu là một thị trường rất khó tính, GDP bình quân đầu người của châu Âu trên 33.000 USD. Thị trường này yêu cầu chất lượng hàng hóa rất cao. Điều đó cũng sẽ thúc đẩy các DN Việt Nam sản xuất hàng hóa chuyên nghiệp hơn và hồ sơ, sổ sách cũng minh bạch hơn để có thể hưởng được các chế độ thuế quan.
Lợi ích mà EVFTA VÀ EVIPA đem lại đã thấy rõ, tuy nhiên đây không phải là những “mâm cỗ” bày sẵn. Xin ông cho biết, để có thể tận dụng tốt cơ hội mở ra, khai thác tối đa lợi ích có được, đâu là những việc cần làm ngay?
- Để hiệp định có thể đi vào cuộc sống, khuyến nghị thứ nhất của tôi là công tác tuyên truyền. Thời gian vừa qua, Việt Nam đã ký kết 12 FTA. Gần đây nhất là năm 2019, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực với Việt Nam, song hầu như rất ít DN hiểu, có thể tận dụng được hiệp định này. Vì vậy, Việt Nam nên làm tốt hơn công tác tuyên truyền.
Tôi cho rằng nên phân ra những chủ đề cụ thể, đi vào những ngành hàng cụ thể, đi vào nhóm đối tượng cụ thể. Chúng ta không chỉ tuyên truyền cho DN hiểu mà trong bộ máy quản lý nhà nước, các cơ quan quản lý nhà nước, trong đội ngũ cán bộ cũng phải hiểu để tạo điều kiện hỗ trợ cho DN tiếp cận được lợi thế của các hiệp định này.
Ngoài ra, các nội dung trong hiệp định rất chặt chẽ, theo câu từ của luật pháp. Bởi vậy, cần cụ thể hóa thành những văn bản cụ thể để triển khai cho DN dễ thực hiện. Đó là điều kiện rất cần.
Bên cạnh đó, các nước châu Âu đang gặp khó trong vấn đề đại dịch Covid-19. Trong quý I, Việt Nam tiếp cận thị trường châu Âu rất tốt nhưng từ tháng 4 trở đi gặp khó khăn. Vì vậy, trong thời điểm này, Việt Nam nên duy trì các mối quan hệ. Chính phủ nên tạo điều kiện cho DN để duy trì xúc tiến thương mại, có thể thông qua xúc tiến trực tuyến, dù khó khăn đến đâu đi nữa cũng phải giữ được những khách hàng cũ tại thị trường châu Âu. Bởi nếu không giữ được, sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát tốt ở châu Âu, DN Việt sẽ mất các khách hàng. Đây là điều mà các DN Việt Nam cần lưu ý cũng như các cơ quan hữu quan cần sớm hỗ trợ để DN duy trì các mối quan hệ cũ, sau này có điều kiện triển khai nhiều hơn.
Hoàn thiện thể chế là câu chuyện không phải tới EVFTA, EVIPA mới nhắc tới mà đã được đề cập khá nhiều tại các FTA trước đó, điển hình như tại CPTPP. Theo ông, để thúc đẩy nhanh chóng, hiệu quả quá trình này, đâu là giải pháp mấu chốt?
- Về nội dung về hoàn thiện thể chế, ở EVFTA, EVIPA hay kể cả CPTPP trước đó đều đòi hỏi Việt Nam phải hoàn thiện lại các văn bản luật pháp trước đây cho phù hợp. Cho nên, tôi nghĩ rằng Chính phủ cũng như Quốc hội cần phải xây dựng một lộ trình làm sao đồng bộ, nhất là trong việc hoàn thiện sửa chữa hệ thống luật pháp để việc triển khai các FTA được thuận lợi hơn.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024
15:29 | 28/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
13:58 | 08/11/2024 Kinh tế
Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước
08:27 | 08/11/2024 Kinh tế
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK