Cần tính toán kỹ khi thay đổi công thức tính giá xăng dầu
Xăng dầu là mặt hàng quan trọng, thiết yếu đối với kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân. Ảnh: T.D |
Cần xây dựng phương án cụ thể
Báo cáo Chính phủ về nội dung công thức tính giá xăng dầu, Bộ Công thương cho rằng, thời gian qua, thị trường xăng dầu có nhiều biến động, nguồn cung xăng dầu cho thị trường có một số bất ổn. Một trong những nguyên nhân là do các chi phí kinh doanh xăng dầu chưa được tính đúng, tính đủ trong cơ cấu giá cơ sở xăng dầu do Nhà nước điều hành dẫn đến doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu bị thua lỗ, không có động lực duy trì hoạt động kinh doanh.
Không đồng tình quan điểm này, Bộ Tài chính đã đề nghị Bộ Công Thương bỏ nhận định chủ quan và chưa chính xác về nội dung này. Bởi lẽ, Bộ Tài chính cho biết, giá xăng dầu trong nước phụ thuộc vào giá xăng dầu thế giới (hiện chiếm tỷ trọng từ 60% đến 80% tùy từng chủng loại trong công thức tính giá cơ sở), vì vậy, những biến động đột biến của giá thế giới sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là tại kỳ điều hành giá lại giảm sâu so với giá nhập mua. Mặt khác, những biến động về cung cầu, cạnh tranh thị trường, chiến lược tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến doanh nghiệp.
Bộ Tài chính khẳng định, việc điều chỉnh các khoản chi phí định mức trong giá cơ sở đã được thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 1/11/2021 và Thông tư số 104/2021/TT-BTC ngày 18/11/2021. Bộ Tài chính dẫn chứng: chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam đã được rà soát, điều chỉnh 3 lần theo kết quả tổng hợp rà soát báo cáo chi phí thực tế phát sinh tại thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu. Cụ thể, lần 1 vào ngày 10/1/2022 (công văn số 211/BTC-QLG), lần 2 vào ngày 10/7/2022 (công văn số 6623/BTC-QLG), lần 3 vào ngày 8/11/2022 (công văn số 11575/BTC-QLG). Ngoài ra, Premium trong nước và chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu về đến cảng được Bộ Tài chính thông báo điều chỉnh 2 lần theo thực tế báo cáo của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và theo quy định tại Nghị định số 95/2021/NĐ-CP: lần 1 vào ngày 10/1/2022 (công văn số 211/BTC-QLG); lần 2 vào ngày 7/10/2022 (công văn số 10281/BTC-QLG). Như vậy, vấn đề này không ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
Đối với các phương án mà Bộ Công thương xây dựng tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2021/NĐ-CP và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung các quy định về kinh doanh xăng dầu, để có cơ sở lựa chọn phương án, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công thương như sau: đối với phương án 1 tại dự thảo (tiếp tục điều hành giá xăng dầu theo quy định hiện hành theo hướng rà soát, bổ sung một số chi phí thực tế phát sinh của doanh nghiệp nhưng chưa được tính trong giá cơ sở hiện hành) thì cần rà soát đánh giá để xác định rõ các khoản chi phí cần bổ sung trong giá cơ sở và tổ chức lấy ý kiến để có cơ sở báo cáo Chính phủ xem xét quyết định.
Còn tại phương án 2 dự thảo quy định: sửa đổi công thức giá và phương pháp công bố giá cơ sở mặt hàng xăng dầu theo hướng Nhà nước chỉ công bố các yếu tố cấu thành giá gồm giá Platts, các loại thuế, trích lập, chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá (BOG), lợi nhuận định mức; các chi phí khác do các doanh nghiệp tự xác định và chịu trách nhiệm trước các cơ quan kiểm toán. Với phương án này, theo Bộ Tài chính, do xăng dầu là mặt hàng quan trọng, thiết yếu đối với kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, việc thay đổi ngay và căn bản cơ chế cần phải có đánh giá cụ thể để xác định thời điểm, lộ trình phù hợp.
Phải làm rõ tình hình thị trường
Theo quan điểm của Bộ Tài chính, khi thay đổi cơ chế tính giá xăng dầu cần phải có đánh giá cụ thể để xác định thời điểm, lộ trình phù hợp.
Do vậy, cần phải làm rõ tình hình thị trường kinh doanh xăng dầu hiện nay và tác động của việc thay đổi cơ chế điều hành giá xăng dầu đến hoạt động sản xuất kinh doanh xăng dầu, việc đảm bảo nguồn cung ứng xăng dầu trong nước để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát và điều hành kinh tế vĩ mô. Trong khi đó, chưa có chính sách hỗ trợ cụ thể đối tượng dễ bị tổn thương như người nghèo, người dân tại vùng sâu vùng xa nơi ít cây xăng, thị trường cạnh tranh thấp, chi phí kinh doanh tăng.
Bộ Tài chính cũng cho rằng, Bộ Công thương cần xem xét vấn đề trong bối cảnh quy mô của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu không đồng đều, và khi được giao quyền chủ động trong quyết định giá bán lẻ của doanh nghiệp thì cần có các phương án cụ thể về kiểm soát và chế tài để hạn chế tình trạng tăng giá bất hợp lý.
Cùng với đó, khi chuyển đổi từ giá cơ sở sang việc công bố 4 yếu tố gồm chi phí định mức, thuế, quỹ, lợi nhuận định mức thì đề nghị nghiên cứu cơ sở để làm căn cứ tính toán trích lập và chi sử dụng Quỹ bình ổn giá. Đồng thời nghiên cứu cơ chế kiểm soát chi phí của các doanh nghiệp để bảo đảm công khai minh bạch, tránh lợi dụng để tăng giá bất hợp lý.
Đặc biệt, theo phương án của Bộ Công thương, cơ quan nhà nước cho phép doanh nghiệp được tự xác định chi phí trong giá bán nhưng lại khống chế lợi nhuận định mức; đồng thời khống chế các loại thuế. Chính vì vậy, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công Thương đánh giá kỹ vấn đề này để đề xuất phương án cho phù hợp.
Tin liên quan
Giá xăng đồng loạt tăng từ 15 giờ ngày 7/11
15:25 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính: Sẽ tăng cường phân cấp quản lý ngân sách
15:14 | 07/11/2024 Tài chính
Chưa ghi nhận phản ánh về chậm bồi thường bảo hiểm cho thiệt hại do bão số 3
19:50 | 06/11/2024 Tài chính
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
10:55 | 08/11/2024 Thuế - Kho bạc
Thích ứng chính sách và tăng tốc chuyển đổi số trong quản lý thuế, hải quan
20:39 | 07/11/2024 Tài chính
Không để thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá bất hợp lý
15:38 | 07/11/2024 Tài chính
Kho bạc Nhà nước đảm bảo kiểm soát chi ngân sách đến cuối năm 2024
15:15 | 06/11/2024 Thuế - Kho bạc
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8% so với cùng kỳ
12:01 | 06/11/2024 Tài chính
Điều chỉnh chính sách để thích ứng trước tác động hai chiều của các FTA
08:13 | 06/11/2024 Tài chính
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
20:28 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Việt Nam cam kết thực hiện các tiêu chuẩn về minh bạch thuế quốc tế
16:11 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Tài chính vượt thu 4 năm nhờ thay đổi toàn diện phương thức thu
16:09 | 05/11/2024 Tài chính
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 sắp cán đích dự toán
15:49 | 04/11/2024 Tài chính
Sửa đổi quy định để công chức thuế chủ động, trách nhiệm hơn
08:42 | 04/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tổng cục Hải quan ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của Hiệp hội Logistics Việt Nam
TP Hồ Chí Minh “tiếp sức” doanh nghiệp công nghiệp và logistics
40 doanh nghiệp Việt mang hàng sang Thái Lan tìm đối tác
Cần đưa quy định xuất nhập khẩu tại chỗ về đúng bản chất của thực tiễn
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK