Cần sự phối hợp để điều hành hiệu quả “van” tín dụng
Chuyên gia tài chính - ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu. |
Ông đánh giá như thế nào về tình hình tín dụng và vấn đề nguồn vốn tại nước ta hiện nay?
Thị trường tài chính Việt Nam đang trải qua những biến động rất lớn. Theo Ngân hàng thế giới (WB), tỷ lệ dư nợ tín dụng trên GDP của Việt Nam đã lên đến mức 124% GDP - cao nhất trên thế giới. WB cũng nhận định, điều này dẫn đến nhiều rủi ro cho hệ thống ngân hàng và nền kinh tế Việt Nam, trước hết là rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng khi cho vay quá nhiều mà không đủ tiền để trả lại cho người dân gửi tiền tiết kiệm khi đến hạn. Hơn nữa, nhiều món vay có kỳ hạn trung và dài hạn trong khi tiền gửi của người dân chủ yếu là ngắn hạn.
Hiện các doanh nghiệp đang gặp khó khăn ở cả hai mặt: chi phí vay vốn tăng và room tín dụng của các ngân hàng đang bị siết chặt dù NHNN đã 2 lần nới room tín dụng cho 18 ngân hàng và mới đây thêm 4 ngân hàng nữa. Sự khó khăn của các doanh nghiệp được nhìn thấy rõ qua việc nhiều doanh nghiệp không tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp bị từ chối cho vay, nhiều doanh nghiệp không được giải ngân mặc dù hồ sơ tín dụng đã được phê chuẩn, ngay cả khi doanh nghiệp sẵn sàng trả lãi suất cao thì cũng “bó tay” vì room tín dụng của ngân hàng đó đã cạn kiệt.
Bên cạnh vấn đề room, các ngân hàng cũng bị hạn chế cho vay trung và dài hạn do quy định của NHNN với tỷ lệ tối đa dùng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn là 34% đã được áp dụng từ ngày 1/10/2022. Với những ngân hàng đã chạm tỷ lệ này thì chỉ còn 2 phương án: huy động vốn trung và dài hạn với lãi suất cao, hay từ chối nhận thêm các món vay trung và dài hạn. Các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và các công trình đầu tư dài hạn đang phải chịu tác động bởi quy định này.
Ngoài ra, gói hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp hiện nay đang được triển khai rất chậm. Phần lớn doanh nghiệp cho biết họ không tiếp cận được gói này hay không đáp ứng được các điều kiện. Còn các ngân hàng lại rất lúng túng trong việc triển khai.
Cùng với việc nguồn vốn từ ngân hàng đang bị hạn chế, các nguồn vốn khác cũng đang khép lại. Thị trường cổ phiếu hay thị trường trái phiếu đều ngưng đọng. Trong khi đây lại là thời điểm các doanh nghiệp cần vốn hơn bao giờ hết. Nhiều doanh nghiệp vừa trỗi dậy sau một thời gian ngưng trệ sản xuất kinh doanh vì đại dịch nên cần tiếp vốn để phục hồi lại hoạt động kinh doanh. Thời điểm cuối năm cũng là lúc các doanh nghiệp cần tiếp vốn để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và kết thúc năm tài khoá, cũng như chuẩn bị phương án hoạt động cho một năm sắp tới.
NHNN đang điều hành tín dụng qua cơ chế room tín dụng, theo ông, cách thức này sẽ tác động như thế nào đến hoạt động ngân hàng và các doanh nghiệp?
Đối với NHNN, hai mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ là kiểm soát lạm phát hay ổn định tiền đồng và phát triển kinh tế. Chính vì thế, kiểm soát tăng trưởng tín dụng để kiểm soát lượng tiền đi vào lưu thông qua hoạt đông cho vay của các tổ chức tín dụng là “cái van” quan trọng trong chính sách tiền tệ. Kiên trì với mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4% nên mặc dù còn nhiều dư địa trong việc kiểm soát lạm phát nhưng NHNN cho biết “không chủ quan với lạm phát” và do đó vẫn giữ chặt van tín dụng. Việc thiếu thanh khoản sẽ dẫn đến cuộc chạy đua của các ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi để huy động vốn, tiếp theo là tăng lãi suất cho vay.
NHNN đang sử dụng nhiều công cụ để điều hành chính sách tiền tệ: tăng lãi suất điều hành và tăng trần lãi suất tiết kiệm, tăng room tín dụng, tăng biên độ giao dịch tỷ giá, hỗ trợ thanh khoản cho những ngân hàng đang khó khăn về thanh khoản với mục đích ổn định giá trị tiền đồng, kiểm soát lạm phát, hổ trợ các ngân hàng và các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, những giải pháp của chính sách tiền tệ cũng đang tạo ra những khó khăn cho doanh nghiệp. Đặc biệt là gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu khi tỷ giá tăng đến gần 10%, cộng thêm lạm phát nhập khẩu, làm giá thành hàng nhập khẩu bị đội lên rất cao, sói mòn lợi nhuận. Cộng với việc lãi suất tăng thì việc đi vay ngân hàng của các doanh nghiệp cũng trở nên khó khăn vì nhiều ngân hàng đã hết room tín dụng và trần tín dụng cho cả hệ thống vẫn được duy trì ở mức 14%.
Những vấn đề nêu trên cần có giải pháp tháo gỡ ra sao, thưa ông?
Trong bối cảnh khó khăn của cả nền kinh tế, hai chính sách lớn nhất là chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn.
Chẳng hạn, việc nới room tín dụng cho các ngân hàng là nhiệm vụ của NHNN, nhưng cần có sự phối hợp với Bộ Tài chính để ngoài những tiêu chí của riêng NHNN như hoạt động hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu thấp, tính tuân thủ các quy định của NHNN, cần xét đến các chỉ tiêu phi tài chính như ngân hàng có những khách hàng đóng góp nhiều cho ngân sách quốc gia, sử dụng nhiều lao động, bảo vệ môi trường… Ở chiều ngược lại, NHNN cần có những thông tin cập nhật và chính xác về các cá nhân hay tổ chức trốn thuế do Bộ Tài chính cung cấp để có những biện pháp, chế tài với các ngân hàng đang hỗ trợ các cá nhân hay tổ chức đó.
Cùng với đó, theo tôi, Bộ Tài chính nên mở rộng các diễn đàn đối thoại với người dân, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước để lắng nghe và tiếp thu ý kiến đa chiều từ nhiều thành phần. Đây sẽ là điều kiện tiên quyết để giải quyết các khó khăn tài chính của các doanh nghiệp, nhà đầu tư và các thành phần kinh tế.
Hơn nữa, nếu ngân hàng cần hỗ trợ thanh khoản thì NHNN có thể sử dụng cơ chế cho vay đặc biệt với lãi suất thấp và thời hạn ngắn. Các ngân hàng chào mời lãi suất huy động cao cần được NHNN để ý và ngăn chặn cuộc đua lãi suất có thể trở thành rủi ro cho nền kinh tế.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
18:29 | 08/11/2024 Kinh tế
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
13:58 | 08/11/2024 Kinh tế
Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước
08:27 | 08/11/2024 Kinh tế
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Chanh leo Việt Nam “rộng đường” sang Australia
08:00 | 06/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK