Cần quy định rõ hơn về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi mua hàng nhập khẩu
Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng khi tham gia các giao dịch xuyên biên giới | |
Giải pháp tổng thể bảo vệ người tiêu dùng | |
Thương mại điện tử phát sinh những vi phạm mới về bảo vệ "thượng đế" |
Các đại biểu Quốc hội đề nghị cơ chế quản lý hàng hóa hiệu quả hơn để bảo vệ người tiêu dùng. Ảnh minh họa |
Nhằm bảo vệ tốt hơn cho quyền lợi người tiêu dùng khi mua hàng hóa nhập khẩu, đại biểu Lý Thị Lan (đoàn Hà Giang) cho rằng, thực tế trong những năm gần đây, quan hệ hợp tác kinh tế, nhất là hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa giữa nước ta với các nước trên thế giới, đặc biệt là số lượng sản phẩm, hàng hóa được nhập khẩu vào Việt Nam để bán cho người tiêu dùng ngày càng tăng. Tuy nhiên, việc thanh tra, kiểm tra, giám sát về chất lượng, giá cả đối với sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, dẫn đến gây thiệt hại không nhỏ cho người tiêu dùng.
“Thực tế có không ít sản phẩm, hàng hóa được nhập khẩu vào Việt Nam khi đến tay người tiêu dùng thì giá cả đã tăng lên nhiều hoặc chất lượng không bảo đảm. Đây là vấn đề cần phải quy định rõ đối với các sản phẩm, hàng hóa được nhập khẩu vào Việt Nam để bán cho những người tiêu dùng”, đại biểu Lý Thị Lan nêu rõ.
Vì vậy, đại biểu Lý Thị Lan đề nghị Ban soạn thảo bổ sung nội dung nhập khẩu, tiêu thụ vào ngay sau từ tiêu thụ cho phù hợp, cụ thể: “Tổ chức, cá nhân kinh doanh là tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ hoặc nhập khẩu, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa ...”; đồng thời đề nghị rà soát các quy định khác của dự án Luật.
Về vấn đề hàng giả, hàng nhái, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho biết, Việt Nam đã có cả hệ thống pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhưng quyền lợi cơ bản của người tiêu dùng vẫn bị xâm hại, khi mua phải hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng. Nguyên nhân do chính sách còn bất cập, luật bảo vệ người tiêu dùng được ban hành cách đây đã 12 năm, trong khi tình hình kinh tế - xã hội của đất nước cũng như trên thế giới đã có nhiều thay đổi.
Cũng về vấn đề này, đại biểu Lý Tiết Hạnh (đoàn Bình Định) nêu băn khoăn, việc mua bán hàng giả, hàng nhái thương hiệu nổi tiếng rất phổ biến với cả người mua và người bán. Với người bán hàng giả khi bị phát hiện hiện đã có luật để xử lý. Tuy nhiên với người tiêu dùng, khi họ cố tình sử dụng hàng giả thì có vi phạm hay không?
“Thực tế có nhiều thương hiệu nổi tiếng được bán giả công khai và người tiêu dùng sử dụng một cách vô tư, pháp luật chưa có quy định rõ trong vấn đề này. Do đó để bảo vệ người tiêu dùng một cách bền vững cần công bằng trong vấn đề này với cả người bán lẫn người mua”, đại biểu Lý Tiết Hạnh nhấn mạnh.
Ngoài ra, theo bà Hạnh, nếu không nâng cao trách nhiệm của người tiêu dùng thì nhiều khi lẫn lộn, cuối cùng sẽ có nhiều người phải bỏ tiền thật để mua hàng giả.
Về phía các doanh nghiệp, đại biểu Quốc hội Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam) cũng nhấn mạnh, thời gian vừa qua, đại đa số doanh nghiệp đã thực hiện tốt Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, còn một số doanh nghiệp chưa thực hiện tốt, dẫn đến hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng. Trong đó nổi bật là các hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin người tiêu dùng.
Ngoài ra, các đại biểu Quốc hội cũng nêu vấn đề về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên môi trường thương mại điện tử. Theo đại biểu Quốc hội Trình Lam Sinh (đoàn An Giang), Việt Nam là một trong những nước có sự phát triển về giao dịch thương mại điện tử đứng hàng đầu thế giới, nhưng luật bảo vệ người tiêu dùng hiện hành chưa có quy định nên phát sinh nhiều hạn chế, bất cập.
Các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về Luật Bảo vệ người tiêu dùng. Ảnh: H.Dịu |
Chỉ rõ những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, đại biểu Quốc hội Trần Văn Khải cho rằng, một phần xuất phát từ những bất cập, hạn chế liên quan đến chủ thể thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Chủ thể thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đang gặp phải hạn chế về nguồn lực và kinh phí hoạt động.
"Thực tế cho thấy, ngân sách hằng năm dành cho hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại trung ương và địa phương rất ít, không tương xứng với khối lượng công việc mà các cơ quan tổ chức thực thi", đại biểu nêu thực trạng. Về nhân lực, các cơ quan cũng đang trong tình trạng 1 người phải thực hiện nhiều nhiệm vụ, với mô hình hoạt động chưa hoàn thiện và thống nhất.
Do đó, nói về những sửa đổi của dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, dự thảo đã đặt ra vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch có yếu tố đặc thù trong điều kiện chuyển đổi số nền kinh tế. Cùng với đó, dự thảo Luật đã hoàn thiện, bổ sung các quy định nhằm tạo điều kiện tối đa để khuyến khích phát huy hoạt động của các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Hơn nữa, góp ý về dự thảo, đại biểu Trần Văn Khải cho rằng, Chính phủ cũng cần chỉ đạo Bộ Công Thương và các bộ, ngành có liên quan chủ động rà soát, tăng cường các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quá trình thực thi nhiệm vụ theo chức năng được giao.
Tin liên quan
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
20:40 | 08/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa Luật Đầu tư công: Chính phủ linh hoạt hơn, Quốc hội vẫn đảm bảo kiểm soát
14:29 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bền vững cho bất động sản
07:26 | 08/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng đồng loạt tăng từ 15 giờ ngày 7/11
15:25 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại sứ Việt Nam tại Peru: Việt Nam đóng góp tích cực, chủ động cho Diễn đàn APEC
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo Nhân Dân đoạt giải Vàng, Giải thưởng Truyền thông Châu Á, WAN-IFRA
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện của Đảng
21:02 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đảm bảo không phát sinh bất công giữa các đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế
19:52 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
CPI tháng 10 tăng 0,33%
10:51 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tháo gỡ điểm nghẽn
08:07 | 06/11/2024 Người quan sát
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
21:02 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK