Cần cơ chế để SCIC “bán nợ” cho DATC
Chế tài chưa đủ mạnh
Đẩy mạnh thoái vốn tại các DN nhà nước không cần nắm giữ vốn để tích tụ vốn đầu tư vào ngành, lĩnh vực then chốt là một trong những nhiệm vụ của SCIC. Qua gần 12 năm hoạt động, SCIC đã tổ chức bán vốn tại hơn 990 DN với giá vốn là 8.544 tỷ đồng và giá trị thu về là trên 39 nghìn tỷ đồng, gấp hơn 4,6 lần giá vốn. Tuy nhiên, trong quá trình thoái vốn, SCIC còn gặp không ít khó khăn ảnh hưởng đến kết quả và tiến độ bán vốn từ những tác động của thị trường đến nội tại DN. Một trong số đó là khó khăn về việc xử lý công nợ tại DN bán vốn.
Theo quy định hiện hành, trước khi thoái vốn, SCIC sẽ phải thu hồi tất cả các khoản nợ tồn đọng của DN. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, công tác thu hồi công nợ của SCIC vướng phải vấn đề nợ cổ tức quá hạn hay khó đòi phát sinh tại các DN chưa niêm yết. Thực tế, một số DN chưa niêm yết tuy thông báo trả cổ tức nhưng thời điểm chốt danh sách cổ đông cũng như thời điểm trả cổ tức không rõ ràng. Một số DN cố tình chiếm dụng vốn của cổ đông. Ngoài ra, cũng có một số DN gặp khó khăn trong bố trí dòng tiền trả cổ tức hoặc một số DN thực sự có tình hình tài chính khó khăn, nợ cổ tức nhiều năm…
Trong những năm qua, SCIC đã triển khai nhiều biện pháp để thúc đẩy việc xử lý công nợ làm cơ sở cho việc thoái vốn như rà soát, đối chiếu công nợ với các DN, thường xuyên đôn đốc thu hồi công nợ… Tuy nhiên, trở ngại chính với việc thu hồi nợ trước khi bán vốn vẫn là thiếu các quy định cụ thể và chế tài đủ mạnh đối với DN là khách nợ. Theo thời gian, tình trạng này sẽ càng trở nên bất lợi hơn do những thay đổi về nhân sự lãnh đạo DN, thay đổi cơ cấu cổ đông hoặc do hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ, thậm chí giải thể, phá sản.
Để giải quyết, mới đây, SCIC đã đưa ra một đề xuất là xem xét thiết lập cơ chế hợp tác mua bán nợ giữa SCIC và DATC. Đề xuất này hợp cả “lý” lẫn “tình” trong bối cảnh hiện nay.
Xét về “tình”, với tư cách là trụ cột chính đảm đương nhiệm vụ xử lý nợ gắn với tái cơ cấu DNNN, DATC đã đạt được kết quả đáng ghi nhận. Ngoài những DN đã được DATC xử lý nợ tái cơ cấu thành công như Sadico Cần Thơ, Mía đường Lam Sơn…, Công ty này còn hỗ trợ xử lý nợ, tái cơ cấu các DNNN như trường hợp Công ty thực phẩm miền Bắc thuộc Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), Công ty Haprosimex; tiếp cận để đưa ra phương án xử lý đối với Nông trường Sông Hậu và nhiều DN khác. Qua đó đã góp phần nâng cao năng lực tài chính để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa theo đề án được Chính phủ phê duyệt gắn với việc thu hồi các khoản nợ.
Trong hoạt động mua bán nợ, DATC đã mua và xử lý gần 7.000 tỷ đồng nợ xấu của các tổ chức tín dụng trong nước; trong đó có những hợp đồng với giá trị giao dịch lớn cả nghìn tỷ đồng tại các DN quy mô lớn. Qua đó, DATC đã xử lý nợ, tái cơ cấu tài chính tại 25 DN kinh doanh thua lỗ, thực hiện chuyển nợ thành vốn góp đầu tư tại 6 DN với giá trị đạt gần 300 tỷ đồng. Ngoài ra, DATC đã thoái vốn thành công tại 7 DN để thu về khoảng 100 tỷ đồng.
Những con số đó đã minh chứng cho năng lực xử lý nợ của DATC.
Lợi cả đôi bên
Xét về “lý”, DATC có lợi thế riêng so với Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (AMC) khác trong hoạt động mua bán xử lý nợ. Cụ thể, Nghị định số 126/2017/NĐ-CP thay thế Nghị định số 59/2011/NĐ-CP về cổ phần hóa DNNN đã khẳng định vai trò và nhiệm vụ của DATC trong việc xử lý nợ hỗ trợ tái cơ cấu các DNNN thực hiện cổ phần hóa. Ví dụ như quy định cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo DN phối hợp với DATC và các chủ nợ của DN xây dựng phương án mua bán nợ để tái cơ cấu DN, hay bảo quản, bàn giao khoản nợ và tài sản loại trừ theo quy định cho DATC trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi có quyết định công bố giá trị DN. Nghị định này cũng quy định cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm phê duyệt phương án mua bán nợ tái cơ cấu trong thời hạn không quá 3 tháng sau khi có thỏa thuận bằng văn bản của DATC.
Như vậy, Nghị định 126 và các văn bản hướng dẫn đã lập ra một hành lang pháp lý thuận lợi cho DATC tham gia vào quá trình xử lý nợ của các DNNN trong quá trình tái cơ cấu.
Theo đại diện của SCIC, nếu cơ chế phối hợp giữa 2 DN này được xây dựng và thực thi, những khoản nợ xấu, nợ khó đòi tại các DN theo lộ trình thoái vốn của SCIC sẽ được xem xét, đàm phán để bán lại cho DATC. Điều này đem lại nhiều lợi ích đáng kể cho cả hai bên. Một mặt giúp SCIC đẩy nhanh quá trình bán vốn, kịp thời thu hồi vốn cho Nhà nước, hoàn tất quá trình cổ phần hóa toàn bộ vốn nhà nước tại DN. Mặt khác, với việc tái cơ cấu, chuyển khoản nợ thành vốn góp, DATC trong vai trò cổ đông sẽ hỗ trợ hội đồng quản trị (HĐQT) và ban điều hành DN cải tiến công tác quản trị và tình hình tài chính, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Đặc biệt, đối với những DN lâm vào tình trạng giải thể, phá sản, việc tham gia của DATC vào quá trình mua nợ từ SCIC và tái cơ cấu DN là hết sức cần thiết, nhằm giúp DN sớm vượt qua khủng hoảng, từng bước ổn định sản xuất kinh doanh.
Để tạo lập và triển khai cơ chế hợp tác giữa SCIC và DATC nói riêng cũng như các tổ chức mua bán nợ nói chung, SCIC cho rằng cần có hành lang pháp lý phù hợp. Theo đó, nội dung này phải được thể chế hóa trong Nghị định về chức năng nhiệm vụ của SCIC, cho phép SCIC được chủ động bán nợ tại DN để thúc đẩy quá trình thoái vốn; đồng thời chỉ rõ những trường hợp nào có thể bán nợ cũng như nguyên tắc và cách thức xác định giá bán của các khoản nợ...
Bên cạnh đó, do phần lớn các khoản nợ cần xử lý là nợ cổ tức, giá trị không lớn, nếu có chuyển đổi thành cổ phần thường cũng không đủ để chiếm tỷ lệ đáng kể trong cơ cấu sở hữu của DN. Do đó, tính hấp dẫn không cao. Vì vậy, SCIC đề xuất được đa dạng hóa phương thức mua bán nợ. Chẳng hạn, thay vì bán từng khoản nợ đơn lẻ thì SCIC được bán theo gói đối với các khoản nợ tại một số DN cùng ngành hoặc cùng chuỗi giá trị, bán theo gói “bia kèm lạc” giữa DN có tiềm năng tốt và DN thua lỗ...
Tin liên quan
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
10:55 | 08/11/2024 Thuế - Kho bạc
Thích ứng chính sách và tăng tốc chuyển đổi số trong quản lý thuế, hải quan
20:39 | 07/11/2024 Tài chính
Không để thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá bất hợp lý
15:38 | 07/11/2024 Tài chính
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính: Sẽ tăng cường phân cấp quản lý ngân sách
15:14 | 07/11/2024 Tài chính
Chưa ghi nhận phản ánh về chậm bồi thường bảo hiểm cho thiệt hại do bão số 3
19:50 | 06/11/2024 Tài chính
Kho bạc Nhà nước đảm bảo kiểm soát chi ngân sách đến cuối năm 2024
15:15 | 06/11/2024 Thuế - Kho bạc
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8% so với cùng kỳ
12:01 | 06/11/2024 Tài chính
Điều chỉnh chính sách để thích ứng trước tác động hai chiều của các FTA
08:13 | 06/11/2024 Tài chính
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
20:28 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Việt Nam cam kết thực hiện các tiêu chuẩn về minh bạch thuế quốc tế
16:11 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Tài chính vượt thu 4 năm nhờ thay đổi toàn diện phương thức thu
16:09 | 05/11/2024 Tài chính
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
Tổng cục Hải quan ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của Hiệp hội Logistics Việt Nam
TP Hồ Chí Minh “tiếp sức” doanh nghiệp công nghiệp và logistics
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK