Cân bằng lợi ích là mấu chốt đảm bảo tính bền vững cho xuất khẩu lâm sản
Doanh nghiệp gỗ chung tay, chính thức ra mắt Quỹ Việt Nam xanh | |
Xuất khẩu lâm sản cả năm nắm chắc 12 tỷ USD | |
Xuất khẩu lâm sản tăng trưởng hơn 20% |
GS.TS Phạm Văn Điển, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT). |
Nhiều năm nay, tăng trưởng XK gỗ và lâm sản duy trì tốc độ trên 2 con số, trung bình khoảng 15-20%. 4 tháng đầu năm 2021, trong nhóm ngành nông, lâm, thuỷ sản, XK lâm sản cũng có mức tăng trưởng cao tới gần 51% so với cùng kỳ năm trước, đạt 5,33 tỷ USD. Ông đánh giá như thế nào về những kết quả XK khả quan này?
Thời gian qua, tăng trưởng XK mạnh mẽ là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự phát triển của toàn ngành. Đà XK đang phát triển tốt, đây không phải là kết quả của một năm, của riêng ngành, mà là của cả quá trình và của cả hệ thống. Khát vọng mang tính kế thừa giữa các thế hệ và sự đồng thuận của DN, nông dân với sự hỗ trợ của Nhà nước đã tạo ra được những sản phẩm gây được lòng tin trên thị trường quốc tế.
Có thể nói, chuỗi giá trị lâm sản đã có độ bền vững nhất định. Dịch Covid-19 năm 2020 cũng không làm chuỗi bị đứt đoạn, XK vẫn tăng trưởng. Điều đó thể hiện rất rõ sự vượt khó vươn lên của các DN chế biến, XK gỗ và lâm sản.
Ngoài ra, phải khẳng định rằng, Việt Nam đang hình thành một nền kinh tế lâm nghiệp XK gắn với bảo tồn thiên nhiên và vì lợi ích, sinh kế lâu dài của cộng đồng. Chúng ta đã đóng cửa rừng tự nhiên. Chúng ta hoàn toàn có niềm tin để tiếp tục phát triển kinh tế lâm sản XK mạnh mẽ. Đây là chuỗi giá trị mong đợi. Điều cần quan tâm nhiều trong thời gian tới là việc phân bổ lợi ích, phân bổ giá trị gia tăng cần kích thích hơn cho các đối tượng ở khâu cung ứng.
Thời gian gần đây, ngành gỗ Việt Nam phải đối mặt khá nhiều vụ việc điều tra liên quan đến chống lẩn tránh thuế, chống bán phá giá từ các thị trường như Mỹ, Hàn Quốc. Ông có cho rằng, việc phụ thuộc XK quá nhiều vào một số thị trường, đặc biệt là Mỹ, thể hiện cơ cấu thị trường XK ngành gỗ hiện nay chưa hợp lý, có thể gây ảnh hưởng đến tính bền vững trong phát triển?
Mỹ và các nước khác đều có quy định pháp luật rõ ràng đối với vấn đề phòng vệ thương mại. Khi XK mặt hàng gỗ vào Mỹ tăng trưởng quá nhanh trên 2 con số, có thể sản phẩm sẽ thuộc diện điều tra.
Năng lực sản xuất ngành chế biến, XK gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đang tăng. Trong khi đó, nhu cầu của Mỹ rất lớn, 2 yếu tố cộng hưởng vào khiến tăng trưởng XK gỗ và lâm sản của Việt Nam sang Mỹ đạt trên 2 con số trong thời gian qua. Năm 2020, trị giá XK sang Mỹ chiếm 56% tổng trị giá XK toàn ngành, quý 1/2021 con số này là trên 60%. Đây là sự cộng hưởng chưa thật sự bền vững trong giai đoạn hiện nay khi trong 150 thị trường XK gỗ và lâm sản, riêng thị trường Mỹ đã chiếm tỷ trọng trên 60%.
Ông có khuyến cáo gì cho các doanh nghiệp trong ngành chế biến, XK gỗ Việt Nam nhằm hài hoà, cân bằng hơn trong câu chuyện phát triển thị trường xuất khẩu?
Phải khẳng định rằng, thị trường Mỹ có sức tiêu thụ lớn, nhu cầu lớn nên chiếm thị phần cao trong XK gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam là điều dễ hiểu, thuận mua vừa bán theo kinh tế thị trường. Mỗi thị trường có yêu cầu khác nhau với sản phẩm. Khi sản phẩm đã sản xuất ra phù hợp với thị trường Mỹ, DN cũng không thể chờ đợi thị trường khác hay thị hiếu mới được.
Tuy nhiên, đúng là cơ cấu thị trường hiện nay chưa hẳn hợp lý và có thể ảnh hưởng đến tính bền vững trong trong tương lai. Việt Nam luôn biết điều này và đây sẽ là bài toán được cải thiện trong giai đoạn tới. Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được Thủ tướng phê duyệt ngày 1/4/2021, cũng đề cập tới vấn đề này.
Trên thực tế thời gian qua, ngành lâm nghiệp cũng đã nỗ lực, có những cảnh báo, khuyến cáo DN nên đa đạng hóa, mở rộng thị trường, thúc đẩy XK sang đối tác khác có tiềm năng với dòng gỗ hợp pháp. Điều này sẽ tiếp tục được thúc đẩy trong thời gian tới.
Theo ông, đâu là giải pháp căn cơ giúp phát triển bền vững ngành lâm nghiệp nói chung, ngành chế biến, XK gỗ nói riêng trong tương lai?
Phát triển lâm nghiệp giống như phát triển một hệ sinh thái, chưa kể đến việc hệ sinh thái này nằm trong hoặc được đan xen với hệ sinh thái khác. Tôi cho rằng, cân bằng là cái gốc của tính bền vững. Có nhiều điểm cân bằng tùy thuộc vào thành phần, số lượng của các thành tố, chỉ số mà chúng ta quan tâm. Chẳng hạn, cơ cấu về loài cây, loại rừng, sản phẩm, hợp tác xã, DN, thị trường XK hay sự phân bố độ che phủ của rừng trên lãnh thổ, tương quan giữa chi phí với lợi ích, giữa chất lượng cuộc sống người dân với tăng trưởng của ngành, kết cấu giá trị trong một sản phẩm lâm nghiệp,... đều có liên quan đến đặc tính cân bằng. Đây là một đặc tính quan trọng của hệ sinh thái.
Sự phát triển của toàn ngành không hẳn chỉ nhìn vào con số tăng trưởng XK mà còn phải nhìn vào phân bổ giá trị được tạo ra trong từng đoạn của chuỗi. Có thể thấy hiện nay, vùng rừng núi, trung du nước ta, nơi gắn với đông đảo người nông dân còn nhận được ít giá trị gia tăng. Xuất phát ở đầu chuỗi cung ứng thường là những đối tượng dễ bị tác động, ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, biến đổi khí hậu.
Cải thiện điều đó không hẳn làm mất đi lợi ích của các đối tượng ở những khâu sau trong chuỗi, như ở khâu chế biến hay tiêu thụ mà là nâng cao giá trị ở chính khâu cung ứng, kết hợp với cơ chế đảm bảo sự hài hoà, bình đẳng, đảm bảo cho phát triển cao hơn và bền vững cho cả chuỗi. "Cơ chế" này phụ thuộc vào năng lực của toàn bộ cũng như của từng thành viên trong chuỗi giá trị. Chuỗi đó là một trong những biểu hiện của sự hợp tác, liên kết sản xuất hướng đến thị trường. Nói cách khác, chuỗi có khả năng tự cân bằng, tự điều hòa, nhưng việc Nhà nước hỗ trợ, kích thích để nâng cao khả năng này của chuỗi, là rất cần thiết, mang tính trách nhiệm.
Liên quan tới phân bổ, cân bằng hài hoà yếu tố lợi ích này, việc hoàn thiện thể chế đóng vai trò quan trọng. Hiện nay, Nghị định về một số chính sách lâm nghiệp giai đoạn 2021-2025 đang được hoàn thiện, dự kiến trình Chính phủ trong quý 3/2021 và có thể được ban hành vào quý 4/2021. Nghị định này sẽ đề cập tới chính sách tương đối toàn diện, đầy đủ trong phát triển lâm nghiệp, trong đó có những tác động nhằm hài hoà lợi ích toàn chuỗi giá trị. Nghị định tác động tới hầu hết đối tượng trong chuỗi, trong đó có bảo vệ, phát triển rừng gắn với nông hộ; chính sách về chế biến, thương mại lâm sản; quy định về điều tra, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, thống kê và quản lý về cơ sở dữ liệu; chính sách để huy động nguồn lực xã hội.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Chanh leo Việt Nam “rộng đường” sang Australia
08:00 | 06/11/2024 Kinh tế
Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành xuất khẩu tỷ đô
07:45 | 06/11/2024 Kinh tế
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
20:23 | 05/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hàng giả làm khó công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ khu vực ASEAN
Hải quan Hải Phòng giải quyết thủ tục hơn 250 nghìn tờ khai trong tháng 10
Thích ứng chính sách và tăng tốc chuyển đổi số trong quản lý thuế, hải quan
Lấy ý kiến hoàn thiện quy định thủ tục, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK