Facebook Twitter youtube Tiktok

Cải cách kiểm soát chi cần gắn với cải cách quản lý tài chính công

(HQ Online) - Để tăng cường công tác kiểm soát chi, cần tăng cường vai trò và trách nhiệm của KBNN để có thể kiểm soát và giám sát chặt chẽ hơn việc thực hiện ngân sách hàng năm ở tất cả các cấp.
Cải cách hành chính, Chính phủ điện tử tiết kiệm 14.000 tỷ đồng/năm
Quản lý rủi ro - yêu cầu bắt buộc trong cải cách kiểm tra chuyên ngành
Ngành Tài chính: Sáng tạo hơn nữa để giữ vững “phong độ” cải cách hành chính
Cải cách kiểm soát chi cần gắn với cải cách quản lý tài chính công
Toàn cảnh buổi Hội thảo.

Đó là thông tin được đưa ra tại Hội thảo chuyên đề “Công tác quản lý, kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN” do Bộ Tài chính tổ chức theo hình thức trực tuyến tại điểm cầu KBNN Trung ương với 63 KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vào ngày 22/12/2020.

Thời gian qua, KBNN đã xây dựng Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) với mục tiêu thống nhất về quy trình quản lý thu – chi NSNN; đảm bảo đồng bộ dữ liệu thu, chi NSNN giữa cơ quan Thuế-Kho bạc-Tài chính; trực tiếp khai báo, quản lý dự toán các cấp minh bạch và rõ ràng; phân định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, vai trò của các cơ quan trong chấp hành ngân sách...

Đặc biệt, để góp phần tăng cường cải cách tài chính công và nâng cao hiệu quả tài chính ngân sách, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 113/2008/TT-BTC hướng dẫn việc quản lý, kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN, tạo cơ sở pháp lý để hoàn thiện phân hệ quản lý, kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN trên hệ thống TABMIS.

Tại Hội nghị, ông Trần Mạnh Hà, Vụ trưởng Vụ Kiểm soát chi (KBNN) cho biết, ngày 1/6/2013, Bộ Tài chính triển khai công tác quản lý kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN trên phạm vi toàn quốc cùng với việc triển khai đồng bộ các phân hệ của hệ thống TABMIS tại 63 tỉnh, thành phố.

“Từ đó đến nay, sau gần 7 năm thực hiện, công tác quản lý, kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN đã đi vào nền nếp, các đơn vị tham gia (chủ đầu tư, đơn vị dự toán, Sở Tài chính và KBNN) đã thực hiện tương đối tốt, đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng quy trình kiểm soát cam kết chi theo quy định; hồ sơ, thủ tục đề nghị cam kết chi về cơ bản đã nhận được sự đồng thuận của đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư”, ông Trần Mạnh Hà nói.

Cũng theo đại diện KBNN, đây là một trong những cải cách về công tác kiểm soát chi nói riêng và cải cách tài chính công nói chung theo hướng công khai, minh bạch và phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế, phù hợp với lộ trình triển khai Chiến lược phát triển hệ thống KBNN đến năm 2020.

Cũng theo KBNN, việc triển khai thực hiện quản lý cam kết chi cũng đã giúp KBNN chủ động hơn trong việc quản lý, điều hành ngân quỹ nhà nước, đồng thời thông qua việc quản lý nhà cung cấp trên hệ thống TABMIS đã ngăn ngừa tình trạng rủi ro trong việc chuyển tiền thanh toán đến đối tượng thụ hưởng, nâng cao vai trò kiểm soát chi NSNN của KBNN, góp phần quản lý chặt chẽ nguồn vốn thanh toán từ NSNN cho các dự án...

Đại diện KBNN cũng thừa nhận, mặc dù công tác quản lý, kiểm soát cam kết chi đã ghi nhận những kết quả nhất định, song trong quá trình triển khai trong thực tiễn còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc. Cụ thể, về cơ sở pháp lý, việc quản lý, kiểm soát cam kết chi mới chỉ được quy định tại các Thông tư của Bộ Tài chính, chưa được quy định tại Luật NSNN và nghị định hướng dẫn Luật NSNN.

Bên cạnh đó, trong quản lý điều hành ngân sách và quy trình nghiệp vụ, việc quản lý, kiểm soát cam kết chi được KBNN thực hiện kiểm soát sau khi hợp đồng được ký kết giữa đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư với nhà cung cấp; chưa thực hiện việc quản lý, kiểm soát cam kết chi trước khi ký hợp đồng theo thông lệ quốc tế.

Hơn nữa, các quy định hiện hành của Bộ Tài chính cũng chưa có hệ thống mẫu biểu báo cáo về việc quản lý, kiểm soát cam kết chi, nên hạn chế thông tin phục vụ công tác lập ngân sách trung hạn và hàng năm của các bộ, ngành, các cấp chính quyền và đơn vị sử dụng ngân sách; hạn chế trong việc quản lý ngân quỹ và dự báo dòng tiền của KBNN...

Đặc biệt, đối với các đơn vị sử dụng ngân sách, một số đơn vị, chủ đầu tư chưa nhận thức được ý nghĩa và mục tiêu của việc quản lý, kiểm soát cam kết chi mang lại nên thời gian qua vẫn phát sinh nhiều đơn vị vi phạm nguyên tắc, quy trình thực hiện cam kết chi... Bên cạnh đó, do chưa có báo cáo đầu ra về cam kết chi nên việc cung cấp thông tin về cam kết chi cho đơn vị để phục vụ lập ngân sách trung hạn và hàng năm cũng còn hạn chế...

Tại Hội nghị, đại diện Ngân hàng thế giới và Quỹ Tiền tệ quốc tế đã đánh giá cao những kết quả đạt được trong triển khai công tác quản lý, kiểm soát cam kết chi NSNN của Bộ Tài chính. Đồng thời khuyến nghị Bộ Tài chính, KBNN cần thiết phải hoàn thiện cơ chế quản lý, kiểm soát cam kết chi NSNN cho phù hợp với thông lệ quốc tế.

Theo đó, KBNN cần tăng cường vai trò và trách nhiệm của KBNN để có thể kiểm soát và giám sát chặt chẽ hơn việc thực hiện ngân sách hàng năm ở tất cả các cấp. Việc kiểm soát cam kết chi có vai trò quan trọng để kiểm soát chi tiêu, bởi lẽ tất cả các cam kết chi đều dẫn tới các khoản thanh toán trong tương lai. Do vậy, việc kiểm soát chi cần nhằm mục tiêu quản lý ngay từ đầu việc phát sinh các nghĩa vụ, chứ không phải các khoản thanh toán sau này, để tránh tích tụ các nghĩa vụ vượt quá khả năng thực hiện và các hóa đơn chưa thanh toán. Do vậy, KBNN cần quy định tiền kiểm dựa trên rủi ro đối với cam kết chi để thay thế cho hệ thống quản lý, kiểm soát cam kết chi hậu kiểm hiện hành.

Đại diện Ngân hàng thế giới và Quỹ Tiền tệ quốc tế cũng khuyến nghị cần hoàn thiện các quy định của Bộ Tài chính về quản lý, kiểm soát cam kết chi. Cùng với đó là xây dựng hệ thống quản lý, kiểm soát cam kết chi cho đơn vị sử dụng ngân sách và ban hành hệ thống kiểm soát cam kết chi cho các cơ quan chủ quản và các đơn vị; xây dựng cơ chế báo cáo về các cam kết chi chưa thực hiện và nợ đọng thanh toán.

Đặc biệt, việc cải cách về quản lý, kiểm soát cam kết chi nên gắn với cải cách quản lý tài chính công khác, theo đó cần thiết phải có sự tham gia của các bộ, ngành liên quan, gắn với việc sửa đổi về cơ chế quản lý, để đảm bảo tính pháp lý cao hơn, làm cơ sở để các bộ, ngành, địa phương và các đơn vị sử dụng ngân sách có căn cứ để triển khai thực hiện.

Thùy Linh

Tin liên quan

Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%

Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%

(HQ Online) - Thu ngân sách ngành Thuế quản lý đã tăng 16% so với cùng kỳ. Trong 2/3 chặng đường của năm 2024, dù đã có những tín hiệu tích cực trong kết quả thu ngân sách nhà nước (NSNN) nhưng trong 2 tháng cuối năm, khó khăn trong công tác thu ngân sách của ngành Thuế vẫn còn rất lớn.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính: Sẽ tăng cường phân cấp quản lý ngân sách

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính: Sẽ tăng cường phân cấp quản lý ngân sách

(HQ Online) - Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng, tại dự án “1 luật sửa 7 luật” về tài chính, việc sửa Luật Ngân sách nhà nước (NSNN) tập trung giải quyết những điểm nghẽn, vướng mắc trong thời gian ngắn, sắp tới sẽ sửa Luật này theo hướng tăng phân cấp, phân quyền.
Kho bạc Nhà nước đảm bảo kiểm soát chi ngân sách đến cuối năm 2024

Kho bạc Nhà nước đảm bảo kiểm soát chi ngân sách đến cuối năm 2024

(HQ Online) - Kho bạc Nhà nước (KBNN) đang tăng cường giải pháp kiểm soát chi, đảm bảo kiểm soát lượng hồ sơ lớn từ nay đến cuối năm 2024.
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử

Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử

(HQ Online) - Trước bối cảnh gia tăng tội phạm mua bán hóa đơn, Tổng cục Thuế đang xây dựng ứng dụng cảnh báo xuất hóa đơn điện tử (HĐĐT) để hỗ trợ cơ quan Thuế và cơ quan Công an phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời các hành vi gian lận HĐĐT.
Việt Nam cam kết thực hiện các tiêu chuẩn về minh bạch thuế quốc tế

Việt Nam cam kết thực hiện các tiêu chuẩn về minh bạch thuế quốc tế

(HQ Online) - Đây là khẳng định của lãnh đạo Tổng cục Thuế tại buổi họp ngày 5/11 với Đoàn đánh giá của Diễn đàn Toàn cầu của OECD trong khuôn khổ nội dung làm việc nhằm rà soát đồng cấp về minh bạch và trao đổi thông tin về thuế (diễn ra từ ngày 4 đến 8/11/2024).
Sàn thương mại điện tử Temu đã đăng ký thuế tại Việt Nam

Sàn thương mại điện tử Temu đã đăng ký thuế tại Việt Nam

(HQ Online) - Theo thông tin từ Tổng cục Thuế, sàn thương mại điện tử Temu đã được chủ sở hữu, vận hành đăng ký thuế qua Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài của Tổng cục Thuế và được cấp mã số thuế.
Quy định rõ thực hiện thanh toán song phương tập trung của KBNN tại ngân hàng

Quy định rõ thực hiện thanh toán song phương tập trung của KBNN tại ngân hàng

(HQ Online) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về dự thảo Thông tư quy định về quản lý và sử dụng tài khoản của Kho bạc Nhà nước (KBNN) mở tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và các ngân hàng thương mại.
Ông  Vũ Mạnh Cường được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế

Ông Vũ Mạnh Cường được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế

(HQ Online) - Ngày 21/10/2024, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị công bố Quyết định số 2482/QĐ-BTC ngày 17/10/2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc bổ nhiệm có thời hạn ông Vũ Mạnh Cường, Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội giữ chức vụ Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế. Đồng chí Cao Anh Tuấn, Ủy viên Ban cán sự, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tài chính chủ trì hội nghị.
Đấu thầu 128.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong quý 4/2024

Đấu thầu 128.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong quý 4/2024

(HQ Online) - Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã thông báo kế hoạch đấu thầu trái phiếu chính phủ trong quý 4/2024 với tổng mức phát hành là 128.000 tỷ đồng, bao gồm cả khối lượng phát hành cho Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.
KBNN Ninh Thuận hoàn thành công tác lập Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh

KBNN Ninh Thuận hoàn thành công tác lập Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh

(HQ Online) - Theo thông tin từ Kho bạc Nhà nước (KBNN) Ninh Thuận, đơn vị đã tham mưu, tổng hợp, lập Báo cáo tài chính nhà nước (BCTCNN) tỉnh năm 2023 theo đúng yêu cầu và tiến độ đề ra.
Cần phương thức quản lý thuế thúc đẩy hộ kinh doanh phát triển

Cần phương thức quản lý thuế thúc đẩy hộ kinh doanh phát triển

(HQ Online) - Ngành Thuế cần nghiên cứu thay đổi phương thức quản lý thuế nhằm tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy hộ kinh doanh phát triển, đảm bảo thu đúng - đủ - kịp thời, chống thất thu ngân sách.
Thu nợ thuế đạt 56.092 tỷ đồng

Thu nợ thuế đạt 56.092 tỷ đồng

(HQ Online) - Thông tin về công tác quản lý nợ thuế, Tổng cục Thuế cho biết, thu nợ thuế trong tháng 9/2024 ước đạt 2.321 tỷ đồng.
Sàn thương mại điện tử hoàn toàn có thể kê khai, nộp thuế thay người kinh doanh trên sàn

Sàn thương mại điện tử hoàn toàn có thể kê khai, nộp thuế thay người kinh doanh trên sàn

(HQ Online) - Tại cuộc họp báo quý 3/2024 do Bộ Tài chính tổ chức ngày 27/9, đại diện Tổng cục Thuế đã làm rõ nhiều vấn đề được dư luận quan tâm liên quan đến công tác quản lý thuế như đề xuất ngưỡng doanh thu không chịu thuế đối với hộ kinh doanh tại dự thảo Luật Thuế GTGT (sửa đổi), đề xuất sàn thương mại điện tử kê khai thuế và nộp thuế hộ người kinh doanh trên sàn thương mại điện tử…
Thu ngân sách 3 quý năm 2024 đạt khoảng 85% dự toán

Thu ngân sách 3 quý năm 2024 đạt khoảng 85% dự toán

(HQ Online) - Ngày 27/9, Bộ Tài chính tổ chức họp báo thường kỳ quý 3/2024. Thông tin tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, thu ngân sách 3 quý năm 2024 đạt khoảng 85% dự toán, trong đó, thu ngân sách địa phương và ngân sách trung ương đều đạt khá.
Bộ Tài chính phản hồi thông tin về đề xuất đánh thuế bất động sản

Bộ Tài chính phản hồi thông tin về đề xuất đánh thuế bất động sản

(HQ Online) - Giải đáp vấn đề nóng được dư luận quan tâm liên quan đến đề xuất đánh thuế giao dịch bất động sản nhằm ngăn chặn tình trạng đầu cơ trên thị trường bất động sản thời gian gần đây, tại buổi họp báo quý 3/2024 được Bộ Tài chính tổ chức ngày 27/9, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi đã thông tin về quan điểm của Bộ Tài chính.
7 giải pháp trọng tâm để quản lý thuế thương mại điện tử

7 giải pháp trọng tâm để quản lý thuế thương mại điện tử

(HQ Online) - Tại Tọa đàm "Tăng cường hiệu quả quản lý thuế đối với thương mại điện tử" tổ chức ngày 23/9, đại diện Tổng cục Thuế cho biết ngành Thuế đã có 7 giải pháp trọng tâm để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử.
Xem thêm
cty-toan-phat-tu-1892024
peugeot-viet-nam
banner-hd-bank-hd-dai-han-den-31122024
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Tin mới

Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước

Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước

Việc ứng dụng công nghệ và và các giải pháp tiên tiến trong cấp nước, xử lý nước sẽ thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành nước sạch tại Việt Nam.
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”

Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”

Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không” trên mạng xã hội vừa bị cơ quan chức năng phát hiện, tạm giữ.
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%

Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%

Trong 10 tháng năm 2024, Tổng cục Thuế tập trung chỉ đạo toàn ngành đẩy mạnh triển khai công tác quản lý thu, chống thất thu.
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT

BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT

Ngày 7/11/2024, Lễ ký kết hợp đồng tài trợ dự án truyền tải điện giữa BAC A BANK và EVN NPT đã diễn ra với sự tham gia của đại diện lãnh đạo hai đơn vị.
Hé lộ hình ảnh lô xe Omoda C5 đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam

Hé lộ hình ảnh lô xe Omoda C5 đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam

Lô xe Omoda C5, mẫu xe chiến lược mà Omoda & Jaecoo Việt Nam (liên doanh hợp tác giữa Tập đoàn Chery và Công ty GELEXIMCO), lựa chọn để ra mắt khách hàng tại Việt Nam sẽ từ In-đô-nê-xi-a sẽ nhập khẩu vào cảng Hải Phòng (Việt Nam).
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%

(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%

Số thu ngân sách tại 10 cục hải quan tỉnh, thành phố chiếm số thu lớn của toàn ngành Hải quan đạt 297.230 tỷ đồng, tăng 11,86% so với cùng kỳ năm 2023.
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ 1 tháng 10 (1-15/10/2024) đạt gần 32 tỷ USD.
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam

Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam

Phiên họp được tổ chức thành công dưới sự điều hành của bà Nguyễn Thị Vĩnh Hoài, Tham tán, Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ, đại diện Hải quan Việt Nam, Chủ tịch PTC.
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại  Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?

Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?

Khởi tố vụ án “Buôn lậu” mặt hàng N2O (thường được gọi là “khí cười”) xảy ra tại Công ty CP Thương mại hoá chất Hoa Việt (Hà Nội).
Phiên bản di động