Cách xác định khoản chi ủng hộ phòng, chống Covid-19 được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Doanh nghiệp, tổ chức đã ủng hộ cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam đã thực hiện là khoảng 878 tỷ đồng. Ảnh: Internet. |
Còn vướng mắc khi xác định khoản chi được trừ
Theo Bộ Tài chính, trong thời gian qua, dịch bệnh Covid-19 xảy ra trên phạm vi toàn cầu với diễn biến phức tạp, đã và đang tác động tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội thế giới và trong nước.
Trong bối cảnh khó khăn, nhiều doanh nghiệp, tổ chức trên khắp mọi miền đất nước, cả ở trung ương và địa phương đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái, hưởng ứng và chung tay cùng Nhà nước trong các hoạt động phòng, chống dịch bệnh Covid-19, trong đó có việc ủng hộ, tài trợ bằng tiền, hiện vật (thuốc men, trang thiết bị y tế, lương thực - thực phẩm,...) để hỗ trợ các đối tượng yếu thế trong xã hội chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19. Việc ủng hộ, tài trợ này là nghĩa cử tốt đẹp, mang tính nhân đạo cao cần được động viên, khuyến khích, đặc biệt là khi ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 được đánh giá vẫn còn diễn biến nghiêm trọng, phức tạp trong thời gian tới.
Thực tế thực hiện pháp luật về thuế TNDN thời gian qua đã phát sinh vướng mắc, đó là có một số khoản chi cho việc ủng hộ, tài trợ trong các hoạt động phòng, chống dịch bệnh Covid-19 nêu trên, doanh nghiệp, tổ chức không được hạch toán, tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN bởi không thuộc phạm vi các khoản tài trợ được tính vào chi phí được trừ theo quy định của Luật Thuế TNDN.
Để thể hiện sự động viên, khuyến khích của Nhà nước đối với tinh thần chung tay của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong thời gian đã qua cũng như khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức tiếp tục thực hiện hoạt động ủng hộ, tài trợ này nhằm lan tỏa tình đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái trong xã hội, theo đề xuất của Chính phủ, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 128/2020/QH14, tại khoản 8 Điều 3, đã giao Chính phủ “Hướng dẫn việc cho phép được tính vào chi phí được trừ của doanh nghiệp, tổ chức các khoản chi ủng hộ, tài trợ cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN”.
Vì vậy, Bộ Tài chính đang khẩn trương xây dựng và lấy ý kiến dự thảo Nghị định hướng dẫn về chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN nhằm mục tiêu đảm bảo kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn và hỗ trợ cho tổ chức, doanh nghiệp phù hợp với tình hình thực tế. Đồng thời Nghị định này sẽ đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với các quy định của pháp luật liên quan như Luật Thuế TNDN, Luật Quản lý thuế.
Quy định cụ thể về chi ủng hộ, tài trợ phòng chống dịch Covid-19
Về đối tượng áp dụng, theo dự thảo Nghị định, để thực hiện đúng quy định của Luật Thuế TNDN và Nghị quyết số 128/2020/QH14, đối tượng áp dụng bao gồm tổ chức, doannh nghiệp là người nộp thuế TNDN theo quy định tại Luật Thuế TNDN, có khoản chi ủng hộ, tài trợ cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Để đảm bảo minh bạch, khả thi khi thực hiện, tại Điều 2 dự thảo Nghị định quy định cụ thể về chi ủng hộ, tài trợ cho phòng chống dịch bệnh Covid-19; đơn vị nhận ủng hộ, tài trợ cũng như hồ sơ xác định khoản ủng hộ, tài trợ như sau:
Doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ bằng tiền, hiện vật cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam thông qua các đơn vị nhận tài trợ theo quy định của pháp luật. Đó là chính quyền địa phương; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp; tổ chức công đoàn các cấp; cơ sở y tế điều trị dịch bệnh Covid-19; đơn vị lực lượng vũ trang, cơ sở y tế cách ly tập trung được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ (trừ cơ sở cách ly y tế tập trung tự nguyện tại khách sạn, resort); trường học; quỹ phòng, chống dịch Covid-19 các cấp; quỹ từ thiện, nhân đạo; cổng thông tin điện tử nhân đạo quốc gia; và tổ chức có chức năng huy động tài trợ.
Các đơn vị nhận ủng hộ, tài trợ có trách nhiệm sử dụng, phân phối đúng mục đích của khoản ủng hộ, tài trợ cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 đã tiếp nhận.
Hồ sơ xác định khoản chi ủng hộ, tài trợ gồm có: Biên bản xác nhận khoản chi ủng hộ, tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà ủng hộ, tài trợ, đại diện của đơn vị nhận ủng hộ, tài trợ theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định này hoặc tài liệu khác chứng minh khoản ủng hộ, tài trợ, kèm theo hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá, phiếu xuất kho (nếu ủng hộ, tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu ủng hộ, tài trợ bằng tiền) hoặc các chứng từ khác liên quan.”.
Bộ Tài chính cũng cho biết, qua báo cáo, tổng hợp của 60 địa phương, tổng giá trị các khoản ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam đã thực hiện là khoảng 878 tỷ đồng. Việc cho phép tổ chức, doanh nghiệp tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN dự kiến sẽ làm giảm thu ngân sách nhà nước khoảng 170 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc thực hiện giải pháp này thể hiện sự động viên, khuyến khích của Nhà nước đối với tổ chức, doanh nghiệp cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong thời gian qua cũng như thời gian tới để lan tỏa tình đoàn kết, yêu thương trong xã hội.
Theo Bộ Tài chính, để kịp thời triển khai, sớm đưa giải pháp hỗ trợ vào thực tế, Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ quy định về hiệu lực thi hành của Nghị định kể từ ngày ký và áp dụng cho kỳ tính thuế TNDN năm 2020 và 2021.
Tin liên quan
Bổ sung quy định trách nhiệm của công chức thuế trong giải quyết hồ sơ thuế
14:38 | 11/09/2024 Thuế - Kho bạc
Bổ sung điều kiện được miễn thuế trong dự thảo Luật Thuế TNDN sửa đổi
08:15 | 11/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Cơ sở pháp lý cho việc thu, nộp, quản lý thuế đối với doanh nghiệp nước ngoài
08:00 | 21/08/2024 Chính sách và Cuộc sống
Nâng mức xử phạt để bảo đảm tính răn đe trong kiểm toán độc lập
18:25 | 07/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Gia hạn thí điểm người Việt được vào chơi casino
19:55 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Trình tự thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu khi hệ thống gặp sự cố
14:58 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Những khoảng trống pháp lý trong xử phạt vi phạm hành chính định hướng xây dựng môi trường hải quan số
13:40 | 06/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Thực hiện Khung SAFE tại Việt Nam. Bài 1: Đánh giá qua lăng kính chuẩn mực quốc tế
13:15 | 06/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Quy trình trình tự thực hiện thủ tục khi Hệ thống VNACCS/VCIS gặp sự cố
09:25 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan cần chuyển mình theo thương mại điện tử xuyên biên giới
08:15 | 06/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa đổi quy định biện pháp cưỡng chế trong quản lý thuế
15:43 | 05/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thiện chính sách thuế đối với hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử
08:38 | 05/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025
16:41 | 04/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tài sản của người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được miễn thuế?
19:45 | 03/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phát triển thương mại biên giới cần đồng bộ chính sách
14:17 | 01/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK