Các trường đại học trong hệ thống đại học quốc gia, đại học vùng chưa có sự liên kết
Bộ trưởng Y tế khẳng định phát biểu đổi tên Đại học Khoa học Sức khỏe là chính xác | |
Bộ Y tế lý giải mô hình Đại học Khoa học sức khỏe | |
Trường đại học không đảm bảo chất lượng sẽ bị thị trường đào thải |
PGS.TS Đỗ Văn Dũng |
Xung quanh vấn đề này, PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM đã cuộc trao đổi với báo giới bên lề Hội thảo giáo dục 2019 "Phát triển giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng và hội nhập quốc tế”, tổ chức tại Hà Nội.
Vừa qua, trong phát biểu về sự phát triển của trường Đại học Y Dược TPHCM nhân lễ khai giảng ở trường này, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị nhà trường sớm có đề án đổi tên thành Đại học Khoa học Sức khỏe TPHCM, đứng ở góc độ của một nhà quản lí giáo dục, quan điểm của ông về việc này như thế nào, thưa ông?
Hiện xu thế của các trường đại học mang tính chất xuyên ngành, đa lĩnh vực. Năm vừa qua, tại các trường đại học đã xuất hiện nhiều ngành lai, như kinh tế với kỹ thuật, ngành y với ngành kỹ thuật hay công nghệ thông tin với những ngành khác.
Trong suốt thời gian dài, các trường đại học ở Việt Nam theo mô hình các trường đại học của Liên Xô cũ, tức là đào tạo tổ chức đơn ngành, như: Địa học Mỏ địa chất, Đại học Y… Tuy nhiên, mô hình này không thể tồn tại trong xu thế hội nhập. Cách đây khoảng 10 năm, Liên Xô cũ, Trung Quốc cũng đã cải cách mô hình trường đại học đơn ngành theo kiểu sáp nhập nhiều trường đại học với nhau. Ví dụ: Trường Đại học Cơ khí Matxcơva chuyên đào tạo về ô tô thì sáp nhập với 5 trường đại học khác nhau, trong đó có các trường đào tạo ngành kinh tế, kỹ thuật. Hiện xu thế của thời đại là tận dụng nguồn lực lẫn nhau nên nhiều trường phải phối với nhau để cùng đào tạo, do vậy các trường ở Việt Nam cũng không thể bỏ qua xu thế đó.
Tuy nhiên, phát biểu của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến lại đặt vấn đề hoàn toàn khác, tức là khuyến khích một đại học đơn ngành mở ra nhiều trường đại học nhỏ bên trong. Như vậy, sẽ hao tổn nguồn lực, bởi cần sự phối hợp giữa các trường đại học với nhau để thành đại học, chứ không phải mỗi trường đại học lại phát triển hình thành một đại học lớn. Hiện nay, một đại học như vậy sẽ giống như tháp ngà rào xung quanh, không có sự phối hợp với những trường khác. Như vậy là các trường tự chói mình.
Hiện hệ thống giáo dục Việt Nam có mô hình đại học như: Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học quốc gia TP HCM, Đại học Thái Nguyên, Đại học Đà Nẵng…, những đại học này đã đáp ứng được xu hướng phát triển của giáo dục đại học trên thế giới, thưa ông?
Hiện các trường trong hệ thống đại học quốc gia, đại học vùng ở Việt Nam đang hoạt động độc lập với nhau, chưa có sự liên kết, thậm chí còn "dẫm chân nhau".
Như cùng trong hệ thống Đại học Quốc gia TPHCM nhưng cả trường Đại học Bách khoa, Đại học Khoa học tự nhiên đều đào tạo ngành Công nghệ thông tin. Từ đây có thể thấy, trong cùng một đại học nhưng các trường phải cạnh tranh để có có sinh viên, không nhưng thế các ngành đào tạo cũng "dẫm chân" nhau. Ngoài ra, các môn học đại cương như Chính trị, tiếng Anh... các trường trong hệ thống Đại học Quốc gia TP HCM vẫn dạy riêng. Như vậy, đại học quốc gia, đại học vùng là kết nối cơ học của các trường đại học chứ không phải là sự phối hợp, liên kết để phân bổ nguồn lực.
Phát biểu của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đặt ra vai trò của cơ quan quản lí trong việc sáp nhập các trường đại học thành đại học. Nếu các cơ quan quản lí không tốt sẽ trở thành sự lắp ghép cơ học giữa trường với nhau mà không mang lại lợi ích cho người học và xã hội.
Năm 1998 có nhiều trường đại học rút ra khỏi đại học quốc gia vì chưa nhìn thấy lợi ích khi sáp nhập vào đại học quốc gia. Do đó, khi tiến hành sáp nhập các trường đại học, chúng ta phải làm rõ lợi ích của các trường khi từ một trường đại học nhỏ thành đại học lớn. Bởi nếu các trường tiếp tục đào tạo đại học đơn ngành thì khi sinh viên tốt nghiệp sẽ không phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp, nền kinh tế của đất nước. Ví dụ, ngành kỹ thuật ở các nước có đến 40% kiến thức về quản trị kinh tế, nếu các trường đại học đào tạo chuyên về kỹ thuật, không có kiến thức về quản trị kinh tế, công nghệ thông tin, lập trình khi sinh viên ra trường sẽ không đáp ứng được yêu cầu của xã hội nên cần sự phối hợp giữa các trường đại học với nhau.
Hơn nữa, hiện học phí của các trường ngày càng tăng, nhiều gia đình coi việc học đại học của con là sự đầu tư nên phải chọn những trường có mức học phí rẻ, có chất lượng. Do vậy, chúng ta tiếp tục bó gọn các trường đại học, không hợp tác với bên ngoài thì chi phí sẽ tăng lên, khiến cho học phí cũng tăng theo và cuối cùng không tuyển sinh được. Trong xu thế hiện nay, bắt buộc các trường phải hợp tác với nhau để tồn tại.
Như vậy, vai trò của các cơ quan quản lí trong việc các trường đại học sáp nhập thành đại học đa ngành sẽ như thế nào, thưa ông?
Tôi nghĩ các cơ quan quản lí phải ép các trường sáp nhập thành đại học đa ngành. Bài học cụ thể ở nước Nga, khi trường Đại học Cơ khí Matxcova sáp nhập với 5 trường khác thì họ đã cử một ông thống đốc vùng viễn đông về làm hiệu trưởng. Theo đó, hiệu trưởng trường này sẽ ghép các khoa chung của các trường lại với nhau, đào tạo khoa học cơ bản chung cho tất cả các trường.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
FIBAA trao chứng nhận đạt chuẩn về giáo dục cho Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
10:35 | 25/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trên 81% sinh viên tốt nghiệp Học viện Tài chính có việc làm đúng chuyên ngành
08:25 | 26/07/2024 Tài chính
Trường đại học thứ ba của Việt Nam đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục của FIBAA
15:20 | 20/03/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm, dầu tăng trong kỳ điều hành ngày 31/10
15:27 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề nghị thêm chính sách đặc thù cho Hải Phòng và Huế phát huy tiềm năng
13:47 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai tại Saudi Arabia
09:08 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng để cản trở phát triển
20:17 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thúc đẩy đàm phán nhanh hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Saudi Arabia
20:10 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
"1 luật sửa 4 luật" về đầu tư để tăng phân cấp, gỡ khó cho kinh doanh
16:09 | 30/10/2024 Kinh tế
Đầu tư cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội
16:05 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quốc hội sẽ chất vấn 3 nhóm vấn đề về ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông
20:20 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề nghị kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk và Quảng Ninh
19:11 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quảng Bình: Lũ lên mức đỉnh lịch sử, Lệ Thủy bị chia cắt nghiêm trọng
11:16 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
Ngành sản xuất đang hồi phục sau bão Yagi
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
Xử phạt 2 doanh nghiệp bán trang sức giả nhãn hiệu trên mạng xã hội
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK