Các chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 8/2018
Thời hạn hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không quá 50 năm
Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8/2018.
Theo đó, đối tượng liên kết giáo dục là: Cơ sở giáo dục mầm non tư thục, cơ sở giáo dục phổ thông tư thục của Việt Nam và cơ sở giáo dục hoạt động hợp pháp ở nước ngoài, được cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài công nhận về chất lượng giáo dục.
Cũng theo Nghị định này, thời hạn hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không quá 50 năm, tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhưng không dài hơn thời hạn thuê đất.
Trong khi đó, thời hạn hoạt động của liên kết đào tạo, liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài không quá 5 năm, kể từ ngày phê duyệt và có thể được gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 5 năm và không quá thời hạn thỏa thuận hoặc hợp đồng hợp tác giữa các bên liên kết.
Cấm chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua trái phiếu để cơ cấu nợ cho doanh nghiệp
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 15/2018/TT-NHNN ngày 18/6/2018 sửa đổi, bổ sung Thông tư 22/2016/TT-NHNN quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua trái phiếu doanh nghiệp. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 2/8/2018.
Theo đó, Thông tư quy định các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành để cơ cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp. Đồng thời, bãi bỏ quy định về các loại trái phiếu doanh nghiệp được mua.
Thông tư này cũng quy định nội bộ về mua trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có thêm tối thiểu các nội dung như: Quy định kiểm soát nội bộ hoạt động mua trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là trái phiếu phát hành với mục đích thực hiện các dự án, dự án thuộc các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro…; Quy định cụ thể về các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro và chính sách tín dụng đầu tư vào các lĩnh vực này.
Phát hiện tôm bơm tạp chất phải lập biên bản tại chỗ
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư 07/2018/TT-BNNPTNT quy định về kiểm tra tạp chất trong tôm và sản phẩm tôm. Thông tư sẽ có hiệu lực từ ngày 24/8/2018.
Nuôi tôm tại xã Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ảnh: Nguyễn Oanh/TTXVN |
Theo đó, trường hợp tổ chức kiểm tra theo Đoàn, khi phát hiện vi phạm về tạp chất hoặc kết quả kiểm tra tại chỗ kết luận lô tôm có tạp chất, Trưởng đoàn kiểm tra phải lập biên bản vi phạm hành chính theo thẩm quyền. Đồng thời, niêm phong tang vật phương tiện vi phạm hành chính.Niêm phong phải có dấu treo của Cơ quan kiểm tra, chữ ký của trưởng đoàn kiểm tra và chữ ký của đại diện Cơ sở.
Việc niêm phong phải được lập thành biên bản. Trong trường hợp không có chữ ký của đại diện cơ sở, niêm phong phải có chữ ký của người chứng kiến hoặc chữ ký của tất cả các thành viên trong đoàn và ghi rõ trong biên bản “đại diện cơ sở không ký niêm phong, biên bản”.
Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm báo cáo Thủ trưởng cơ quan kiểm tra để ban hành quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi niêm phong.
Trường hợp kiểm tra viên được phân công kiểm tra độc lập, khi phát hiện vi phạm về tạp chất hoặc kết quả kiểm tra tại chỗ kết luận lô tôm có tập chất thì phải lập biên bản; báo cáo Thủ trưởng cơ quan kiểm tra để có biện pháp xử lý phù hợp.
Tin liên quan
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm, dầu tăng trong kỳ điều hành ngày 31/10
15:27 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề nghị thêm chính sách đặc thù cho Hải Phòng và Huế phát huy tiềm năng
13:47 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai tại Saudi Arabia
09:08 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng để cản trở phát triển
20:17 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thúc đẩy đàm phán nhanh hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Saudi Arabia
20:10 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
"1 luật sửa 4 luật" về đầu tư để tăng phân cấp, gỡ khó cho kinh doanh
16:09 | 30/10/2024 Kinh tế
Đầu tư cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội
16:05 | 30/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quốc hội sẽ chất vấn 3 nhóm vấn đề về ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông
20:20 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề nghị kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk và Quảng Ninh
19:11 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quảng Bình: Lũ lên mức đỉnh lịch sử, Lệ Thủy bị chia cắt nghiêm trọng
11:16 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sửa Luật Đầu tư công: Thủ tướng được quyết định dự án từ 10.000-30.000 tỷ đồng
11:15 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
Thành tựu cảng biển ASEAN 50 năm hình thành và phát triển
Cần gì để tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành tôm?
Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Nam Việt bị dừng làm thủ tục hải quan
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK