Bức tranh xuất khẩu thủy sản sang EU đang sáng dần
EC sang kiểm tra khắc phục “thẻ vàng” IUU, địa phương cần chuẩn bị nhiều kịch bản | |
Ủy ban châu Âu sang kiểm tra khắc phục “thẻ vàng” IUU từ 19/10 | |
“Chạy nước rút” trước kỳ kiểm tra IUU của EC |
Không gỡ được "thẻ vàng", XK hải sản vào EU sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Ảnh: T.H |
Hiện nay, Đoàn kiểm tra của Ủy ban châu Âu (EC) đang kiểm tra thực tế tình hình khắc phục "thẻ vàng" IUU tại Việt Nam. Sau 5 năm nỗ lực khắc phục những nội dung cảnh báo của EC, xuất khẩu (XK) thủy sản của Việt Nam sang EU mặc dù vẫn còn ảnh hưởng, nhưng đang sáng dần lên.
Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, đến hết quý 3 năm 2022, khối thị trường EU chiếm 12% giá trị XK thuỷ sản của Việt Nam, đứng thứ 4 sau Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc – Hongkong. Trong bức tranh XK 8,5 tỷ USD với toàn màu xanh tăng trưởng trong 9 tháng đầu năm 2022, thị trường EU đóng góp một gam màu tươi sáng với trị giá vượt mốc 1 tỷ USD, tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, với giá trị XK đạt 272 triệu USD trong quý 3, XK các sản phẩm hải sản khai thác biển chỉ chiếm 26% giá trị XK thuỷ sản sang thị trường EU, tăng 29%. Trong khi đó, XK thuỷ sản nuôi trồng sang thị trường này chiếm 74% với 771 triệu USD, tăng mạnh 45%.
Theo bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm đào tạo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, ảnh hưởng của "thẻ vàng" IUU càng rõ nét trong năm nay, khi mà xung đột Nga – Ukraine khiến cho giá xăng dầu tăng vọt, ngư dân các tỉnh ven biển không thể ra khơi. Nguyên liệu khai thác vốn khan hiếm lại càng bị thắt chặt và riêng cho thị trường EU còn thiếu hụt hơn nữa vì những thủ tục làm giấy xác nhận, chứng nhận bất cập và khó khăn.
Do vậy, riêng với sản phẩm hải sản khai thác trong 9 tháng đầu năm nay, EU chỉ chiếm 8% tổng giá trị XK. So với các thị trường và nhóm thị trường chính nhập khẩu hải sản khai thác của Việt Nam, thị trường EU chiếm tỷ trọng thấp nhất.
Tính đến hết quý 3 năm nay, XK hải sản khai thác của Việt Nam đã mang về trên 3,4 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, thị trường dẫn đầu là Nhật Bản, chiếm 23% với 795 triệu USD, tăng 37% so với cùng kỳ. Thị trường Mỹ đứng thứ hai, chiếm trên 19% với 655 triệu USD, cao hơn 56% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc tăng trưởng mạnh nhất, gấp hơn 2 lần với trên 470 triệu USD và là thị trường lớn thứ 3. Hàn Quốc cũng NK hải sản Việt Nam nhiều hơn EU với gần 380 triệu USD, tăng 20%.
Như vậy, dù giá trị XK hải sản sang EU vẫn tăng nhưng trong cả bức tranh XK thuỷ sản nói chung và hải sản nói riêng của Việt Nam, vị thế của EU ngày càng mờ nhạt và thu hẹp, chủ yếu vì ảnh hưởng của thẻ vàng IUU.
Các sản phẩm hải sản khai thác chính XK sang thị trường EU trong 9 tháng đầu năm gồm cá ngừ, mực, bạch tuộc, điệp, cá tuyết, ghẹ… Nhìn chung, giá trị XK các loài này đều cao hơn so với cùng kỳ.
Theo bà Lê Hằng, EU và nhiều thị trường khác như Mỹ, Nhật Bản đang "ngấm đòn" nặng nề bởi lạm phát. Bắt đầu vào những tháng cuối năm, giá cả hàng hoá và sinh hoạt đều tăng, do vậy người tiêu dùng phải cân nhắc và thắt chặt chi tiêu. XK thuỷ sản sang thị trường EU cũng như một số thị trường lớn khác bắt đầu chững lại từ tháng 9 và sẽ tiếp tục khó khăn hơn trong những tháng cuối năm. Đơn hàng nhập khẩu mới có xu hướng thấp hơn mọi năm, nhiều đơn hàng bị đề nghị hoãn giao hàng, gây khó cho nhà XK.
Trong bối cảnh của một năm đầy biến động như chiến sự, lạm phát, mất giá tiền tệ, mối quan ngại của doanh nghiệp thuỷ sản càng thêm nặng nề nếu thẻ vàng IUU vẫn chưa được tháo gỡ hoặc xảy ra tình thế xấu hơn đối với ngành khai thác thuỷ sản Việt Nam là bị cảnh báo thẻ đỏ.
Tính đến hết quý 3/2022, XK thuỷ sản của Việt Nam chạm mốc 8,5 tỷ USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, XK thuỷ sản sang EU đã vượt 1 tỷ USD, tăng 41% so với cùng kỳ.
"Dự báo XK thuỷ sản 3 tháng cuối năm sẽ đạt khoảng 2,3 tỷ USD đưa kết quả cả năm 2022 lên khoảng 10,7 – 10,8 tỷ USD, và mục tiêu 10 tỷ USD dự kiến sẽ đạt được vào cuối tháng 11. Trong đó, thị trường EU dự kiến đạt khoảng 1,3 tỷ USD năm 2022"- bà Lê Hằng nêu nhận định.
Tin liên quan
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
13:58 | 08/11/2024 Kinh tế
Hải quan Hải Phòng giải quyết thủ tục hơn 250 nghìn tờ khai trong tháng 10
20:56 | 07/11/2024 Hải quan
Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước
08:27 | 08/11/2024 Kinh tế
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
08:17 | 06/11/2024 Kinh tế
Chanh leo Việt Nam “rộng đường” sang Australia
08:00 | 06/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK