Bức tranh sáng - tối hậu cổ phần hóa - Bài cuối: Muốn doanh nghiệp “lột xác” cần “bịt” “lỗ hổng” trong cổ phần hóa
Chuyên gia kinh tế Lê Quốc Phương |
Chuyên gia kinh tế Lê Quốc Phương trả lời phỏng vấn của Báo Hải quan.
Nhiều ý kiến cho rằng, một trong những lý do điển hình khiến sau CPH không ít DN hoạt động chưa thực sự hiệu quả là bởi quá trình CPH còn kém thực chất, chạy theo tiến độ. Quan điểm của ông như thế nào?
- Tôi cho rằng nguyên nhân có nhiều nhưng đúng là do CPH mang tính hình thức, bắt buộc. Thậm chí chỉ 1% vốn cổ phần cũng gọi là CPH, vốn nhà nước vẫn rất lớn.
Lãnh đạo DN trước CPH đang nắm trong tay quyền thế, nhiều cán bộ công nhân viên, được hưởng nhiều ưu đãi, nếu CPH đương nhiên quyền lực giảm. Khi CPH là yêu cầu bắt buộc, lần lữa mãi không được DN mới tiến hành. Sau CPH, lãnh đạo DN không thay đổi cách điều hành, bộ máy gần như giữ nguyên để giữ quyền lợi, cơ chế hoạt động cũng không thay đổi hoặc thay đổi rất ít.
Ngoài ra, có một nguyên nhân không kém phần quan trọng là sau CPH, lãnh đạo DN còn tìm cách thâu tóm tất cả quyền lợi vào “túi” riêng của họ, lợi dụng CPH sau đó biến từ tài sản nhà nước thành tài sản cá nhân hoặc gia đình. Thực tế có tình trạng nhiều DN trước CPH hoạt động trong một lĩnh vực nhưng sau CPH lại hoạt động trong lĩnh vực khác. Ví dụ, trước là DN sản xuất, sau chuyển sang kinh doanh hoặc là hoàn toàn phục vụ cho mục đích của một nhóm người nắm được cơ hội từ CPH...
Đáng chú ý, nhiều trường hợp, DN CPH xong người lao động tự nhiên mất việc, bị sa thải, giảm thu nhập. Lợi ích được thu hết vào “túi” một nhóm người, không cần người lao động nữa. Trước đây, khi còn là DN nhà nước, dù DN làm ăn bết bát thì người lao động vẫn được hưởng quyền lợi, tồn tại được nhưng khi CPH thì ngược lại.
Ông có cho rằng hiện nay quy định về CPH vẫn còn những bất cập, tồn tại các “lỗ hổng”, từ đó cũng gián tiếp khiến hiệu quả sau CPH của các DN kém lạc quan?
- Tôi cho rằng, quá trình CPH hiện nay còn khá lỏng lẻo, cơ chế, luật lệ khá chồng chéo, mâu thuẫn. Về cơ chế CPH, quá trình kéo quá dài, không có quy định chặt chẽ trách nhiệm cụ thể phải CPH trong thời gian bao lâu. Có những DN đề ra thời gian càng dài càng tốt để dễ dàng cho DN triển khai. Với thời gian kéo dài, việc thoái vốn của Nhà nước rất chậm chạp.
Khi CPH phải đánh giá định giá tài sản, cả nợ. Nhiều DN do nhiều lý do không đánh giá được hết, không định giá được chuẩn hoặc cố tình giấu... Đến lúc CPH xong, nhiều vấn đề lộ ra gây khó khăn cho khâu xử lý. Khi còn đang trong cơ chế nhà nước, DN vẫn dựa vào Nhà nước để xử lý được. Tuy nhiên, khi CPH rồi thì trách nhiệm của DN là chính, Nhà nước không hỗ trợ nhiều. Trước CPH, Nhà nước hỗ trợ vốn, các vấn đề xã hội Nhà nước vẫn phải lo…, song sau CPH là trách nhiệm của DN.
Xin ông cho biết thời gian tới để CPH trở nên thực chất, DN thực sự “lột xác” sau CPH, đâu là giải pháp?
- Việt Nam triển khai CPH đã mấy chục năm, bắt đầu từ năm 1997 đến nay là 23 năm, gần đây có đẩy mạnh. Luật lệ hay quy định về CPH đã có nhiều nhưng còn không ít “lỗ hổng”, quá trình thực thi cũng không tốt làm cho CPH bị chậm. Ví dụ điển hình như, dù CPH đã lâu song đến nay câu chuyện định giá vẫn “lởm khởm”, sai sót dẫn đến thất thoát vốn. Đó là một “lỗ hổng”. Ngoài ra, việc CPH hình thức, không thay đổi bộ máy, con người, cơ chế... cũng là “lỗ hổng”. Giải pháp hiện nay là phải bịt các "lỗ hổng" rất nhanh và rất mạnh... Không thể dừng CPH lại để hoàn thiện luật lệ được. Bởi vậy, trong quá trình CPH vẫn phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật về CPH nhưng phải làm nhanh hơn nữa, mạnh hơn nữa… Quá trình CPH làm phải chặt chẽ hơn nữa, có kiểm soát, giám sát... Cách làm hiện tại vẫn là “giật gấu vá vai”. Nếu không thực sự thay đổi, tiếp tục duy trì CPH hình thức sẽ dẫn đến rất nhiều hậu quả, thất thoát lớn.
Xin cảm ơn ông!
Ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước: Muốn cổ phần hóa hiệu quả nhất, việc đầu tiên là đánh giá được thực chất doanh nghiệp đó Việc CPH là xu thế đúng. Nhưng phải xác định mục tiêu CPH là làm cho lĩnh vực ấy, hoặc doanh nghiệp ấy tốt lên, mạnh lên so với trước, còn nếu chỉ để bán được vốn thì không phải là mục tiêu của CPH. Thay vì tiến độ CPH, muốn CPH hiệu quả nhất, việc đầu tiên là đánh giá được thực chất DN đó. Nếu chỉ đánh giá đơn thuần về giá trị tài sản, vốn liếng, lĩnh vực kinh doanh thì vẫn chưa đủ, mà còn nhiều yếu tố khác. Làm thế nào để cuối cùng đều đem lại hiệu quả là rất quan trọng. Sau CPH, tiền bán vốn được dùng hiệu quả, doanh nghiệp sau CPH được tốt lên. Tôi không nghĩ Nhà nước bán vốn thì bán cho tư nhân cả những sản phẩm không hiệu quả. Vì suy cho cùng, tiền nhà nước hay tư nhân cũng là trong quốc gia mình cả. Mục tiêu là phải làm thế nào để tất cả các bên đều có lợi. H.Dịu (ghi) Ông Đặng Quyết Tiến - Cục trưởng Cục Tài chính DN, Bộ Tài chính: Kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm các cá nhân liên quan không thực hiện nhiệm vụ cơ quan đại diện chủ sở hữu Hiện vẫn còn có một số DN sau CPH hoạt động kém hiệu quả, kinh doanh thua lỗ nên không bảo toàn được vốn chủ sở hữu. Để xử lý những yếu kém, tồn tại, Bộ Tài chính đã gửi kiến nghị trực tiếp lên Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan đại diện chủ sở hữu nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc gửi báo cáo kết quả giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và kết quả xếp loại DN về Bộ Tài chính theo quy định để Bộ Tài chính kịp thời tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Về xử lý trách nhiệm đối với người có trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu và cá nhân, tổ chức liên quan không thực hiện nhiệm vụ cơ quan đại diện chủ sở hữu, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao các cơ quan đại diện chủ sở hữu căn cứ thực tế tại đơn vị để kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm các cá nhân liên quan không thực hiện nhiệm vụ, trong đó có việc không thực hiện gửi báo cáo kết quả giám sát tài chính về Bộ Tài chính. Hồng Vân (ghi) Chuyên gia kinh tế TS. Lê Đăng Doanh: Cần có chính sách mở rộng tỷ lệ cho các nhà đầu tư chiến lược tham gia vào Hội đồng quản trị Để hậu CPH thành công, các cổ đông nên mua tỷ lệ cổ phần vừa đủ để có tiếng nói trong hội đồng quản trị, tránh việc CPH là thu hút vốn của cổ đông nhưng bộ máy lại như cũ, không thay đổi nhiều so với trước khi CPH. Nếu không, điều này sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư, vì ít ai sẵn sàng đưa tiền để người khác tiêu hộ. Vì thế, theo tôi, cần có chính sách mở rộng tỷ lệ cho các nhà đầu tư chiến lược tham gia vào hội đồng quản trị, đừng ngại họ có điều gì không thiện chí, vì tiền của họ thì họ sẽ không để lợi nhuận bị giảm, ảnh hưởng tới dòng tiền. Hơn nữa, trong bối cảnh hiện nay, chúng ta không chỉ chú ý tới các cổ đông chiến lược nước ngoài, mà các nhà đầu tư trong nước cũng rất tiềm năng. Vì thế, phải có chính sách để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tư nhân Việt Nam tham gia một cách hiệu quả, sâu sắc vào tiến trình tái cơ cấu, điều hành doanh nghiệp sau CPH. Muốn làm được điều này thì phải có giải pháp thay đổi cách thực hiện, quá trình CPH phải công khai, minh bạch, bình đẳng, thu hút được nhà đầu tư thực sự có năng lực. Ngoài ra, để doanh nghiệp có thêm tiềm lực để hoạt động sau CPH, việc đánh giá giá trị tài sản của các DNNN trước khi CPH là rất quan trọng. Các tài sản này phải bao gồm tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Tài sản hữu hình là đất đai, nhà xưởng, trang thiết bị… Tài sản vô hình là giá trị thương hiệu, bản quyền, khoa học công nghệ, chiến lược kinh doanh… Tất cả phải được đánh giá một cách công khai, minh bạch. H.Dịu (ghi) Bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk: DNNN đang hoạt động yếu kém rất cần tiến hành nhanh cổ phần hoá để tạo ra cơ chế thông thoáng cho Hội đồng quản trị CPH sẽ nâng cao tính tự chủ của các DN. Khi đó, các cổ đông sẽ là những người có trách nhiệm với đồng vốn của mình và sẽ có những chiến lược, quyết sách tốt, thúc đẩy sự phát triển của DN. DNNN đang hoạt động yếu kém rất cần tiến hành nhanh CPH để tạo ra cơ chế thông thoáng cho Hội đồng quản trị định hướng chiến lược và quản trị DN. Nhiều khi có những vấn đề cần phải quyết trong ngày. Việc này sẽ thực hiện ngay được ở DN cổ phần nhưng nếu là DN Nhà nước thì cần phải qua những quy trình xin ý kiến tốn kém thời gian, từ đó mất cơ hội trong kinh doanh. D.Ngân (ghi) |
Tin liên quan
5 năm liên tiếp, SHB trong TOP 50 doanh nghiệp lợi nhuận xuất sắc Việt Nam
15:26 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với 11 doanh nghiệp nợ thuế
15:22 | 06/11/2024 An ninh XNK
Gần 8,7 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 10/2024
15:46 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giá xăng đồng loạt tăng từ 15 giờ ngày 7/11
15:25 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại sứ Việt Nam tại Peru: Việt Nam đóng góp tích cực, chủ động cho Diễn đàn APEC
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo Nhân Dân đoạt giải Vàng, Giải thưởng Truyền thông Châu Á, WAN-IFRA
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện của Đảng
21:02 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đảm bảo không phát sinh bất công giữa các đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế
19:52 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sửa Luật Đầu tư công: Chính phủ linh hoạt hơn, Quốc hội vẫn đảm bảo kiểm soát
14:29 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
CPI tháng 10 tăng 0,33%
10:51 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tháo gỡ điểm nghẽn
08:07 | 06/11/2024 Người quan sát
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
21:02 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hàng giả làm khó công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ khu vực ASEAN
Hải quan Hải Phòng giải quyết thủ tục hơn 250 nghìn tờ khai trong tháng 10
Thích ứng chính sách và tăng tốc chuyển đổi số trong quản lý thuế, hải quan
Lấy ý kiến hoàn thiện quy định thủ tục, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK