Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Việt Nam kiên trì thực hiện mục tiêu kép
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng phát biểu tại hội nghị. |
Khai mạc Hội nghị, ông Taro Aso - Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản cho biết: dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề tới hầu hết các quốc gia trên thế giới, đòi hỏi chúng ta cần phải có những biện pháp ứng phó phù hợp và hiệu quả để duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.
Các quốc gia thành viên cần có các biện pháp tăng cường đầu tư hệ thống hạ tầng y tế một cách mạnh mẽ hơn nữa để bảo vệ sức khỏe cho người dân, nâng cao độ bao phủ và có giải pháp bảo vệ người yếu thế và vùng nông thôn.
Ông Taro Aso cho rằng: “Hội nghị là diễn đàn để các Bộ trưởng Tài chính và Y tế của các quốc gia chia sẻ các kinh nghiệm cũng như đưa ra các giải pháp nhằm bảo đảm mục tiêu tăng cường bao phủ y tế toàn dân, xây dựng chính sách y tế một cách toàn diện cũng như đảm bảo nguồn lực tài chính để đầu tư lĩnh vực y tế một cách bền vững”.
Ông Masatsugu Asakawa - Chủ tịch ADB nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bao phủ y tế toàn dân cho các quốc gia thành viên. Ngay từ đầu năm 2020, ADB đã cung cấp nguồn vốn thông qua hỗ trợ ngân sách nhà nước cho các quốc gia thành viên để xây dựng và phát triển bao phủ y tế toàn dân cũng như hỗ trợ mua trang thiết bị y tế phòng chống dịch bệnh Covid-19, hỗ trợ đầu tư nâng cấp hạ tầng y tế, các cơ sở cách li, chăm sóc y tế, mở rộng an sinh xã hội, hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân để đảm bảo nguồn cung cấp thiết bị y tế nhằm giảm tác động về y tế và tài chính cho các quốc gia. ADB cam kết sẵn sàng hỗ trợ các quốc gia phát triển hệ thống y tế toàn dân để chống lại đại dịch Covid-19.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đánh giá cao ADB tổ chức Hội nghị thường niên lần thứ 53 giữa các Bộ trưởng Y tế và Tài chính. Bộ trưởng cũng đề nghị Bộ Y tế và Tài chính các nước với những thế mạnh của mình tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực y tế dự phòng, chia sẻ thông tin, trao đổi kinh nghiệm điều trị, nghiên cứu, sản xuất vắc xin và thúc đẩy phục hồi, tăng trưởng bền vững.
Chia sẻ một số kinh nghiệm về cơ chế tài chính của Việt Nam để ứng phó với đại dịch Covid-19, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết: Việt Nam luôn coi trọng y tế dự phòng, ưu tiên ngân sách cho công tác phòng bệnh. Hàng năm, đều ưu tiên bố trí ngân sách cho y tế, bảo đảm tốc độ tăng chi cho y tế cao hơn tốc độ tăng chi bình quân chung của NSNN.
Trong đó, dành ít nhất 30% ngân sách y tế cho y tế dự phòng để có nguồn lực triển khai toàn diện công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, nhất là đối với các đối tượng chính sách, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi, biên giới, hải đảo.
Bên cạnh đó, Việt Nam đã sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực tại chỗ. Ngay từ khi thế giới xuất hiện ca bệnh Covid-19 đầu tiên, Chính phủ đã chỉ đạo các cấp, các ngành xây dựng kế hoạch; chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất cho việc dự phòng, cách ly, điều trị; bảo đảm đủ kinh phí, nhân lực cho phòng, chống dịch theo phương châm 4 tại chỗ: dự phòng, cách ly, điều trị tại chỗ; cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc men, dụng cụ phòng hộ theo yêu cầu tại chỗ; kinh phí tại chỗ; nhân lực tại chỗ. Qua đó đã đảm bảo kịp thời nguồn lực cho phòng, chống dịch.
Ngoài ra, theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, Việt Nam kiên trì thực hiện “mục tiêu kép" vừa quyết liệt phòng, chống dịch Covid-19, vừa tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, không để đứt gãy các hoạt động kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.
Bộ trưởng nhấn mạnh một số giải pháp gồm:
Thứ nhất, triển khai thực hiện gói hỗ trợ an sinh 62 nghìn tỷ đồng cho người dân bị giảm sâu thu nhập, mất, thiếu việc làm, gặp khó khăn, không đảm bảo mức sống tối thiểu, chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Thứ hai, miễn, giảm, giãn các loại thuế, phí, lệ phí nhằm tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19: miễn thuế nhập khẩu đối với nhóm mặt hàng phục vụ phòng, chống dịch, gồm: khẩu trang y tế; nước rửa tay sát trùng; nguyên liệu để sản xuất khẩu trang y tế; nước sát trùng, thiết bị cần thiết khác; gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất; giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu để tháo gỡ khó khăn nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất, xuất khẩu; bổ sung chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ; miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân, qua đó giảm nghĩa vụ thuế cho người dân; dừng thực hiện giải pháp truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các cơ sở thực hiện xã hội hóa, trong đó có lĩnh vực y tế.
Thứ ba, chủ động dự phòng mặt hàng vật tư, trang thiết bị y tế thiết yếu để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch.
Thứ tư, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
“Là một thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam bày tỏ sự quan tâm, chia sẻ, cảm thông và đang hết sức cố gắng, nỗ lực hợp tác, phối hợp kịp thời với các nước, nhất là các nước bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19”- Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết và tin tưởng, với sự đoàn kết và phối hợp hành động toàn cầu sẽ là cơ sở bảo đảm chắc chắn cho chiến thắng cuối cùng của thế giới trước đại dịch Covid-19.
Tin liên quan
Đưa thiết bị hiện đại từ Nhật Bản về lắp đặt ở cảng Lạch Huyện
08:52 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhật Bản gặp khó trong việc phổ cập số hóa cho người cao tuổi
15:00 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
IMF: Đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản
07:55 | 28/10/2024 Nhìn ra thế giới
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
10:55 | 08/11/2024 Thuế - Kho bạc
Thích ứng chính sách và tăng tốc chuyển đổi số trong quản lý thuế, hải quan
20:39 | 07/11/2024 Tài chính
Không để thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá bất hợp lý
15:38 | 07/11/2024 Tài chính
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính: Sẽ tăng cường phân cấp quản lý ngân sách
15:14 | 07/11/2024 Tài chính
Chưa ghi nhận phản ánh về chậm bồi thường bảo hiểm cho thiệt hại do bão số 3
19:50 | 06/11/2024 Tài chính
Kho bạc Nhà nước đảm bảo kiểm soát chi ngân sách đến cuối năm 2024
15:15 | 06/11/2024 Thuế - Kho bạc
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8% so với cùng kỳ
12:01 | 06/11/2024 Tài chính
Điều chỉnh chính sách để thích ứng trước tác động hai chiều của các FTA
08:13 | 06/11/2024 Tài chính
Thuế phối hợp Công an ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử
20:28 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Việt Nam cam kết thực hiện các tiêu chuẩn về minh bạch thuế quốc tế
16:11 | 05/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Tài chính vượt thu 4 năm nhờ thay đổi toàn diện phương thức thu
16:09 | 05/11/2024 Tài chính
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT
Hé lộ hình ảnh lô xe Omoda C5 đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK