Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: "Tôi choáng váng"
Đưa nhu cầu vốn lên gấp 20-30 lần
Tại Hội nghị hướng dẫn kế hoạch đầu tư trung hạn 2016-2020 tổ chức ngày 2-2, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh kể: Năm 2014 Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đề nghị Bộ KHĐT hỗ trợ tối thiểu 20.000 tỷ đồng vốn đối ứng cho các dự án ODA, nhưng Bộ KHĐT chỉ bố trí được 2.000 tỷ đồng thôi. Còn lại Bộ phải đề nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội phát hành Trái phiếu Chính phủ để bù đắp cho Bộ GTVT.
Nhấn mạnh việc bố trí vốn đầu tư là "áp lực kinh khủng", ông Bùi Quang Vinh bộc bạch: Vừa qua tôi tiếp cận sơ bộ kế hoạch đầu tư được các Bộ ngành địa phương đưa lên, tôi choáng váng, cảm thấy không làm được. Vì có Bộ đưa lên nhu cầu vốn gấp 20-30 lần khả năng cân đối cho Bộ đó. Các địa phương cũng gấp ít nhất 10 lần.
Luật Đầu tư công có hiệu lực từ ngày 1-1-2015 nhằm chặn tình trạng đầu tư dàn trải, yếu kém. Lãnh đạo Bộ KHĐT cho rằng đây là "quyết tâm rất lớn" dù sự thay đổi nào cũng "rất đau, rất khó".
Thủ tướng cũng đã ra Chỉ thị ưu tiên sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách cho những nhóm dự án cụ thể. Trước hết, làm "vốn mồi" để đối ứng cho các dự án hợp tác công tư (PPP). Thứ hai là vốn đối ứng cho dự án ODA. Ưu tiên thứ ba là dùng tiền ngân sách để chi cho trả nợ. Ưu tiên thứ tư là bố trí cho các công trình dở dang, chuyển tiếp.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh lưu ý: Lần này, chúng ta phải làm rõ đang có bao nhiêu dự án ODA triển khai trên khắp đất nước với giá trị tổng vốn của các dự án là bao nhiêu, trong đó phần vốn của nước ngoài, vốn đối ứng của Việt Nam là bao nhiêu, khả năng cân đối như thế nào. Những dự án mới đang chuẩn bị ký thì ngừng lại cũng được vì áp lực vốn đối ứng nhiều quá.
Ông Vinh cũng không quên nhắc nhở các địa phương phải báo cáo đúng số nợ xây dựng cơ bản của địa phương, tránh tình trạng chi trả nợ không đúng. Nếu địa phương nào làm sai sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
"Thế thì tôi hỏi các đồng chí còn tiền đâu để bố trí cho dự án mới? Làm gì còn!" - Bộ trưởng Bùi Quang Vinh trăn trở - "Cho nên chúng ta phải thay đổi toàn bộ tư duy và cách làm, không thể tiếp tục làm như trước nữa, Sở Kế hoạch và Đầu tư mà tham mưu làm như cũ sẽ bị xử lý".
Nếu trả được nợ thì có thể đề xuất nới trần nợ công
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho biết: Về nguyên tắc, Quốc hội không đồng ý phát hành Trái phiếu Chính phủ (TPCP) của giai đoạn 2016-2020. Tuy nhiên chúng tôi thấy ngân sách nhà nước rất bé, vốn đó chỉ làm việc nhỏ thôi, còn những dự án lớn mà đất nước ta làm được chủ yếu là nguồn TPCP và nguồn ODA.
Quốc hội đã bổ sung 170 nghìn tỷ đồng vốn TPCP cho giai đoạn 2014-2016. Như vậy hết năm 2016 nguồn tiền từ TPCP sẽ không còn.
Lãnh đạo Bộ KHĐT chia sẻ: Đến năm 2016 trần nợ công của Việt Nam đã đến tới hạn. Luật Nợ công quy định trần nợ công Việt Nam không quá 65% GDP, nhưng theo tính toán của Bộ Tài chính trình trước Quốc hội, đến năm 2015 nợ công của chúng ta là 64% GDP, đến năm 2016 nợ công Việt Nam đạt ngưỡng trần là 64,9% GDP. Quan trọng không phải trần nợ công là 65% hay 70%, vấn đề đặt ra ở đây là khả năng trả nợ.
"Tôi vay nhiều nhưng tôi trả nợ được thì tôi vẫn vay được. Còn anh vay có 10 triệu mà không trả được thì cũng thành con nợ. Cho nên nếu chúng ta tăng cường sử dụng vốn đầu tư hiệu quả thì chúng ta vẫn có thể đề xuất tăng trần nợ công lên, để phát hành TPCP" - Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nói.
Bộ trưởng Bộ KHĐT cho rằng: Chúng ta cũng phải xem xét khả năng trả nợ. Nếu có thể tăng thu ngân sách, đáp ứng khả năng trả nợ, thì chúng ta vẫn có thể thuyết phục Quốc hội nới trần nợ công.
"Nếu phát hành TPCP thì chúng ta mới làm được dự án lớn, còn trông vào đồng ngân sách còm cõi không thể làm được" - ông Vinh nhấn mạnh.
Tin liên quan
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
18:29 | 08/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
13:58 | 08/11/2024 Kinh tế
Giải bài toán về giá và cung cầu vàng trong nước
08:27 | 08/11/2024 Kinh tế
Đổi mới tư duy quản lý thị trường vàng
07:25 | 08/11/2024 Kinh tế
Giảm 1% lãi suất cho các khoản vay trong đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp
20:17 | 07/11/2024 Kinh tế
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 59/63 địa phương
19:58 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thế nào giữa 2 lần ông Trump đắc cử?
15:12 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Giải pháp thiết thực phát triển ngành nước và môi trường bền vững
13:57 | 06/11/2024 Kinh tế
Thấy gì từ bức tranh xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024?
12:04 | 06/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sử dụng các FTA hiệu quả giúp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào
10:40 | 06/11/2024 Kinh tế
Hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang thị trường Indonesia
10:39 | 06/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đón cơ hội “vàng” xuất khẩu cá ngừ sang UAE
10:22 | 06/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
Tổng cục Hải quan ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của Hiệp hội Logistics Việt Nam
TP Hồ Chí Minh “tiếp sức” doanh nghiệp công nghiệp và logistics
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK