Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ thanh tra các nền tảng xuyên biên giới về quảng cáo
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, sáng 4/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thứ 2 – lĩnh vực thông tin và truyền thông. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng chịu trách nhiệm trả lời chất vấn chính.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tại phiên chất vấn của Quốc hội sáng 4/11. Ảnh: Quochoi.vn |
Nhức nhối vấn nạn hàng giả, hàng nhái trên mạng xã hội
Chia sẻ về lĩnh vực được chất vấn, theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, đa số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm đều liên quan tới công cuộc chuyển đổi từ môi trường thực sang môi trường số, được gọi là chuyển đổi số. Đảng và Nhà nước cũng đã xác định chuyển đổi số là một phương thức phát triển mới giúp đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; nhưng thể chế số, quản lý số, văn hóa số, nhân lực số, công dân số, thực thi số và ngân sách số vẫn đang theo sau.
Nên Bộ trưởng cho rằng, nếu không nhanh chóng thu hẹp khoảng cách này thì đất nước không chỉ không tận dụng được cơ hội của chuyển đổi số mà còn phải đối diện với các nguy cơ to lớn của sự chuyển đổi này.
Chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) phản ánh, trên các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội, hàng giả, hàng nhái được chào bán một cách rất công khai, nên cần phải siết lại và xử lý.
Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cũng thừa nhận, đây là vấn đề khá nhức nhối. Theo Bộ trưởng, quy định của pháp luật Việt Nam quy định là các cơ quan phải đảm bảo thực hiện quản cáo đúng pháp luật; tuy nhiên 2 năm gần đây có hình thức quảng cáo mới. Vì thế, Bộ Thông tin và Truyền thông đã sửa các văn bản, nghị định và thanh tra kiểm tra để các cơ quan truyền thông chú ý thực hiện việc này.
Đối với các nền tảng xuyên biên giới, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ chính thức thanh tra về vấn đề quảng cáo; và mong muốn các bộ, ngành, địa phương trong thẩm quyền cùng rà soát các lĩnh vực có liên quan để kiểm tra xử lý vấn đề này.
Trả lời thêm về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã nêu 5 nhóm vấn đề tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về an ninh mạng. Đó là hành lang pháp lý, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực an ninh mạng chưa hoàn thiện. Quan hệ phối hợp giữa các bộ, ban, ngành, các địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội còn chưa đi vào thực chất mà nặng về hình thức, có tình trạng khoán trắng nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng cho các cơ quan chuyên trách. Công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm còn chưa hiệu quả, chưa triệt để mà chưa kịp thời.
Ngoài ra, theo Bộ trưởng Tô Lâm, phần lớn nền tảng dịch vụ, công ty mạng xã hội, ứng dụng công nghệ của các doanh nghiệp nước ngoài hiện không có pháp nhân, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp Việt Nam để triển khai các biện pháp quản lý, phối hợp. Còn nhiều sơ hở trong quản lý các loại hình dịch vụ, lĩnh vực tiềm ẩn những nguy cơ tội phạm.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: Quochoi.vn |
Phát triển nền tảng số, kinh tế số
Trả lời chất vấn liên quan đến vấn đề phát triển nền tảng số, kinh tế số, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Việt Nam hiện đã có 8 cơ sở dữ liệu kết nối, trong đó có 5 cơ sở dữ liệu quốc gia và 3 cơ sở dữ liệu chuyên ngành đã kết nối hiệu quả. Mỗi ngày có khoảng 2 triệu giao dịch kết nối Trung ương, địa phương, bộ ngành với nhau, tăng 4 lần so với năm ngoái.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, nền tảng số trên không gian mạng cũng giống như hạ tầng trong thế giới thực. Nếu chúng ta không làm chủ các nền tảng số, người dân Việt Nam sinh sống, làm ăn, vui chơi, giải trí trên nền tảng số nước ngoài, dữ liệu sẽ bị thu thập, mà dữ liệu số được coi là tài nguyên Việt Nam.
Ngoài ra, các đại biểu Quốc hội cũng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nêu giải pháp cho việc thiếu hụt nguồn nhân lực ứng dụng công nghệ thông tin.
Theo Bộ trưởng, hiện cả nước có xấp xỉ khoảng 1,2 triệu cả người lao động, nhưng nhân lực tính từ cao đẳng trở lên chỉ khoảng 550 nghìn người. Bộ trưởng cho rằng giải pháp ở đây là đại học số. Tuy nhiên nếu đào tạo theo cách truyền thống thì đã đạt đến mức giới hạn. Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ cấp giấy phép về thí điểm đại học số. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng bày tỏ, nếu đại học số thí điểm sớm thì sẽ là một trong những giải pháp để có thể nhanh chóng có được nguồn nhân lực công nghệ số.
Về việc giữ chân đội ngũ công nghệ thông tin ở cấp xã, phường, thị trấn cho lộ trình xây dựng Chính phủ số, chính quyền điện tử, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, tỷ lệ cán bộ làm công tác công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước tại Việt Nam là 0,9%.
“Đây là con số đáng suy nghĩ, bởi tỷ lệ này ở các nước trong khu vực là 10%, riêng Mỹ là 15%. Nếu muốn đẩy nhanh chuyển đổi số quốc gia bởi cần phải coi lực lượng khoa học công nghệ số là lực lượng sản xuất”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Vì thế, để giữ chân nhân tài, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng cần cơ chế ưu đãi, nhưng trong tổng thể chung thì không thể đòi hỏi cơ chế ưu đãi riêng. Do đó, Bộ trưởng cho rằng cần xây dựng nền tảng số, trợ lý ảo AI để đỡ một phần công việc của cán bộ thông tin từ đó phù hợp với mức lương họ đang nhận. Vẫn cần đầu tư vào nền tảng số, đồng thời tăng cường thuê, đặt hàng bên ngoài, người làm công nghệ thông tin trong nhà nước sẽ làm công việc đặt hàng.
Tin liên quan
Sửa quy định về đầu tư PPP, BT: Tính toán đầy đủ để không thất thoát tài sản nhà nước
19:49 | 06/11/2024 Kinh tế
Sửa Luật Đầu tư công: Chính phủ linh hoạt hơn, Quốc hội vẫn đảm bảo kiểm soát
14:29 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bền vững cho bất động sản
07:26 | 08/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng đồng loạt tăng từ 15 giờ ngày 7/11
15:25 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại sứ Việt Nam tại Peru: Việt Nam đóng góp tích cực, chủ động cho Diễn đàn APEC
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo Nhân Dân đoạt giải Vàng, Giải thưởng Truyền thông Châu Á, WAN-IFRA
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện của Đảng
21:02 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đảm bảo không phát sinh bất công giữa các đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế
19:52 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
CPI tháng 10 tăng 0,33%
10:51 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tháo gỡ điểm nghẽn
08:07 | 06/11/2024 Người quan sát
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
21:02 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK