Bỏ phiếu tín nhiệm: Mỗi đại biểu cần cập nhật thông tin để có đánh giá khách quan, trung thực
Đây là hoạt động quan trọng trong công tác giám sát của cơ quan dân cử và nhận được sự đồng tình của cử tri và nhân dân cả nước. Phóng viên Báo Hải quan đã có cuộc trao đổi cùng bà Bùi Thị An (ảnh), đại biểu Quốc hội khóa XIII xung quanh việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh.
Thực hiện Nghị quyết số 85 Quốc hội khóa XIII về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn, đến nay đã qua hai lần tổ chức, bà đánh giá như thế nào về chất lượng cũng như hiệu quả của việc lấy phiếu tín nhiệm?
Trước hết Quốc hội thực hiện lấy phiếu tín nhiệm các chức danh là loại hình giám sát của các đại biểu Quốc hội với những chức danh mà mình đã bỏ phiếu tín nhiệm. Theo tôi, việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh là hình thức giám sát những người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn có hiệu quả.
Qua thực tế, hai lần lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội khóa XIII thấy rằng, với một số đồng chí khi lấy phiếu lần đầu có tín nhiệm thấp thì sau đó đã có nhiều cố gắng phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn lên (thậm chí có những lĩnh vực có kết quả đột phá). Tuy nhiên, cũng có một số đồng chí cả hai lần lấy phiếu tín nhiệm đều có nhiều phiếu tín nhiệm cao, nhưng kết quả công việc trong thực tế (cứ bình bình) không đạt như mong muốn của cử tri và đại biểu. Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao để lá phiếu của đại biểu Quốc hội được khách quan, vô tư, chính xác vì lá phiếu của đại biểu Quốc hội là đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri cả nước.
Các đại biểu Quốc hội cũng chỉ mong các đồng chí trưởng ngành, trưởng lĩnh vực, phải thể hiện hiệu quả công việc của mình, nếu có khiếm khuyết thì sửa chữa khiếm khuyết đó thông qua kết quả công việc.
Việc lấy phiếu tín nhiệm ở các chức danh được thực hiện ở cả cơ quan hành pháp và lập pháp. Vậy các đại biểu Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh ở cơ quan hành pháp và cơ quan lập pháp có sự khác nhau gì không, thưa bà?
Đối với cơ quan lập pháp kết quả công việc không được thể hiện rõ như đối với cơ quan hành pháp và tư pháp. Các kết quả của cơ quan hành pháp và tư pháp dễ thấy hơn, do vậy, các đại biểu Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh cơ quan hành pháp và tư pháp cũng dễ hơn và chính xác hơn.
Theo quan sát của tôi thì có vẻ các đồng chí đại biểu Quốc hội cũng quan tâm đến cơ quan hành pháp và tư pháp nhiều hơn các cơ quan lập pháp.
Tôi nghĩ, lập pháp, hành pháp hay tư pháp đều rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Kết quả làm việc của cơ quan hành pháp và tư pháp dễ nhận thấy, còn kết quả của các Ủy ban của Quốc hội đôi khi phải chờ và một thời gian dài mới nhận được kết quả, ví dụ thời gian thẩm định các luật… Song công việc của cơ quan lập pháp lại mang tính định hướng vô cùng quan trọng trong phát triển bền vững của đất nước.
Các đại biểu Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm chức danh có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với việc đánh giá hiệu quả công việc của những người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn, thưa bà?
Việc lấy phiếu tín nhiệm cũng chỉ là một trong những thước đo hiệu quả công việc đối với mỗi chức danh và đại biểu Quốc hội cũng không muốn ai đó phải thay đổi vị trí công việc. Các đại biểu Quốc hội chỉ mong muốn qua việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh thì các đồng chí được bỏ phiếu có sự thay đổi trong công việc đúng như những gì các đồng chí đã hứa khi nhậm chức .
Thưa bà, để việc lấy phiếu tín nhiệm thực chất, hiệu quả, khách quan hơn thì quy trình lấy phiếu tín nhiệm cũng như vai trò trách nhiệm của mỗi đại biểu Quốc hội được đề cao như thế nào?
Trước khi lấy phiếu nên để các đồng chí bộ trưởng, trưởng ngành trình bày quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao để đại biểu có thể biết, nhất là trong các buổi chất vấn. Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng có thể cung cấp thông tin về người được lấy phiếu tín nhiệm để đại biểu tham khảo trước khi lấy phiếu tín nhiệm sao cho khách quan, trung thực. Mặt khác, các đại biểu Quốc hội có thể thông qua ý kiến của cử tri (đây là kênh rất quan trọng) để xem xét thêm, chỉ có như vậy lá phiếu do đại biểu Quốc hội sẽ chuẩn xác và khách quan .
Xin cảm ơn bà!
Theo dự kiến tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV sẽ có gần 50 chức danh lãnh đạo các cơ quan do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn được lấy phiếu tín nhiệm. Ở địa phương, Hội đồng nhân dân các cấp cũng tiến hành công việc này vào kỳ họp cuối năm 2018. Năm nay, việc lấy phiếu tín nhiệm có một số điểm mới so với hai lần trước. Đó là thời điểm lấy phiếu tín nhiệm được chuyển từ định kỳ hàng năm, bắt đầu từ năm thứ hai của nhiệm kỳ sang lấy phiếu một lần vào giữa nhiệm kỳ. Ở địa phương, người được lấy phiếu tín nhiệm sẽ mở rộng đến Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và tất cả các thành viên Ủy ban nhân dân. Đây là lần thứ ba Quốc hội, Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm nhằm thực hiện quyền giám sát, đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do các cơ quan này bầu hoặc phê chuẩn, làm cơ sở cho việc xem xét đánh giá cán bộ. |
Tin liên quan
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
20:40 | 08/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bền vững cho bất động sản
07:26 | 08/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng đồng loạt tăng từ 15 giờ ngày 7/11
15:25 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại sứ Việt Nam tại Peru: Việt Nam đóng góp tích cực, chủ động cho Diễn đàn APEC
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo Nhân Dân đoạt giải Vàng, Giải thưởng Truyền thông Châu Á, WAN-IFRA
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện của Đảng
21:02 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đảm bảo không phát sinh bất công giữa các đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế
19:52 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sửa Luật Đầu tư công: Chính phủ linh hoạt hơn, Quốc hội vẫn đảm bảo kiểm soát
14:29 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
CPI tháng 10 tăng 0,33%
10:51 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tháo gỡ điểm nghẽn
08:07 | 06/11/2024 Người quan sát
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
21:02 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK