Bộ Giao thông vận tải đề xuất 2 phương án điều chỉnh giá dịch vụ cảng biển
Chiều ngày 2/10, Bộ GTVT tổ chức Hội thảo về các giải pháp kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giảm chi phí logistics trong lĩnh vực GTVT và khung giá dịch vụ tại cảng biển.
Tại hội thảo, ông Trịnh Thế Cường, Trưởng phòng Vận tải và Dịch vụ hàng hải (Cục Hàng hải Việt Nam) cho biết, Dự thảo Thông tư ban hành biểu khung giá dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng cầu bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt cảng biển tại Việt Nam thay thế Quyết định 3863 của Bộ GTVT đang được xây dựng theo 2 phương án.
Cụ thể, phương án 1 giá dịch vụ sẽ điều chỉnh theo hướng: Khung giá dịch vụ cầu bến, phao neo đối với khách du lịch tối thiểu là 2,5 USD/người/lượt, tối đa là 5 USD/người/lượt; Khung giá dịch vụ bốc dỡ container xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất khu vực I tăng từ 30 USD/cont20’, 45 USD/cont40’ lên 33 USD/cont20’ và 55 USD/cont40’. Riêng khung giá dịch vụ bốc dỡ container xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long giảm 50% so với khung giá ở dịch vụ tương tự ở khu vực III.
Phương án 2, khung giá dịch vụ cầu bến, phao neo đối với khách du lịch tối thiểu là 5 USD/người/lượt, tối đa là 15 USD/người/lượt; Khung giá dịch vụ bốc dỡ container xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất khu vực 1 tăng bằng giá khu vực 3, áp dụng theo lộ trình: năm 2019 là 33 USD/cont20’ và 50 USD/cont40’ (tăng 10%), năm 2019 là 37 USD/cont20’ và 56 USD/cont40’ (tăng 20%), năm 2030 là 41 USD/cont20’ và 62 USD/cont40’ (tăng 30%).
Khung giá dịch vụ bốc dỡ container xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất điều chỉnh hướng: khu vực Lạch Huyện điều chỉnh tăng khoảng 10% so với mức quy định tại quyết định số 3863, lộ trình đến năm 2021, tăng từ 46 USD/cont20’, 68 USD/cont40’ lên 52 USD/cont20’ và 77 USD/cont40’. Khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải tăng 10% so với hiện tại, từ 46 USD/cont20’, 68 USD/cont40’ lên 52 USD/cont20’ và 77 USD/cont40’. Khu vực ĐBSCL giảm 50% so với khung giá ở dịch vụ tương tự ở khu vực III.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công cho biết, những năm gần đây, lĩnh vực logistics của Việt Nam có những bước tiến vượt bậc. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, nếu năm 2016, chỉ số hiệu quả dịch vụ logistics của Việt Nam đứng thứ 64/160 nước, thì đến năm 2018 đã vươn lên thứ 39/160 nước, đứng thứ 3 trong các nước ASEAN.
Tuy nhiên, chi phí logistics của Việt Nam vẫn ở mức cao, chiếm khoảng 20,9% GDP và khá cao so với Trung Quốc (19% GDP), Thái Lan (khoảng 18%), Nhật Bản (khoảng 11%)…
Bên cạnh đó, hiện giá dịch vụ xếp dỡ container tại cảng biển của Việt Nam cũng ở mức rất thấp so với các nước trong khu vực. Trong đó, khu vực cảng Hải Phòng chỉ có khoảng 30 USD/cont20’, cảng Đà Nẵng khoảng 45 USD/cont20’, TP. Hồ Chí Minh khoảng 41 USD/cont20’ trong khi ở một số nước như: Campuchia hiện là 65 USD/cont20’, Malaysia là 52 USD/cont20’, Hồng Kông lên tới 130 USD/cont20’.
So sánh giá khi hành khách cập cảng ở Việt Nam với một số nước trong khu vực Đông Nam Á, Thứ trưởng Nguyễn Văn Công cho biết: Trước đây, mỗi hành khách khi cập cảng sẽ nộp cho cảng biển Việt Nam từ 0,9-1,1 USD/người/lượt, trong khi mức giá này ở cảng biển Singapore và Nhật Bản hiện khoảng 8 USD, cảng biển tại Hồng Kông khoảng 14 USD. “Giá thấp nên các doanh nghiệp cảng ở Việt Nam dù vừa đón tàu khách, vừa kết hợp đón tàu hàng nhưng nhiều khi thu không đủ chi. Việc đề nghị các doanh nghiệp tư nhân đầu tư, xây dựng cảng chuyên dùng đón khách rất khó khăn, hầu hết các doanh nghiệp đều không tính được phương án hoàn vốn”, Thứ trưởng Nguyễn Văn Công nhấn mạnh.
Tại hội thảo, đại diện các cảng Hải Phòng, Đà Nẵng, Chân Mây cũng bày tỏ mong muốn giá dịch vụ hành khách đối với tàu khách có thể tăng thêm từ 2,5 - 15 USD theo lộ trình và đặc điểm từng khu vực cảng.
Tin liên quan
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK