“Bắt tay” thúc đẩy bảo hộ chỉ dẫn địa lý nông sản Việt
Nông sản Việt ưu tiên khai thác thị trường có FTA | |
Thúc tái cơ cấu, nông nghiệp Việt muốn tăng xuất khẩu nông sản 5%/năm | |
Dư địa còn rất lớn cho nông sản hữu cơ xuất khẩu |
Ông Trần Lê Hồng, Phó cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và công nghệ). |
Tính đến thời điểm hiện tại, các sản phẩm nông sản, đặc sản của Việt Nam đã được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý như thế nào tại Việt Nam, thưa ông?
Kể từ khi sản phẩm đầu tiên được đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là nước mắm Phú Quốc, đến nay đã có 74 sản phẩm được đăng ký chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam.
Việc đăng ký chỉ dẫn địa lý là ở mức độ cao, khó khăn. Các địa phương cũng đã thích nghi với vấn đề này thông qua chuẩn bị đăng ký những nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu tự chứng nhận ở giai đoạn đầu tiên, trước khi làm rõ được tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm xem có thể đăng ký được chỉ dẫn địa lý không.
Hiện nay, với sự hỗ trợ của Chương trình hỗ trợ phát triển sở hữu trí tuệ tại Trung ương và địa phương, Việt Nam có khoảng 2.000 nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu tự chứng nhận cho các sản phẩm nông sản đặc thù.
Đối với thị trường nước ngoài, thông tin khá tích cực gần đây là tháng 3/2021, vải thiều Bắc Giang đã được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản. Ông có thể chia sẻ rõ hơn về quá trình Cục Sở hữu trí tuệ hỗ trợ tỉnh Bắc Giang đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho mặt hàng này?
Hiện nay, khá ít nông sản Việt được bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài, chỉ có một số sản phẩm đã được bảo hộ như: Cà phê Buôn Ma Thuột bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nga, Thái Lan; quế Văn Yên bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Thái Lan; vải thiều Lục Ngạn bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản, nhãn hiệu tập thể tại Australia, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Lào, Campuchia; thanh long Bình Thuận bảo hộ nhãn hiệu tại Nhật Bản; chè Thái Nguyên được bảo hộ nhãn hiệu tập thể tại Mỹ, Trung Quốc; chè Mộc Châu được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận tại Thái Lan. |
Năm 2017 Việt Nam bắt đầu có các hoạt động hợp tác với Cục Công nghiệp Thực phẩm (Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản). Quá trình kéo dài 4 năm mới có được kết quả vải thiều Bắc Giang được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản vào tháng 3/2021.
Yêu cầu phía Nhật Bản tuy các điều kiện về cơ bản khá tương đồng với Việt Nam nhưng yêu cầu thực tế đối với việc làm hồ sơ, chuẩn bị số liệu cũng như phân tích, đánh giá các sản phẩm yêu cầu bảo hộ chỉ dẫn địa lý lại rất cao.
Điển hình như khi Việt Nam xây dựng những bộ chỉ tiêu liên quan đến đánh giá về điều kiện tự nhiên của vùng trồng vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang), đề cập đến các chỉ tiêu của sản phẩm vải thiều liên quan đến tổng lượng đường, tính chất hình thái của quả vải và nhiều vấn đề khác, Nhật Bản đòi hỏi sự phân tích, đánh giá chính xác. Những sự phân tích đó không chỉ dừng lại ở bản thân quả vải thiều Lục Ngạn mà còn phải đánh giá so với những sản phẩm tương tự ở những vùng khác nhau. Việt Nam đã phải đánh giá giữa tính chất, chất lượng đặc thù của quả vải thiều Lục Ngạn với quả vải thiều ở Thanh Hà (Hải Dương)...
Ngoài vải thiều Lục Ngạn, trên khắp cả nước hiện nay có hàng nghìn sản phẩm nông sản đặc thù cần được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Theo ông, đâu là khó khăn lớn nhất để nhân rộng bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho các mặt hàng này?
Khó khăn điển hình là làm sao chứng minh được tính chất, chất lượng đặc thù của bản thân sản phẩm đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Nội dung này sẽ gắn với yếu tố địa lý tự nhiên liên quan đến độ dốc, lượng mưa, thổ nhưỡng và nhiều yếu tố khác. Một yếu tố khác nữa là về con người liên quan đến kỹ năng, quy trình sản xuất truyền thống đối với các sản phẩm. Vì vậy, quy trình đăng ký chỉ dẫn địa lý phải làm rõ được mối quan hệ của các yếu tố tự nhiên và con người đó gắn với sản phẩm, chỉ rõ được các yếu tố đó tạo nên tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý như thế nào.
Với thị trường nước ngoài, ông có thể phân tích rõ hơn nếu không được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nông sản XK có thể đối mặt với những rủi ro ra sao?
Khi nói đến chỉ dẫn địa lý hay những nhãn hiệu không được đăng ký tại thị trường nước ngoài nói chung, rủi ro quan trọng nhất là không còn thị trường cho những sản phẩm chất lượng cao, những sản phẩm có thương hiệu để có thể thu được giá trị cao nhất.
Ví dụ điển hình là, khi không phát triển được chỉ dẫn địa lý và thương hiệu cho cà phê Buôn Ma Thuột khi đi đăng ký tại Trung Quốc, sản phẩm này chủ yếu được bán dưới hình thức nguyên liệu thô. Có thể nói, sự đồng hành giữa việc đăng ký chỉ dẫn địa lý, thúc đẩy để phát triển các phẩm chất lượng cao là một quá trình không thể tách rời.
Sự nhận thức của Chính phủ cũng như các bộ, ngành trong phát triển các sản phẩm nông sản luôn đi kèm theo cùng với các điều kiện để giúp phát triển thương hiệu...
Đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho các loại nông sản đặc thù đã khó nhưng duy trì, phát huy hiệu quả điều đó thậm chí còn khó khăn hơn. Cơ quan quản lý nhà nước đã, đang và sẽ có những chính sách, giải pháp ra sao để hỗ trợ các địa phương, DN, người trồng trong các vấn đề này, thưa ông?
Sự nhận thức của Chính phủ cũng như các bộ, ngành trong phát triển các sản phẩm nông sản luôn đi kèm theo cùng với các điều kiện để giúp phát triển thương hiệu cho các sản phẩm. Một trong những chương trình có bề dày khá lâu là Chương trình phát triển tài sản trí tuệ. Bên cạnh đó, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức, đào tạo, hỗ trợ chuyên môn cho tất cả địa phương trên cả nước trong tiếp cận chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tự chứng nhận, nhãn hiệu tập thể.
Ngoài ra, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng phối hợp với các bộ, ngành khác như với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) nhằm thúc đẩy đổi mới và chọn lọc những giống cần thiết cho việc phát triển các sản phẩm hay hợp tác với các đơn vị chức năng của Bộ NN&PTNT trong cách thức canh tác, nâng cao chất lượng của các sản phẩm đó. Với Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp trong phát triển thương hiệu cho các sản phẩm nông sản. Đó chính là những chính sách hữu hiệu, cụ thể phát triển các sản phẩm nông sản, đặc sản địa phương.
Chương trình phát triển tài sản sở hữu trí tuệ đã được Thủ tướng phê duyệt cho giai đoạn 2021-2030. Các vấn đề nêu cũng được đề cập, các đơn vị chức năng từ Trung ương đến địa phương sẽ tiếp tục thúc đẩy trong thời gian tới.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Xuất khẩu nhóm công nghiệp chế biến chế tạo phục hồi mạnh
15:10 | 13/11/2024 Kinh tế
Nông sản thực phẩm xanh tạo ấn tượng với khách hàng quốc tế
14:47 | 13/11/2024 Kinh tế
Thương mại Việt Nam - Trung Quốc có thể lập kỷ lục 200 tỷ USD trong năm nay
10:11 | 13/11/2024 Xuất nhập khẩu
10 tháng, Việt Nam chi hơn 312 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa
15:09 | 13/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tránh kéo dài tiến độ khi triển khai dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam
14:44 | 13/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu chuyển hướng sang thị trường Halal
08:30 | 13/11/2024 Kinh tế
Giá trị xuất siêu nông, lâm, thủy sản tăng mạnh
08:05 | 13/11/2024 Kinh tế
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7-7,5%
23:52 | 12/11/2024 Kinh tế
Đề nghị nới thời gian hoàn thành Giai đoạn 1 sân bay Long Thành sang cuối năm 2026
19:48 | 12/11/2024 Kinh tế
Hợp tác là "chìa khóa" đảm bảo điều tra phòng vệ thương mại công bằng, suôn sẻ
19:38 | 12/11/2024 Kinh tế
Bình Dương xuất siêu 8,3 tỷ USD
15:31 | 12/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu hướng tới kỷ lục mới: Kim ngạch đạt 400 tỷ USD
15:10 | 12/11/2024 Xuất nhập khẩu
Trên 80% hàng Việt Nam có mặt tại các siêu thị
14:07 | 12/11/2024 Kinh tế
TPHCM: Dư nợ tín dụng đạt gần 3.800 tỷ đồng
13:39 | 12/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 10 địa phương xuất nhập khẩu chủ lực của Việt Nam
11:26 | 12/11/2024 Infographics
(LONGFORM) Việt Nam đứng trước cơ hội đón làn sóng FDI thứ tư
10:41 | 12/11/2024 Megastory/Longform
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bãi bỏ quy định miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ phải đảm bảo phù hợp thông lệ quốc tế
Thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
Xuất khẩu nhóm công nghiệp chế biến chế tạo phục hồi mạnh
10 tháng, Việt Nam chi hơn 312 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa
Nông sản thực phẩm xanh tạo ấn tượng với khách hàng quốc tế
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan