Bất đồng về hạn ngạch người nhập cư trước thềm Hội nghị thượng đỉnh EU
Chủ tịch Donald Tusk đã bị chỉ trích mạnh mẽ trong bối cảnh giới lãnh đạo EU đang có một cuộc thảo luận cởi mở và trung thực về cách đối phó của EU trước cuộc khủng hoảng người di cư. Ông Tusk đã có ý định tận dụng cuộc thảo luận này để chỉ trích hạn ngạch bắt buộc về tiếp nhận người di cư, được đề xuất bởi Ủy ban châu Âu và được đa số các quốc gia thành viên EU chấp nhận. Mục tiêu của biện pháp này là giúp Hy Lạp và Italy - tuyến đầu đón nhận người di cư - tái phân bổ những người này đến các quốc gia thành viên EU. Ông Tusk đánh giá các hạn ngạch này là một công cụ "gây xung đột" và "không hiệu quả" trong việc kiểm soát làn sóng người di cư. Một nguồn tin châu Âu cho biết ông Tusk sẵn sàng "rời bỏ hạn ngạch" để đổi lấy một thỏa thuận về nhập cư được đồng thuận cao hơn và các biện pháp ngăn chặn người di cư đến "lục địa già".
Ủy ban châu Âu (EC) đã phản ứng mạnh mẽ với ý tưởng mà ông đưa ra trong bức thư gửi các nhà lãnh đạo và nguyên thủ quốc gia trước thềm hội nghị. Ủy viên Avramopoulos tuyên bố tài liệu được ông Tusk chuẩn bị là "chống lại châu Âu", cũng như coi nhẹ những nỗ lực được EU thực hiện trong thời gian qua. Ông Avramopoulos đã bác bỏ lập luận của ông Tusk cho rằng hệ thống tái bố trí người nhập cư là một thất bại của EU. Đến nay, hơn 32.000 người xin tị nạn đã được tái bố trí, tương đương 90% con số cam kết của các quốc gia thành viên. Bên cạnh đó, 26.000 người di cư dễ bị tổn thương nhất cũng đã được tái bố trí.
Những hạn ngạch bắt buộc đã được đưa ra năm 2015 nhằm tái bố trí 160.000 người tị nạn, trong đó chủ yếu đến châu Âu qua ngả bờ biển Hy Lạp và Italy. Biện pháp này của EU vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của một số quốc gia, đặc biệt là Hungary, Ba Lan và CH Séc. Ông Tusk thậm chí đã phải tiến hành một thủ tục pháp lý trước Tòa công lý châu Âu chống lại 3 nước trên vì từ chối thực hiện theo hạn ngạch.
EC cho rằng việc áp dụng các hạn ngạch bắt buộc sẽ vẫn phải được tiếp tục nhằm tạo một giải pháp dài hạn cho việc quản lý làn sóng người di cư. Tuy nhiên, ông Tusk đánh giá rằng hạn ngạch bắt buộc là một yếu tố cản trở việc thiết lập một thỏa thuận lớn về nhập cư từ nay đến tháng 6/2018. Ông cho rằng thỏa thuận sẽ phải tập trung vào một cơ chế thường trực để tài trợ cho việc giải quyết cuộc khủng hoảng người di cư và tập trung vào cải tổ quy định Dublin về quản lý những người xin tị nạn. Theo một số nguồn tin châu Âu, nếu các Chính phủ không đạt được một thỏa thuận từ nay đến tháng 6/2018, Chủ tịch Hội đồng châu Âu sẽ công bố đề xuất của chính mình.
Tại hội nghị lần này, ông Tusk sẽ phải đối đầu không chỉ với EC mà còn với một nhóm lãnh đạo dẫn đầu bởi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron - người đang kêu gọi những cải tổ táo bạo để tăng cường sức mạnh của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Ông Tusk yêu cầu các lãnh đạo để lại đằng sau những đề xuất tham vọng, trong đó có ngân sách Eurozone và vị trí siêu Bộ trưởng tài chính của EU, để tập trung vào các sáng kiến nhận được sự đồng thuận cao. Trong thư, ông Tusk yêu cầu tập trung vào 3 ưu tiên trong 6 tháng tới. Đối với ông, đó chủ yếu là hoàn tất các công cụ chung cho Quỹ giải pháp chung, chuyển đổi Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM) thành Quỹ tiền tệ châu Âu và thúc đẩy con đường liên minh ngân hàng với việc đưa vào áp dụng cơ chế châu Âu về bảo hiểm tiền gửi. Ông Tusk cho rằng hiện giữa các thủ đô lớn không có đủ thỏa hiệp để công bố các đề xuất có tầm vóc, như ngân sách eurozone mà tổng thống Pháp bảo vệ trong quá trình tranh cử.
Theo một nguồn tin châu Âu, cuộc thảo luận sẽ không liên quan đến việc thỏa hiệp về các đề xuất của EC để có thể làm sâu sắc thêm Liên minh kinh tế và tiền tệ. Thực tế, EU đã đề xuất tăng cường một số công cụ tài chính để hỗ trợ các cải tổ về cấu trúc, cũng như áp dụng tiền euro ở các nước vẫn chưa sử dụng và chuyển EMS thành Quỹ tiền tệ châu Âu. Thay vì một ngân sách Eurozone như Paris mong muốn, Ủy ban châu Âu dự định đề xuất vào tháng 5/2018 một chức năng ổn định ngân sách có giới hạn hơn trong lòng ngân sách châu Âu.
Tin liên quan
Hai ứng viên Tổng thống Mỹ vận động tranh cử xuyên đêm tại các bang chiến trường
08:48 | 05/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc đua sít sao chưa từng có
20:04 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
Giới học giả nêu bật lợi ích của việc Mỹ-Trung Quốc tăng cường hợp tác về AI
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nỗ lực bứt phá ở những ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lượng khí đốt Nga cung cấp cho châu Âu tăng lên gần mức tối đa
08:48 | 03/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tăng nguồn lực cho đấu tranh phòng, chống ma túy
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK