Bất an vệ sinh thực phẩm: Bài 1- Ám ảnh thực phẩm “bẩn”
Từ khâu nuôi, trồng, sản xuất thực phẩm tươi sống, qua chế biến cho tới bàn ăn; từ sản phẩm nhiễm chất độc hại, dư lượng kháng sinh, chất bảo quản quá ngưỡng cho phép, đến sản phẩm quá hạn sử dụng... đều là những vấn đề thu hút sự quan tâm của dư luận, là nỗi lo thường trực của người tiêu dùng.
Cái gì cũng có thể “bẩn”
Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), Bộ NN&PTNT cho biết: Thực hiện Chương trình giám sát ô nhiễm vi sinh vật, thuốc thú y và hóa chất trong thịt gia súc, gia cầm tại các tỉnh miền Bắc năm 2013, đến tháng 8-2013, cơ quan chức năng đã phát hiện 4/54 mẫu thịt gà có Campylobacter spp (chiếm 7,4%); 2/40 mẫu (chiếm 5%) và 4/40 mẫu (chiếm 10%) dương tính lần lượt với Chloramphenicol và Furazolidon (là 2 chất cấm); 4/40 mẫu (chiếm 10%) phát hiện tetracyline vượt quá giới hạn dư lượng tối đa cho phép.
Thịt, rau, hải sản, trứng... những thức ăn hàng ngày của người dân hiện đều đang nằm trong diện “cần kiểm soát” khi mà kết quả giám sát về tình hình tồn dư hóa chất trên rau, quả của cơ quan chức năng cho thấy có đến 58% sản phẩm rau có phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá mức cho phép. Đơn cử như rau ngót, loại rau vốn được cho là “lành” chuyên dành cho phụ nữ mới sinh con, nhưng kết quả kiểm tra cho thấy 7/25 mẫu rau ngót chứa thuốc bảo vệ thực vật quá mức cho phép. Các loại rau ăn lá, loại rau ăn “thường xuyên” của người dân cũng được cho là rất nguy hại khi mà kết quả kiểm tra cho thấy nhóm rau ăn lá có nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm cao nhất. Tiếp đến là các loại hoa quả vốn rất được các bà nội trợ ưa sử dụng, nhưng trong số đó nho tươi hiện đang đứng “đầu bảng” loại quả có nguy cơ “độc hại” cao, sau đến dưa lê, chuối... rồi đến xoài và cam...
Không chỉ rau, người tiêu dùng cũng đang phải đối mặt với “ma trận” về các loại thực phẩm có nguy cơ độc hại được nhập lậu từ Trung Quốc như: Gà, trứng gia cầm, cá trê, cá quả, ếch, ngao… Chưa hết, cua ghẹ chết được bơm hóa chất “làm mới, tạo gạch”, các loại hóa chất tăng trọng bị cấm như Clenbuterol, Salbutamol và Ractopamin được sử dụng để tạo thịt siêu nạc trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, chất Tifluralin trong thủy sản và Ethoxyquin trong tôm do bị nhiễm từ thức ăn… Đây là những thực phẩm “bẩn” đang liên tục được công bố trên báo chí trong thời gian gần đây khiến dư luận không khỏi bàng hoàng, lo lắng.
Bức tranh về chất lượng thực phẩm trong nước ngày càng trở nên “tối” hơn khi hàng loạt các vụ sử dụng chất cấm trong khâu chế biến thực phẩm bị phanh phui. Nếu như trong năm 2012, thông tin bánh phở nhiễm formol đã khiến người tiêu dùng phải tẩy chay món ăn truyền thống thì đến tháng 7 năm nay thông tin bún - một loại thức ăn truyền thống và phổ biến khác của người Việt, có chứa chất cấm Tinopal, acid Oxalic (có thể gây suy gan, suy thận, cơ thể trở nên mệt mỏi và dẫn đến ung thư) đã khiến người tiêu dùng cảm thấy hết sức bất an trước vấn đề an toàn thực phẩm hiện nay.
Hàng loạt thông tin trên mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, bởi trên thực tế việc sử dụng hóa chất, phụ gia đang trở thành trào lưu khá phổ biến trong trồng trọt, chăn nuôi và thậm chí là trong sản xuất thực phẩm. Hàng loạt thực phẩm không đảm bảo chất lượng, độc hại do nhiễm nấm, mốc, E.coli, coliform, B.cereus cho đến lạm dụng các chất tẩy trắng, chất bảo quản cấm, chất huỳnh quang… được bày bán trong tình trạng “thật giả lẫn lộn” và xuất hiện trên bàn ăn của người dân hàng ngày.
“Rộng” cửa cho thực phẩm bẩn
Một trong những nguyên nhân khiến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm ngày một trở nên bất ổn là bởi chúng ta chưa quan tâm đến việc kiểm tra “chặt” hàng tiêu dùng trong nước.
Thực tế là cùng hàng hóa sản xuất tại Việt Nam nhưng hàng Việt Nam XK lại có chất lượng tốt, được kiểm soát chất lượng chặt hơn so với hàng tiêu dùng trong nước. Các labo kiểm nghiệm hiện đại chỉ tập trung phục vụ chất lượng hàng hóa XK, các chỉ tiêu an toàn cũng chỉ dùng để áp dụng vào các loại hàng XK còn thực phẩm NK và sản xuất trong nước lại “thả lỏng” trong quản lý.
Cục Thú y, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: Đã nhiều năm các cơ quan này đề xuất xây dựng các phòng kiểm nghiệm ngay tại cửa khẩu nhưng đến nay vẫn chưa triển khai được. Khâu kiểm soát an toàn nông sản tại các cửa khẩu vẫn chỉ dừng lại ở việc kiểm tra bệnh dịch, chưa có giải pháp kỹ thuật đủ mạnh để kiểm tra an toàn thực phẩm, đặc biệt là các hóa chất gây hại…
Đến nay Việt Nam vẫn chưa trang bị được một hàng rào kỹ thuật đủ mạnh nên chưa thể tìm ra các hoạt chất bảo quản sử dụng trên rau, củ và thực phẩm NK. Hiện Việt Nam chỉ mới có thể kiểm tra được khoảng hơn 30 hoạt chất, trong khi các thành phần hóa chất có thể được sử dụng trên rau, quả lên đến hàng trăm loại.
Thực tế hiện nay việc chưa cập nhật những loại hóa chất, phụ gia đã bị các nước cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm khiến Việt Nam trở thành một trong những nơi tiêu thụ nhiều mặt hàng độc hại của nước ngoài. Việc kiểm nghiệm tại Việt Nam đang chạy theo sau sản xuất để đến khi sự việc vỡ lở ra thì cơ quan quản lý mới bắt đầu lo đến việc kiểm nghiệm.
Điều đáng lo ngại hơn là những biện pháp ngăn chặn, xử lý nguồn hàng thực phẩm này hiện nay chỉ mới dừng lại ở xử phạt hành chính, tiêu hủy tang vật… nếu cơ quan chức năng phát hiện được. Ngoài nguyên nhân các hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa NK vào Việt Nam đang thị “thả lỏng” thì những khó khăn, chồng chéo trong quản lý thực phẩm NK (đặc biệt là nhập lậu, tiểu ngạch) đã được bàn luận, phân tích nhiều nhưng vẫn chưa tìm ra được lời giải.
Trên địa bàn Hà Nội hiện có 1.042 chợ có hoạt động kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm. Nhưng ý thức chấp hành quy định của pháp luật về kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y của người kinh doanh buôn bán sản phẩm gia súc, gia cầm rất thấp. Kiểm tra, kiểm soát phát hiện, 60% trường hợp kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch, không được kiểm tra, kiểm soát giết mổ. Trong 60% trường hợp trên có khoảng 25-30% sản phẩm gia súc, gia cầm được giết mổ tại các điểm, hộ giết mổ thủ công ở các tỉnh lân cận vận chuyển về Hà Nội tiêu thụ; 30-35% sản phẩm gia súc, gia cầm được giết mổ tại các điểm, hộ giết mổ nhỏ lẻ, thủ công tại các huyện ngoại thành Hà Nội. Ông Nguyễn Huy Đăng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội |
Bài 2: Hiểm họa khôn lường từ nông sản, hoa quả NK
Nhóm PV
Tin liên quan
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
20:40 | 08/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bền vững cho bất động sản
07:26 | 08/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng đồng loạt tăng từ 15 giờ ngày 7/11
15:25 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại sứ Việt Nam tại Peru: Việt Nam đóng góp tích cực, chủ động cho Diễn đàn APEC
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo Nhân Dân đoạt giải Vàng, Giải thưởng Truyền thông Châu Á, WAN-IFRA
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện của Đảng
21:02 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đảm bảo không phát sinh bất công giữa các đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế
19:52 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sửa Luật Đầu tư công: Chính phủ linh hoạt hơn, Quốc hội vẫn đảm bảo kiểm soát
14:29 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
CPI tháng 10 tăng 0,33%
10:51 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tháo gỡ điểm nghẽn
08:07 | 06/11/2024 Người quan sát
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
21:02 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tránh lãng phí 22.450 tỷ đồng vốn cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Bắt thêm 2 đối tượng trong đường dây lập 300 doanh nghiệp "ma" chuyển trái phép tiền tệ
Samsung Việt Nam tổ chức Ngày hội Trách nhiệm xã hội lần thứ 2
Hải quan Khánh Hòa công nhận địa điểm kiểm tra đá xây dựng gần 9.000 m2
4 thách thức gây áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK