Áp thuế tiêu thụ đối với đồ uống có đường phù hợp với bối cảnh thực tiễn
![]() | Rà soát, sửa đổi Luật thuế thu nhập cá nhân phù hợp với thông lệ quốc tế |
![]() | Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường là cần thiết |
![]() | Không nên bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng xăng |
![]() |
Khuyến khích người dân tiếp cận thức ăn lành mạnh thông qua biện pháp đánh thuế đồ uống có đường để định hướng tiêu dùng. Ảnh: H. Anh |
Đánh thuế đồ uống có đường để định hướng tiêu dùng
Đề cập đến các căn cứ về cơ sở pháp lý để đưa mặt hàng này vào diện chịu thuế TTĐB, Bộ Tài chính cho biết, Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Dinh dưỡng Quốc gia giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 đã giao nhiệm vụ và giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách về dinh dưỡng gồm: “rà soát, xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về… xây dựng chính sách, cơ chế tài chính bao gồm cả việc chi trả của bảo hiểm y tế cho các hoạt động dinh dưỡng trong cơ sở y tế và trường học; xây dựng quy định về ghi nhãn dinh dưỡng ở mặt trước bao bì sản phẩm đóng gói sẵn, hạn chế quảng cáo đối với thực phẩm không có lợi cho sức khỏe, đặc biệt đối với trẻ em, áp thuế TTĐB với đồ uống có đường…”; đồng thời, Quyết định số 155/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022-2025 đã giao Bộ Tài chính "nghiên cứu đề xuất mức thuế phù hợp đối với các sản phẩm đồ uống có đường, các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe và các sản phẩm kinh doanh có điều kiện để hạn chế sử dụng các sản phẩm không có lợi cho sức khỏe”.
Bộ Tài chính cho biết, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức khuyến nghị tới Chính phủ các nước để tiến hành nhiều hành động nhằm khuyến khích người dân tiếp cận thức ăn lành mạnh thông qua biện pháp đánh thuế vào đồ uống có đường để định hướng tiêu dùng. Các nước đã dần bổ sung đồ uống có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐB: Năm 2012 chỉ có khoảng 15 quốc gia, đến 2021 có ít nhất 50 quốc gia thu thuế TTĐB đối với mặt hàng này. Trong ASEAN có 6/10 nước (Thái Lan, Philippines, Malaysia, Lào, Campuchia, Myanmar) đã thu thuế TTĐB đối với đồ uống có đường và hiện Indonesia đang xem xét áp dụng thuế TTĐB đối với mặt hàng này.
Theo bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam (VTCA), trước đây, chúng ta đã từng đặt ra vấn đề cần đánh thuế TTĐB các sản phẩm này, tuy nhiên, sau khi cân nhắc đã xem xét lại thời gian áp dụng để nghiên cứu kỹ lưỡng hơn. Đến thời điểm hiện nay, sức khoẻ cộng đồng thay đổi cùng với chế độ dinh dưỡng được chú trọng, trong đó hướng đến hạn chế những đồ ăn, đồ uống có hại cho sức khoẻ, đảm bảo sức khoẻ lành mạnh, an toàn. Vì vậy, vấn đề hạn chế các sản phẩm có tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ, trong đó có đồ uống có đường tiếp tục được đề cập đến.
Nhấn mạnh thuế TTĐB là loại thuế mang tính chất riêng với mỗi quốc gia tại mỗi thời điểm nhất định nhằm điều tiết ở mức hợp lý, định hướng sản xuất và tiêu dùng sản phẩm đó, bà Nguyễn Thị Cúc cho rằng, việc nghiên cứu đưa sản phẩm nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐB trong dự án Luật thuế TTĐB lần này là phù hợp với bối cảnh thực tiễn hiện nay.
Xác định thời điểm, mức độ và cách đánh thuế phù hợp
Về vấn đề này, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh cho rằng, đề xuất đánh thuế TTĐB với đồ uống có đường của Bộ Tài chính là hoàn toàn hợp lý. “Đánh thuế TTĐB đối với các sản phẩm đồ uống có đường là một trong những biện pháp hiệu quả để giảm mức tiêu thụ nước ngọt có đường, góp phần dự phòng và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm. Nếu áp dụng thuế TTĐB, sản lượng có thể suy giảm trong một vài năm đầu tiên, nhưng sau đó sẽ phục hồi và có thể tiếp tục tăng. Hơn nữa, về bản chất thuế TTĐB là đánh vào người tiêu dùng nhằm điều chỉnh hành vi tiêu dùng. DN chỉ là người nộp hộ, nên ngoài mức suy giảm trong một thời gian ngắn về sản lượng, thì các DN trong ngành ít chịu các tác động khác”, chuyên gia Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh. Theo PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, vấn đề quan trọng là DN sản xuất, kinh doanh đồ uống có đường phải chuẩn bị sẵn sàng các phương án để thích ứng với các chính sách mới trong lĩnh vực này; còn cơ quan quản lý phải đưa ra thời điểm và mức độ, cũng như cách đánh thuế sao cho phù hợp.
Theo bà Nguyễn Thị Cúc, chính sách thuế TTĐB với đồ uống có đường cần nghiên cứu các mức thuế phù hợp, hài hoà, thống nhất với các chính sách thuế khác có liên quan. “Hiện nay, chúng ta có thể áp dụng cơ chế thuế theo tỷ lệ % trên giá bán, hoặc theo số lượng trên 1 lon, 1 lít. Bên cạnh đó, có thể áp dụng theo phương pháp thuế hỗn hợp, tức là áp dụng đồng thời phương pháp tính thuế theo tỷ lệ % và phương pháp tính thuế tuyệt đối, ví dụ như 1 lít thì sẽ có thuế cố định tuyệt đối là bao nhiêu và tỷ lệ % là bao nhiêu... Đồng thời, có thể lựa chọn các sản phẩm đánh các mức thuế khác nhau theo mức độ ảnh hưởng tới sức khoẻ. Ví dụ như dòng sản phẩm có tác động lớn, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thì đánh mức thuế cao hơn các dòng sản phẩm có mức độ ảnh hưởng thấp hơn”, bà Cúc cho biết.
Nhiều ý kiến cho rằng, trên thế giới hiện có một số cách thức đánh thuế khác nhau, như đánh thuế theo tỷ lệ %, theo dung tích, theo hàm lượng hoặc theo ngưỡng đường trong đồ uống. Mỗi phương thức có ưu, nhược điểm khác nhau. Theo đó, việc thiết kế chính sách thuế theo ngưỡng đường sẽ mang lại kết quả hài hòa, khi đó chính sách thuế - với tư cách là công cụ điều tiết của Nhà nước sẽ góp phần làm cho thị trường cân bằng hơn, tức là sản lượng đồ uống có đường sẽ không tăng hoặc giảm đi chút ít. Người dân giảm tiêu thụ đồ uống nhiều đường và tăng tiêu thụ đồ uống không đường, ít đường, qua đó mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người dân.
Theo các chuyên gia, vấn đề điều tiết tiêu dùng không chỉ phụ thuộc vào chính sách thuế mà còn phụ thuộc vào các biện pháp khác (như quy định xử phạt hành chính); cần tuyên truyền, giáo dục để người dân thấy được tác hại của đồ uống có đường. Theo đó, ngoài biện pháp thuế, Nhà nước cũng nên tiến hành các biện pháp bổ trợ khác như quy định công bố hàm lượng đường ở nhãn bao bì, cảnh báo mức độ đường với thông tin rõ rệt để người dân lựa chọn; cấm quảng cáo và tiến hành các chiến dịch truyền thông để nâng cao nhận thức cho nguời tiêu dùng, thúc đẩy chế độ ăn uống lành mạnh, nhằm ngăn ngừa tình trạng thừa cân, béo phì và các bệnh lý khác do sử dụng quá nhiều đường gây ra. Việc kết hợp các biện pháp khác cùng với việc đánh thuế sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường.
Tin liên quan

Sửa đổi thuế suất, phương pháp tính thuế tiêu thụ đặc biệt với sản phẩm thuốc lá
20:15 | 22/09/2023 Thuế - Kho bạc

Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô NK chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao
15:23 | 21/09/2023 Chính sách và Cuộc sống

207 giám đốc doanh nghiệp nợ thuế xuất nhập khẩu bị tạm hoãn xuất cảnh
19:24 | 22/08/2023 An ninh XNK

Hải quan gặp vướng khi giải quyết thủ tục nhập khẩu 5 tấn hạt cần sa
09:10 | 24/09/2023 Chính sách và Cuộc sống

Hải quan Đồng Tháp: Kiến nghị tháo gỡ vướng mắc trong xử lý vụ việc có dấu hiệu hình sự
08:43 | 21/09/2023 Chính sách và Cuộc sống

Mức chi ngân sách đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức, viên chức
18:24 | 20/09/2023 Chính sách và Cuộc sống

Quy định đối với hàng tạm xuất, tái nhập cho doanh nghiệp chế xuất thuê
16:06 | 20/09/2023 Chính sách và Cuộc sống

Chính sách thuế bảo vệ môi trường đối với hàng NK là túi ni lông
15:40 | 20/09/2023 Chính sách và Cuộc sống

Quy định hoàn thuế cho hàng nhập khẩu tại chỗ sau đó xuất khẩu
11:15 | 19/09/2023 Chính sách và Cuộc sống

13 nội dung chi bảo đảm cho công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản thuộc Bộ Tài chính
18:50 | 18/09/2023 Chính sách và Cuộc sống

Một số ngành nghề không cần thiết phải kiểm soát bằng điều kiện kinh doanh
16:19 | 18/09/2023 Chính sách và Cuộc sống

Ưu đãi nào cho phát triển xe điện tại Việt Nam?
15:18 | 15/09/2023 Xe - Công nghệ

Chính sách thuế nhằm phát triển sản xuất và thúc đẩy sử dụng ô tô thân thiện môi trường tại Việt Nam
15:15 | 15/09/2023 Chính sách và Cuộc sống

Trường hợp nào người khai hải quan được khai bổ sung?
10:12 | 15/09/2023 Chính sách và Cuộc sống

Thuốc có chứa hoạt chất Doxycycline thuộc nhóm 30.04
09:07 | 15/09/2023 Chính sách và Cuộc sống

4 trường hợp được miễn lệ phí đăng ký, cấp biển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
15:42 | 14/09/2023 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Hệ thống chưa ghi nhận được thói quen đọc tin của bạn.
Hãy đăng nhập/ đăng ký để hệ thống có thể cung cấp các bài viết theo nhu cầu đọc của bạn.
Tin mới

Hà Nội: Bổ sung 4.200 tỷ đồng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023

Xuất khẩu sắt thép sang Brazil tăng 11 lần

Xuất khẩu đạt 242 tỷ USD, tính đến 15/9

Nghệ An: Mật phục bắt đối tượng vận chuyển 26.000 viên ma túy tổng hợp

Cảnh sát biển bắt giữ hai tàu cá vận chuyển 260.000 lít dầu DO

LONGFORM: Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn: Xây dựng, phát triển Hải quan Việt Nam trong kỷ nguyên số
10:16 | 08/09/2023 Megastory

Infographics: Tiểu sử Tân Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành
18:55 | 07/09/2023 Thuế - Kho bạc

Infographics: Trung Quốc - đối tác thương mại "trăm tỷ USD" của Việt Nam
10:00 | 08/09/2023 Xuất nhập khẩu

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro Đặng Văn Đức
15:14 | 17/08/2023 Infographics

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro Vũ Thị Phương
15:14 | 17/08/2023 Infographics

Hà Nội: Bổ sung 4.200 tỷ đồng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023

Những kiến trúc giống... Tây

Hà Nội thông qua Nghị quyết thành lập quận Gia Lâm và 16 phường

Thủ tướng Phạm Minh Chính tọa đàm, ăn trưa với các nhà đầu tư Hoa Kỳ

Giá xăng dầu đồng loạt tăng, RON95-III có giá 25.748 đồng/lít

Việt Nam ký Hiệp định về Biển cả tại Tuần lễ Cấp cao Đại hội đồng LHQ

Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo: Hàng hóa thông quan giảm mạnh

Hải quan cửa khẩu quốc tế Nam Giang: Khắc phục khó khăn, nỗ lực thông quan hàng hóa

Quảng Ninh: Xuất nhập khẩu qua Móng Cái diễn ra ổn định, thông suốt

Bà Rịa – Vũng Tàu: Kim ngạch xuất nhập khẩu nhiều mặt hàng chủ lực tiếp tục giảm sâu

Hải quan Việt Nam phối hợp phòng, chống buôn lậu với Hải quan Hồng Kông (Trung Quốc)

Hải quan TPHCM thu ngân sách giảm gần 12.000 tỷ đồng

Nghệ An: Mật phục bắt đối tượng vận chuyển 26.000 viên ma túy tổng hợp

Cảnh sát biển bắt giữ hai tàu cá vận chuyển 260.000 lít dầu DO

Hàng giả tổn hại đến thương hiệu doanh nghiệp

Dùng ô tô vận chuyển 800 kg chân giò lợn không rõ nguồn gốc

Hải quan Cao Bằng chủ trì bắt giữ bắt giữ hơn 2,5 tấn lá thuốc lá

Cưỡng chế Công ty BCG Land do nợ thuế gần 32 tỷ đồng

Sách “Kinh tế tuần hoàn và những mô hình tiên phong” nổi bật với nhiều công trình nghiên cứu

Tăng năng lực cạnh tranh xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể kết hợp cùng "ông lớn"

Phát huy vai trò báo chí cho mục tiêu Net Zero

FPT Telecom đạt top 10 doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2023

Gia tăng cơ hội giao thương giữa doanh nhiệp Việt Nam và Chiết Giang (Trung Quốc)

Nestlé đứng đầu về phát triển bền vững trong lĩnh vực sản xuất cà phê

Giá từ 730 triệu đồng, Toyota Yaris Cross 2023 có cả động cơ xăng và hybrid

Hyundai Palisade 2023 chốt giá từ 1,469 tỉ đồng, thấp nhất phân khúc

Nhiều trang bị hiện đại, lợi thế của Hyundai Custin không chỉ ở giá

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9/2023

Peugeot Việt Nam áp dụng giá mới cho bộ 3 SUV cao cấp

Ưu đãi nào cho phát triển xe điện tại Việt Nam?

WCO hỗ trợ phát triển Hệ thống đánh giá nâng cao hiệu quả hoạt động Hải quan Ả Rập Saudi

Brexit có phải là nguyên nhân đằng sau những vấn đề của kinh tế Anh hiện nay?

Chính phủ Mỹ trước nguy cơ đóng cửa

Slovakia và Ukraine lập hệ thống cấp phép cho việc mua bán ngũ cốc

Lãi suất tăng - rào cản với tăng trưởng kinh tế
